Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) – chi nhánh hải phòng (Trang 61 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả và thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, BIDV HP cũng vẫn tồn tại một số hạn chế vướng mắc cần khắc phục hoàn thiện để mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT trong thời gian tới.

2.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn hạn chế

Ở các ngân hàng hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư trong khi đó tại BIDV HP doanh thu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và hoạt động bảo lãnh. Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT vẫn chiếm một tỷ lệ chưa cao trong tổng doanh thu của chi nhánh. Tỷ trọng thu phí dịch vụ L/C trong tổng thu nhập còn thấp.

Thứ hai, mất cân đối giữa hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.

Số lượng và giá trị L/C xuất khẩu tại chi nhánh còn rất khiêm tốn so với số lượng và trị giá của L/C NK . Như đã phân tích ở trên số lượng L/C xuất khẩu thường chỉ chiếm % tổng giá trị kim ngạch thanh toán L/C. Hơn

nữa, một số khách hàng có hoạt động thanh toán XNK nhưng chỉ sử dụng các dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu qua các khác nên chi nhánh không thu được nguồn ngoại tệ về. Điều này làm gây lên sự mất cân đối giữa hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.

Thứ ba, trong thời gian qua số lượng khách hàng mới đến giao dịch TTQT theo phương thức TDCT có tăng nhưng chất lượng chưa được cao.

Trừ một số khách hàng lớn, còn lại hầu hết khách hàng mới của chi nhánh là những khách hàng vãng lai, rất ít giao dịch hoặc có giao dịch nhưng cũng chỉ là những L/C có giá trị không cao. Hầu hết khách hàng đến giao dịch là khách hàng có nhu cầu về L/C nhập khẩu, L/C xuất khẩu hầu như không phát sinh.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Sở dĩ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.

*Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ, năng lực của đa số cán bộ tuy đã được nâng cao song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Mặc dù BIDV HP đã thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ TTQT bằng việc cử cán bộ TTQT tham gia các khóa học đào tạo, tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện TTQT theo phương thức TDCT trong hệ thống song trình độ của họ vẫn còn một số hạn chế. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, vi tính còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng. Một số ít nhân viên chưa ý thức đầy đủ về nhiệm vụ kinh doanh, tác phong làm việc còn mang tính bao cấp. Bên cạnh đó các cán bộ trẻ được trang bị về trình độ chuyên môn thì lại yếu về kinh

nghiệm. Trong khi các giao dịch phát sinh ngày càng nhiều trong toán quốc tế theo phương thức TDCT càng đòi hỏi kinh nghiệm thực tế của các cán bộ ngân hàng trong xử lý tình huống.

Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng còn chưa đồng bộ và hiện đại.

So với trên địa bàn BIDV HP là một trong những ngân hàng có điều khiện và tiện nghi khá tốt. Trang thiết bị của chi nhánh mặc dù đã được trang bị khá tốt những vẫn chưa đồng bộ, một số chức năng của chương trình mới chưa được khai thác hết, một số mẫu điện chưa được sửa dụng, Từ khi sử dụng chương trình SIBS trên thực tế vẫn xẩy ra những trục trặc mạng, lỗi chương trình, chất lượng truyền và nhận dữ liệu và mức độ tự động hóa còn chưa cao. Hiện nay, BIDV đang áp dụng quy trình quản lý và tổ chức thực hiện TTQT theo phương thức xử lý nghiệp vụ tổng hợp, mọi giao dịch bằng điện đi và điện đến giữa các chi nhánh và ngân hàng địa lý đều phải qua hội sở chính bằng đường truyền nội bộ. Do đó, chất lượng của đường truyền ảnh hưởng lớn đến tốc độ dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT cung cấp cho khách hàng đồng thời sự can thiệp thủ công còn nhiều, tính tự động hóa trong các giao dịch và giữa các chương trình ứng dụng còn thấp nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Trong khi các ngân hàng bạn như Vietcombank, Citibank đã triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, nối mạng trực tiếp với khách hàng lớn để tiết kiệm thời gian thì BIDV chưa thực hiện được các dịch vụ này trong nghiệp vụ TTQT. Chính vì thế việc hiện đại hóa ngân hàng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ hóa và tiếp tục ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn nữa vào trong lĩnh vực toán quốc tế theo phương thức TDCT cũng như nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cho các thanh toán viên.

Hiện nay BIDV có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.600 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 125 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó BIDV luôn đặt quan hệ đại lý với với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tuy nhiên con số này vẫn rất thấp so với Vietcombank. Với số lượng ngân hàng địa lý này BIDV chưa đủ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng khác. Hơn nữa, chi nhánh vẫn chưa nắm bắt được một số các chính sách, quy định của các ngân hàng địa lý ở nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với các ngân hàng Việt Nam, chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch với khách hàng.

Thứ tư, chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing dẫn đến chưa khai thác hết các nhu cầu của khách hàng.

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn các NHTM đều ra sức phát triển đê hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn, các NHTM đều đưa ra loại hình sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế giống nhau, buộc các ngân hàng phải cố gắng hết sức trong việc bán các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng marketing trong hoạt động ngân hàng là điều hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, công tác marketing tại BIDV HP lại chưa được chú trọng đúng mức, nhất là trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Các hoạt động marketing chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống. Chưa có sự phối hợp hài hòa giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng để đưa ra chính sách phù hợp. Các biện pháp kích thích để khách hàng sử dụng dịch vụ còn chưa nhiều, cơ cấu khách hàng của BIDV HP vẫn tập trung chủ yếu vào các khách hàng có quan hệ tín dụng và các doanh nghiệp, tổng công ty lớn là chính. Số lượng khách hàng đang có quan hệ giao dịch nội tệ tại BIDV HP

khá đông trong đó có những khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng họ chỉ sử dụng các dịch vụ nội địa của ngân hàng, còn các nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT họ lại sử dụng dịch vụ của các ngân hàng bạn trên địa bàn. Hoặc có những khách hàng có tài khoản ngoại tệ giao dịch tại chi nhánh nhưng họ lại chỉ sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh với số lượng hạn chế còn một phần nhu cầu của họ lại sử dụng của ngân hàng khác.

Điều này chứng tỏ các nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của khách hàng tại BIDV HP vần còn, có thể là rất lớn mà chưa được tiếp cận và khai thác, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu sử dụng TTQT theo phương thức TDCT.

Thứ năm, công tác kiểm tra kiểm soát về nghiệp vụ toán quốc tế theo phương thức TDCT chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát.

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho toán quốc tế theo phương thức TDCT bị hạn chế trong việc phát hiện kịp thời những sai sót để chỉnh sửa và rút kinh nghiệm cho những nghiệp vụ tương tự phát sinh. Việc kiểm tra thường chỉ được tiến hành khi có thanh tra, kiểm tra hoặc có chỉ đạo từ trên xuống. Việc kiểm tra đôi khi chỉ mang hình thức chiếu lệ, không kiểm tra sâu sát chi tiết các giao dịch cụ thể.

*Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập

Hiện nay vấn đề nan giải đối với hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chính là môi trường pháp lý của Việt Nam còn chưa được hoàn thiện và đồng bộ, nhiều văn bản pháp quy cho hoạt động này còn chưa được đáp ứng kịp thời hoặc đầy đủ. Các văn bản hiện hành chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao. Ngoài ra, một số văn bản của ngân hàng nhà nước quy định chưa cụ thể gây ra sự hiểu khác nhau dẫn đến áp dụng không thống nhất tại các NHTM. Nhìn chung thì TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng chưa thực sự được bảo

vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Do đó, cần sớm có các văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn đầy đủ cụ thể về vấn đề này.

Thứ hai, sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM trên địa bàn

Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM trên cùng địa bàn đặc biệt là ngân hàng có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT như ngân hàng Ngoại thương hay ngân hàng có nghiệp vụ cao trong lĩnh vực này như NHTM XNK Việt Nam trong khi nguồn khách hàng kinh doanh XNK trên địa bàn lại có hạn nên việc gia tăng khối lượng giao dịch XNK càng khó khăn. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh liên tục đưa ra những ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về mua bán ngoại tệ, giảm chi phí dịch vụ để lôi kéo một số khách hàng của chi nhánh gây cản trở công tác duy trì khách hàng của chi nhánh.

Thứ ba, trình độ kinh nghiệm của khách hàng còn yếu

Mặc dù số lượng khách hàng tham gia trực tiếp kinh doanh XNK ngày càng tăng nhưng kinh nghiệm trong thanh toán L/C còn yếu, trình độ am hiểu về công tác thanh toán L/C còn hạn chế đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ ngoại thương. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng chưa nắm rõ về luật kinh tế, thủ tục tố tụng nên trong trường hợp có tranh chấp thì không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ. Từ chỗ không nắm vững được luật pháp sẽ dẫn đến những sơ hở về mặt pháp lý trong việc ký hợp đồng mua bán ngoại thương và sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện đặc biệt là khâu thanh toán. Bên cạnh đó, nghiệp vụ XNK còn hạn chế, khả năng thao tác hoàn thiện bộ chứng từ để thanh toán còn chậm chưa chặt chẽ nên sai sót là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, ngân hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực XNK để tìm ra cách giải quyết tốt nhất khi có những tranh chấp xảy ra. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến việc

thanh toán của các doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng tới hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của chi nhánh.

Thứ tư, hoạt động kinh doanh XNK thời gian vừa qua có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của BIDV nói chung và BIDV HP nói riêng.

Năm 2010, XNK khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 82,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,17 tỷ USD, chiếm 15,59% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.

Như vậy nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có hoạt động XNK của các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải thu hẹp lại nhằm giảm thiểu thua lỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu như Công ty đóng tàu Phà Rừng, Bến Kiền, Thành Long… đã làm giảm đáng kể hoạt động tại chi nhánh.

còn nhiều bất cập.

Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất của mình. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính hoạt động XNK còn rườm rà, chưa có sự phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền hà cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí, chưa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng khi tham gia vào hoạt động thanh toán XNK.

Thứ sáu, tỷ giá hối đoái không ổn định, thị trường ngoại hối chưa phát triển gây ra những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế VN. Với những biến động ngược chiều liên tiếp trong vòng 12 tháng diễn biến tương đối phức tạp. Càng về cuối năm thì tỷ giá biến động và mất giá càng mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu, nhiều ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá luôn gây ra những khó khăn trong hoạt động XNK. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước Việt Nam và các bộ ngành liên quan chưa thực sự quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ, chưa phản ứng nhanh với biến động trên thị trường ngoại hối, thường xuyên tồn tại 2 tỷ giá – tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Ví dụ, mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10 năm 2010 nhưng khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Có thời

điểm tỷ giá chính thức thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Tỷ giá biến động khó lường đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuât nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động thanh toán do

Một phần của tài liệu mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) – chi nhánh hải phòng (Trang 61 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w