6. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp mở rộng TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP
3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên
Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, nguồn nhân lực luôn là chìa khóa của mọi hành công. Để mở rộng TTQT theo phương thức TDCT cũng không phải ngoại lệ. Chính vì thế trong thời gian tới chi nhánh phải chú trọng đến việc phát triển tổ chức nhân sự, nâng cao năng lực cho đội ngũ TTQT. Giải pháp cụ thể:
Đối với con người:
Thứ nhất, chi nhánh cần rà soát sắp xếp lại các cán bộ làm công tác TTQT đảm bảo tất cả các cán bộ này đủ các tiêu chuẩn về bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về XNK, TTQT và luật quốc tế.
Thứ hai, khi tuyển dụng cán bộ mới phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, được đào tạo tất cả các chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, vi tính để bổ sung vào đội ngũ cán bộ phòng TTQT. Mạnh dạn sử dụng và đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Đội ngũ cán bộ TTQT cần được trẻ hóa để có tính năng động, sáng tạo cao thích ứng được với cơ chế thị trường và tiếp vận nhanh được với cái mới, cái tiên tiến của ngân hàng các nước.
Thứ ba, thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ để thực hiện đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ làm công tác TTQT. Tổ chức các lớp đào tạo về ngoại ngữ, tin học, nếu
cần có thể cấp kinh phí hoc ngoài giờ. Tổ chức các lớp họ ngắn hạn đào tạo chuyên sâu về TTQT, mời các chuyên gia nước ngoài về TTQT giảng dạy để cán bộ và nhân viên ngân hàng trong các bộ phân có liên quan đến TTQT có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ TTQT. Ví dụ: Lớp học về thương mại điện tử, L/C trong Incoterms 2010 – Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa có hiệu lực từ 01/01/2011. Đồng thời thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ để từ đó có kế hoạch phân loại hoặc chuyển sang vị trí khách cho phù hợp.
Thứ tư, thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước qua đó giúp cán bộ TTQT am hiểu và chủ động trong hoạt động của mình. Ngoài ra chi nhánh cũng nên chú trọng đầu tư tài liệu, sách báo phục vụ cho việc tìm hiểu thông tin trau dồi nghiệp vụ.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là chi nhánh cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, có nhiều sáng tạo trong công việc. Đồng thời chi nhánh cũng cần có những chế độ kỷ luật đối với những cán bộ không hoàn thành công việc được giao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3.2.2. Cải tiến kỹ thuật công nghệ ngân hàng
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ thuật công nghệ. Dù chi nhánh có đội ngũ cán bộ giỏi đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu hệ thống máy móc thiết bị không hiện đại, trình độ công nghệ không tiên tiến thì cũng sẽ không thể tạo nên hình ảnh một ngân hàng hiện đại. Ý thức được điều đó, trong nhiều năm qua BIDV HP đã áp dụng phần mềm SWIFT, phần mềm SIBS… vào hoạt động TTQT cho phù hợp với công nghệ của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian tới chi nhánh vẫn cần phải liên tục tiến hành đầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ hơn nữa để phục vụ công tác thanh toán ngày một
tốt hơn. Cụ thể: Thay thế các máy tính bằng các loại máy tính có công suất lớn hơn, đọc và xử lý chứng từ một cách nhanh chóng và chính xác, đầu tư thực hiện các chương trình phần mềm cho đồng bộ với việc đầu tư phần cứng để nâng cao chất lượng trong thanh toán.
Đồng thời với quá trình cải tiến kỹ thuật công nghệ thì chi nhánh cũng cần phải xây dựng hệ thống bảo mật toàn diện trong hoạt động ngân hàng.