Cơ sở tiền đề cho kiến nghị:

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng (Trang 53 - 57)

1. Mục tiêu của công ty:

1.1. Mục tiêu chung:

Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã xác định cho mình một phương hướng kinh doanh trong thời gian đến. Từ nay đến cuối năm 2008, công ty phải:

-Tăng cường kiện toàn bộ máy kinh doanh, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng phải phù hợp với sự phát triển của nhu cầu thị trường, tăngkhả năng cạnh tranh về mọi mặt, đảm bảo uy tín của cơng ty trên thị trường.

-Ổn định và tăng cường nguồn lực bao gồm: nguồn lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn tài chính…

-Lựa chọn mặt hàng kinh doanh khai thác mạnh, triệt để những điểm mạnh của các loại hàng hóa chủ lực, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, hồn thiện kênh phân phối và cơng tác bán hàng nhằm thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận. Mở rộng quy mô hoạt động sang một số lĩnh vực khác.

-Nâng cao trình độ nghiệp vụ: năng lực của cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ điều hành sản phẩm, triển khai thị trường, từng bước mở rộng quy mô hoạt động.

-Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh gọn nhẹ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong mọi tình huống.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ lực lượng bán hàng:

Với chức năng là nhà phân phối nên cơng tác tiêu thụ đóng vai trị hết sức quan trọng, nó quyết định thành công hay thất bại của công ty. Nhận thức được điều này, công ty luôn vạch ra những nhiệm vụ có tính chiến lược cho cơng tác tiêu thụ của mình, bao gồm:

-Tăng doanh thu bán hàng của năm sau lên 25% đồng thời đảm bảo chi phí bán hàng tăng ở mức thấp 5%.

-Sử dụng các biện pháp kích thích nhu cầu.

-Trên cơ sở thị trường của công ty theo từng ngành mặt hàng, phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp mở rộng thị trường ra các huyện, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa.

- Hoàn thiện khâu bán hàng trực tiếp đến các điểm bán lẻ cho tất cả các nặt hàng mà công ty kinh doanh.

Để đảm bảo cơng tác tiêu thụ có hiệu quả, cơng ty ln xác định mục tiêu cụ thể dành cho lực lượng bán hàng tùy theo từng thời kì, từng giai đoạn. Mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức lực lượng bán hàng sẽ khác nhau. Tuy vậy vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:

+Tổ chức các hoạt động giao dịch, bán hàng, tiếp thụ sản phẩm nhằm tạo sự thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng trên cơ sở tăng đoạn thị trường mục tiêu kết hợp với các hoạt động phân phối, các hoạt động Marketing, hoạt động tài chính…

+Tìm hiểu và phát triển khách hàng mới cho sản phẩm mà công ty đang kinh doanh nhằm đạt được mức thị phần vào năm 2008 và có các nhà bán bn, bán lẻ trên mỗi khu vực thị trường kinh doanh của công ty, song song với nó là cố gắng giữ gìn mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đã có của công ty.

+Thu thập các thông tin phản hồi từ thị trường, thơng tin tình báo về đối thủ cạnh tranh để tạo điều kiện cho cơng ty nhanh chóng đưa ra những chính sách thích hợp nhằm mụ tiêu lơi kéo thêm số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

+Phối hợp với các đại lý nhằm quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và nâng cao hình ảnh cơng ty trên thương trường.

2. Cơ hội, thách thức của công ty:

2.1. Cơ hội:

- Nắm bắt cơ hội tạo cho mọi doanh nghiệp hơn một nửa thành cơng, nửa cịn lại phụ thuộc vào khả năng vận dụng cơ hội đó.

- Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đời sống người dân càng nâng cao thì cũng nảy sinh nhiều nhu cầu hơn. Đồng thời, nước ta đã gia nhập vào WTO nên khả năng mở rộng thị trường rất lớn. Sự hợp tác ngày càng lớn mạnh giúp cơng ty có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Sản phẩm nhựa hiện nay rất được ưa chuộng vì tính tiện dụng, gọn nhẹ và bền. Điều này tạo cơ hội cho công ty mở rộng thị trường, đảm bảo vị thế cũng như hình ảnh, uy tín của cơng ty trong mắt người tiêu dùng.

- Nằm ngay trong lòng thành phố Đà Nẵng nên dễ dàng cho việc gia tăng mạng lưới phân phối, sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng khu vực khách hàng, cửa hàng, đại lí…tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng cũng như hoạt động kinh doanh mạnh lên.

2.2. Thách thức::

- Việc gia nhập vào nền kinh tế thị trường, vào các khối kinh tế vừa mang đến cho công ty nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức. Đó là việc thâm nhập của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước làm cho việc cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng cũng như phương thức bán hàng trên thị trường khó khăn hơn.

- Đứng trước nhiều loại sản phẩm, nhiều nhà sản xuất người tiêu dùng sẽ có nhiều hơn cơ hội lựa chọn. Vấn đề đặt ra là công ty phải làm cách nào để giữ vững thị phần, tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng vào sản phẩm của cơng ty.

- Hệ thống pháp luật cịn nhiều bất cập, đặc biệt trong luật xuất nhập khẩu. Hiện tại công ty đang gặp khó khăn trong việc lưu thơng hàng hóa trong nước cũng như xuất ra nước ngồi.

3. Chiến lược Marketing-Mix:

3.1. Chính sách sản phẩm:

3.1.1. Chính sách chủng loại sản phẩm:

Danh mục sản phẩm Nhựa của Công ty hiện nay bao gồm : - Ống nước HDPE và PVC - Bao xi măng - Bao dệt PP - Màng mỏng PE - Bao bì KP, KPK - Tấm nhựa lợp trần

Nhìn chung, danh mục sản phẩm của Cơng ty có tính đồng nhất rất cao và có thể được phân phối trên những kênh phân phối như nhau .

3.1.2. Chính sách hồn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm:

Những năm gần đây, Công ty Việt nam đã không ngừng đẩy mạnh việc cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất làm cho chất lượng Nhựa có nhiều bước tiến vượt bậc.

3.1.3. Chính sách về sản phẩm mới:

Tốc độ phát triển sản phẩm mới của Cơng ty cịn khá chậm chạp so với các đơn vị sản xuất Nhựa của các nước trong khu vực.

3.2.Chính sách giá:

Định giá bán sản phẩm:

Công ty ban hành khung giá bán Nhựa cho các đơn vị thành viên trên từng khu vực thị trường. Căn cứ vào khung giá bán, các đơn vị tiến hành xác định mức giá bán lẻ của mình trên từng địa bàn trong phạm vi khung giá qui định.

3.2.1. Điều chỉnh giá bán theo các nhóm khách hàng:

Sau khi xác định được giá bán lẻ, các đơn vị thành viên tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ cho các nhóm khách hàng mục tiêu của mình như sau: - Đối với các đại lý: Thông thường, mức giá bán áp dụng cho các đại lý thấp hơn mức giá bán lẻ từ 4%-5% và được hưởng chế độ thanh toán chậm 45 ngày kể từ ngày mua hàng.

- Đối với các đại lý bán lẻ: Thường được áp dụng mức giá thấp hơn giá bán lẻ từ 2%-3% và được hưởng chế độ thanh toán chậm 15 ngày kể từ ngày mua hàng.

- Đối với người tiêu dùng: Được áp dụng mức giá bán lẻ và thực hiện chế độ bán thu tiền ngay.

3.2.2. Chính sách chiết khấu:

Tổng cơng ty ban hành chế độ chiết khấu thanh tốn như sau:

Chiết khấu thanh toán: Áp dụng cho các đối tượng mua hàng trả chậm với mức chiết khấu 0,05%/ngày trong trường hợp thanh toán tiền hàng trước thời hạn.

3.3. Chính sách phân phối:

Tổ chức và quản lý kênh phân phối

3.3.1. Kênh phân phối trực tiếp

Nhà sản xuất Khách hàng

Bao gồm hình thức bán hàng tại kho và bán lẻ tại các cửa hàng. Sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối trực tiếp thường ổn định và chiếm khoảng 24,6% sản lượng tiêu thụ hàng năm của Công ty.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)