6. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Trình độ của cán bộ TTQT
Nguồn nhân lực là nhân tố sống còn đối với mở rộng TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng. Cán bộ làm TTQT đòi hỏi không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo máy vi tính mà còn phải giỏi về ngoại ngữ, am hiểu về các quy tắc và thông lệ TTQT để thực hiện nghiệp vụ một cách tốt nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Không những thế, cán bộ làm công tác TTQT còn phải có tác phong nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, nhiệt tình có đạo đức nghề nghiệp để tư vấn hướng dẫn khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Một ngân hàng có đội ngũ nguồn nhân lực có đủ đức đủ tài sẽ dễ dàng thu hút khách hàng, dễ mở rộng hoạt động của mình.
1.3.1.2 Kỹ thuật công nghệ ngân hàng
phát triển các nghiệp vụ TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng. Kỹ thuật công nghệ tiên tiến sẽ giúp ngân hàng thực hiện chính xác các thao tác, đẩy nhanh tốc độ các khâu thanh toán từ phát hành, thông báo đến thanh toán L/C, phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, cung cấp cho khách hàng sản phảm dịch vụ tốt nhất. Qua đó, các NHTM nâng cao uy tín và mở rộng thị phần trong và ngoài nước của ngân hàng mình.
Ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ ngân hàng lạc hậu sẽ làm lu mờ hình ảnh ngân hàng trong lòng khách hàng. Ngày nay, khi mà công nghệ hiện đại đã dần đi vào đời sống xã hội thì thương mại điện tử sẽ thay thế thương mại truyền thống, chính vì thế kỹ thuật công nghệ ngành ngân hàng cũng phải không ngừng biến đổi để đáp ứng các yêu cầu đó.
1.3.1.3. Các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế
Các hoạt động hỗ trợ TTQT bao gồm: Hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác. Ngân hàng có thể thực hiện hỗ trợ nhà XNK dưới các hình thức cho vay ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng, bảo lãnh nhận hàng hoặc bảo lãnh mở L/C trả chậm…
Các hoạt động này có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng. Cụ thể, nếu các hoạt động này ngày càng phát triển sẽ là tiền đề tốt để hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại phát triển. Nếu hoạt động này không phát triển thì hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của NHTM khó mà thực hiện được.
1.3.1.4. Mạng lưới ngân hàng đại lý
Ngày nay, các khách hàng có hoạt động TTQT ngày càng có xu hướng mở rộng đối tác làm ăn ra ngoài thị trường truyền thống. Do đó, nhiều thương vụ mới sẽ phát sinh với các đối tác mới ở các nước khác nhau trên thế giới. Vì
vậy, việc mở rộng thêm các ngân hàng đại lý trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của khách hàng bởi ngân hàng đại lý sẽ thực hiện công việc tại nước mà chưa có chi nhánh tại đó.
Với một hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp, các giao dịch sẽ về thẳng ngân hàng không qua trung gian sẽ giúp các khách hàng được thanh toán nhanh chóng, chính xác, giảm chi phí và giảm rủi ro, đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Đặc biệt, trong TTQT theo phương thức TDCT, ngân hàng đại lý ở nước ngoài sẽ giúp NHTM trong nước biết được năng lực của khách hàng ở nước ngân hàng đại lý, hạn chế được những giao dịch với những công ty ma, những bộ chứng từ giả mạo… Đồng thời, một NHTM có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới và có quan hệ tốt sẽ thuận tiện trong việc liên lạc, tra soát các giao dịch thanh toán của mình.
Như vậy, nào có ngân hàng đại lý càng rộng thì hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT càng phát triển và ngược lại.
1.3.1.5. Nguồn ngoại tệ
Chúng ta đều biết việc sử dụng ngoại tệ trong thương mại quốc tế hay các giao dịch TTQT của NHTM là một tất yếu. Chính vì thế, việc quản lý và sử dụng vốn ngoại tệ của các NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT đặc biệt là trong hoạt động tài trợ XNK của các ngân hàng.
Các ngân hàng sử dụng lượng ngoại tệ của mình để cho các doanh nghiệp vay thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa và mua lại ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu khi họ có nhu cầu thu nội tệ. Việc có đủ nguồn vốn ngoại tệ trong dự trữ của các ngân hàng là rất quan trọng. Nếu dự trữ ngoại tệ của ngân hàng ít, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và thanh toán dịch vụ cho đối tác nước ngoài nhưng không được các NHTM đáp ứng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.
Bên cạnh đó, việc có nguồn ngoại tệ ổn định và quản lý hiệu quả sẽ giúp các NHTM giảm bớt những rủi ro trong hoạt động của mình trước những biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Từ đó, các NHTM dễ dàng mở rộng được hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.
1.3.1.6. Cơ chế quản lý, tổ chức điều hành
Cơ chế quản lý, tổ chức điều hành có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các NHTM, đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT bởi một hệ thống quản lý điều hành thống nhất, tập trung từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình hợp lý sẽ hạn chế được rủi ro, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch, tạo được uy tín với khách hàng và như vậy các ngân hàng không những duy trì được với nhóm khách hàng truyền thống mà cón sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới đến với mình. Qua đó, các NHTM có thể mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của mình một cách hiệu quả.