Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) – chi nhánh hải phòng (Trang 36 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Các chính sách vĩ mô của nhà nước.

Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cua NHTM nói chung và của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.

Thứ nhất, thông qua chính sách quản lý ngoại hối, nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối, kiểm soát luồng vận động ra vào của ngoại hối. Dựa vào những biến động trên thị trường nhà nước sẽ áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt để hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi theo đúng hướng của nhà nước.

Thứ hai, các chính sách thuế là một công cụ hữu hiệu của nhà nước để quản lý XNK, qua đó ảnh hưởng lớn đến TTQT. Để khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng nào đó, nhà nước sẽ áp dụng mức thuế cao hay thấp

đối với mặt hàng đó.

Thứ ba, các chính sách pháp luật cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới TTQT. Những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên phải sửa chữa, bổ sung sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động TTQT. Đặc biệt, khi mà môi trường pháp lý có sự thay đổi lớn sẽ làm cho cả ngân hàng và khách hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình làm cho L/C có thể bị hủy bỏ khi thanh toán theo phương thức TDCT.

Thứ tư, TTQT cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối ngoại. Khi một đất nước nào đó thực hiện chính sách đối ngoại thiên về xu hướng tự do hóa mậu dịch sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc dẩy TTQT tăng theo và ngược lại nếu đất nước đó thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương.

1.3.2.2. Sự phát triển cuả các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Hoạt động kinh doanh XNK càng sôi động thì hoạt động TTQT càng phát triển. Bởi khi hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng thì doanh số sẽ tăng lên, nghĩa là kim ngạch XNK sẽ tăng lên tương ứng. Và đương nhiên nhu cầu TTQT cũng sẽ tăng lên tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM mở rộng TTQT của mình. Ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh XNK của một nước không phát triển thì hoạt động TTQT khó có thể mở rộng và phát triển được.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh XNK thì trình độ, năng lực của các cán bộ làm công tác XNK cũng có tác động tới mở rộng TTQT theo phương thức TDCT theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Nếu cán bộ làm công tác XNK có trình độ, năng lực cao sẽ thực hiện nhanh chóng chính xác các nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho TTQT theo phương thức TDCT phát triển và ngược lại sẽ làm cản trở tới hoạt động này.

1.3.2.3. Sự cạnh tranh của các NHTM khác

Trong xu hướng hội nhập, kinh tế đối ngoại ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu TTQT cũng ngày càng phát triển đặc biệt là TTQT theo phương thức TDCT. Nắm bắt được điều này, các NHTM đang rất chú tâm đến việc phát triển mở rộng mảng hoạt động này của ngân hàng mình bằng nhiều chính sách như chính sách phí, chính sách ngân hàng đại lý… Chính vì thế, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chịu ảnh hường không nhỏ bởi sự cạnh tranh của các NHTM khác đặc biệt là các NHTM trên cùng địa bàn.

Kết luận:

Trên đây là những lý luận cơ bản nhất về TTQT theo phương thức TDCT của . Để có thể giúp BIDV HP đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT thì nhất thiết cần phải đánh giá được thực trạng hoạt động này của chi nhánh trong những năm vừa qua. Bằng những lý luận của chương 1, sau đây chương 2 tác giả xin nêu ra một vài nhận định về thực trạng mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của BIDV HP.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HP 2.1. Giới thiệu về BIDV HP

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng (BIDV HP) được thành lập ngày 27/05/1957 mà tiền thân là chi nhánh Ngân Hàng Kiến Thiết Hải Phòng – một trong 11 chi nhánh được thành lập sớm nhất cả nước.

Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ ban đầu chỉ có 18 người, hầu hết là cán bộ có trình độ sơ cấp, với 3 phòng nghiệp vụ với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Với nhiệm vụ được giao, ngay từ khi mới thành lập chi nhánh ngân hàng Kiến Thiết Hải Phòng đã tích cực tham gia vào công cuộc khôi phục và tái thiết Thành phố Hải Phòng. Rất nhiều các công trình lớn, trọng điểm của thành phố Hải Phòng qua nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Hải Phòng cấp phát đã được hình thành: Nhà máy ximăng Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, Sân bay Cát Bi, Đường quốc lộ 5, các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Bến Kiền, Nhà Máy cơ khí Duyên Hải…

Trải qua 53 năm xây dựng và phát triển, BIDV HP đã có những thành tích nổi bật và đã được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng ba, Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba của Đảng và nhà nước, cờ thi đua, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Nhiều năm liền, BIDV HP là đơn vị lá cờ đầu của hệ thống BIDV, hoàn thành suất sắc kế hoạch kinh doanh trên các chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, lợi nhuận… Năm 2008, BIDV HP được Ủy ban Nhân dân

Thành phố Hải Phòng tặng danh hiệu là một trong 10 Doanh nghiệp tiêu biểu nhất thành phố. Năm 2009, chi nhánh đã hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và được Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hải Phòng tặng lá cờ thi đua xuất sắc, được BIDV công nhận là một trong 9 đơn vị hoàn thành đặc biệt xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2009, đơn vị lá cờ đầu cụm Động lực phía Bắc ngoài địa bàn Hài Nội, là một trong 6 đơn vị có quy mô hoạt động vốn bán lẻ cao nhất hệ thống và là một trong 10 chi nhánh có hoạt động bán lẻ tốt nhất.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 – 2009, tổng tài sản năm 2010 gấp 1,3 lần, dư nợ tín dụng gấp 1,6 lần, thu dịch vụ gấp 2,6 lần so với năm 2008. Trong giai đoạn này, chi nhánh luôn luôn dẫn đầu về thị phần dịch vụ, thị phần huy động vốn, tín dụng – năm 2010 thị phần huy động vốn chiếm 20% trong tổng số 48 ngàn ngân hàng trên địa bàn và thị phần tín dụng chiếm 19% trên địa bàn. Năm 2009 chênh lệch thu chi đứng đầu hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Từ ngày 01/10/2008, BIDV triển khai dự án TA2 tái cơ cấu lại tổ chức thống nhất trên toàn bộ hệ thống. Theo đó, các chi nhánh được tổ chức theo mô hình ngân hàng bán lẻ nhằm hướng đến khách hàng và phát huy có hiệu quả sản phẩm dịch vụ của BIDV. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức thống nhất trên toàn hệ thống được coi là cuộc cách mạng sâu rộng nhất từ trước tới nay. Cuộc cách mạng nhằm hướng về khách hàng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.

Mô hình tổ chức của BIDV HP theo dự án TA2 gồm 13 phòng, 6 phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, được chia thành 5 khối: khối Quan hệ Khách hàng, khối Tác nghiệp, khối Quản lý rủi ro, khối Quản lý nội bộ, khối Trực thuộc.

(Nguồn: BIDV HP)

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức BIDV HP

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010

2.1.3.1. Huy động vốn

Tính đến cuối năm 2010, BIDV HP đã xây dựng mạng lưới huy động vốn tương đối rộng khắp toàn địa bàn với 6 Phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm với thị phần huy động vốn đạt 20% toàn địa bàn Hải Phòng. Các sản phẩm huy động vốn hiện nay của chi nhánh rất đa dạng bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn gồm nhiều sản phẩm như tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm lộc xuân, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm năng động… với kỳ hạn đa dạng từ 1, 2, 3 tuần, 1 đến 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng...

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của BIDV HP giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Chỉ tiêu Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng

Tổng 4.500 - 5.142 - 5.548 -

1. Cơ cấu huy động vốn tổ chức kinh tế và dân cư

Tổ chức

kinh tế 2.165 48,11 2.462 47,88 2.706 48,77

Dân cư 2.335 51,89 2.680 52,12 2.842 51,23

2. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền (quy đổi VNĐ)

VNĐ 3.462,7 5 76,95 4.070,4 1 79,16 4.387,9 2 79,09 USD 921,60 20,48 983,15 19,12 1.062,44 19,15 EUR 115,65 2,57 88,44 1,72 97,64 1,76 Thị phần 23 19 20

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV HP năm 2008 - 2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng qua các năm, nếu năm 2008 vốn huy động là 4.500 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên đến 5.548 tỷ đồng tức là tăng 23,29% so với năm 2008 và tăng 7,90% so với năm 2009.

vốn dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và luôn giữ vững trên 50% qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng kết hợp cả hai nguồn vốn này trên thị trường nhằm tạo dựng một cơ cấu vốn ổn định và hỗ trợ lẫn nhau.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền (trong đó ngoại tệ quy đổi VNĐ) tương đối ổn định qua các năm. Riêng năm 2009, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ có sự giảm sút là do nguồn ngoại tệ khan hiếm, giá USD tự do lên cao, một số khách hàng rút USD đổi sang VNĐ.

Năm 2008 và 2009 là những năm đầy biến động với thị trường tài chính, thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng biến động rất khó lường, thị trường huy động vốn cạnh tranh rất khốc liệt. Tuy vậy, BIDV HP vẫn giữ vững được thị phần huy động vốn của mình trên địa bàn ở mức tương đối cao. Điều đó cho thấy, chi nhánh đã triển khai có hiệu quả các chương trình huy động vốn, có chính sách khách hàng linh hoạt và luôn tạo được lòng tin trong khách hàng về thương hiệu BIDV.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, BIDV HP đã tập trung vào các hoạt động cho vay thương mại, cho vay các dự án đồng tài trợ, cho vay tài trợ XNK, bảo lãnh… Bên cạnh đó, hoạt động cho thuê tài chính phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ và trang thiết bị máy móc cũng ngày một phát triển. Tính đến cuối năm 2010, BIDV HP chiếm 19% thị phần về hoạt động tín dụng trên địa bàn.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của BIDV HP giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Chỉ tiêu Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng

Tổng 3.715 - 4.409 - 5.250 - Ngắn hạn 2.198 59,17 2.517 57,09 2.888 55,01 Trung – dài hạn 1.517 40,83 1.892 42,91 2.362 44,99 Thị phần 21 18 19

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV HP năm 2008 - 2010)

Qua bảng trên ta thấy vốn vay của BIDV HP tăng đều qua các năm. Hiện nay, chi nhánh đang được đánh giá là có thế mạnh về thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn. Chỉ tính từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ trọng các món vay trung và dài hạn liên tục tăng từ 40,83% năm 2008 đến 42,91% năm 2009 và năm 2010 là 44,99%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong việc trích dự phòng, đảm bảo nguồn vốn huy động để phù hợp với cơ cấu cho vay cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần chú trọng và phát triển cho vay ngắn hạn và nhằm đến nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ theo đúng định hướng của BIDV.

2.2. Thực trạng mở rộng TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP

2.2.1. Thực trạng mở rộng TTQT tại BIDV HP.

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, GDP đạt khoảng 6,78% cao hơn mức dự kiến là 6,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 71,63 tỷ USD (tăng 25,5% so với năm 2009), kim ngạch nhập khẩu đạt 82,8 tỷ USD (tăng 18,40% so với năm 2009). Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, BIDV HP đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của mình đặc biệt là địch vụ TTQT theo phương thức TDCT để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Trong những năm qua, BIDV nói chung và BIDV HP nói riêng đã mở rộng và áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại đồng thời tập trung phát triển nâng cao hiệu quả giữa hoạt động TTQT, đưa BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam. BIDV HP luôn duy trì được thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán XNK. Khách hàng luôn tin tưởng đến với BIDV HP ngày một nhiều hơn và doanh số thanh toán XNK của chi nhánh cũng ngày càng tăng.

Bảng 2.3: Kim ngạch thanh toán XNK tại BIDV HP giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu USD, %

Phương thức

thanh toán L/C Nhờ thu Chuyển tiền

Năm Tổng Món Trị giá Tỷ trọng Món Trị giá Tỷ trọng Món Trị giá Tỷ trọng 2008 158,44 460 103,17 65,12 25 10,0 2 6,32 159 45,25 28,56 2009 213,38 496 141,81 66,46 38 12,89 6,04 186 58,68 27,50 2010 215,35 500 147,47 68,4 8 42 15,50 7,20 172 52,38 24,32

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số TTQT của chi nhánh tăng qua các năm. Nếu như năm 2008, doanh số mới đạt 158,44 triệu USD thì đến năm 2009 con số này tăng lên khá mạnh đạt 213,38 triệu USD. Sang năm 2010, con số này tăng nhẹ ớ mức 215,35 triệu USD tức là tăng 1,97 triệu USD tương đương gần 1%. Có được kết quả này là do nhiều nhân tố thuận lợi đặc biệt là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng thanh toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch TTQT tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010)

Qua biểu đồ trên ta thấy TTQT tại BIDV HP chủ yếu là theo phương thức TDCT (luôn chiếm trên 60%) bởi sử dụng phương thức TTQT này có rất nhiều ưu điểm như đã phân tích tại chương 1I và phương thức thanh toán này cũng rất phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh XNK của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng. Phương thức nhờ thu tăng đều qua các năm cùng với xu hướng tăng của của TTQT nhưng luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 6%. Nguyên nhân là do những hạn chế của phương thức này, nó gây nhiều bất lợi đối với người bán đồng thời những món thanh toán qua phương thức này thường có giá trị nhỏ hơn nhiều so với phương thức TTQT theo phương thức TDCT. Phương thức chuyển tiền chiếm khoảng 26%. Trong phương thức chuyển tiền số món không nhiều và hầu hết

có giá trị nhỏ. Tuy nhiên, phương thức này vẫn chiếm khoảng 26% tổng giá trị thanh toán là do hầu hết các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng phương thức này cho các hợp đồng xuất tàu của mình. Trong đó có con tàu lên tới gần 10 triệu USD như tàu của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Bến Kiền, còn lại các

Một phần của tài liệu mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) – chi nhánh hải phòng (Trang 36 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w