6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi và cung cấp các ngoại tệ nhằm giải quyết nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng nhà nước tham gia với tư cách là người mua bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Thị trường này phát triển giúp cho các NHTM có thể phát triển mở rộng kinh doanh ngoại tệ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng phát triển.
Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng nhà nước và các thành phần liên quan cần thực hiện:
- Giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình ngay trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Mở rộng các đối tượng tham gia và đa dạng hóa các loại ngoại tệ - Phát triển hơn nữa các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ và các hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hợp đồng tương lai…
Thứ hai, xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường. Tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh XNK và TTQT. Ngân hàng nhà nước với vai trò tham mưu cho chính phủ đưa ra những chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT cần phải xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình cung cầu trên thị trường, tránh tăng đột biến về tỷ giá, dần dần xóa bỏ sự chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch ngân hàng và tỷ giá giao dịch tại thị trường tự do. Đồng thời cũng cần phải có những biện pháp đế tránh tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ gây căng thẳng về cung cầu ngoại tệ một cách giả tạo.
Thứ ba, ngân hàng nhà nước nên tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo cán bộ cho các NHTM trong công việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và cập nhật các quy trình, quy định, văn bản mới trong hoạt động ngân hàng. Để hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ cho các NHTM, ngân hàng nhà nước có thể đứng ra tổ chức các khóa học định kỳ, mời các chuyên gia từ các nước có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển hoặc từ các tổ chức tài chính quốc
tế như IMF, WB, ADB… đến giảng dạy.
Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam song bên cạnh đó cũng tồn tại không ít thách thức cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong kỷ nguyên WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam được hy vọng là sẽ tiếp tục vai trò cầu nối về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện thành công vai trò này các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV HP nói riêng cần phải nỗ lực rất nhiều trong các hoạt động của mình nhất là trong việc nâng cao và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP, có thể thấy rằng tuy hoạt động này tại Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình tập trung hóa vì vậy luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu với hy vọng giải quyết phần nào những hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh.
Trên cơ sở lý luận về TTQT theo phương thức TDCT và thực tế hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP, kết hợp với định hướng hoạt động TTQT của BIDV HP trong giai đoạn tiếp theo, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP. Các giải pháp đưa ra đều có nội dung lý luận và thực tiễn, có tính khả thi nhằm nâng cao và phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT trong hoạt động của hệ thống ngân hàng BIDV và bản thân BIDV HP, góp phần cùng hệ thống BIDV và các NHTM Việt Nam hội nhập và phát triển ổn định, bền vững.
Do điều kiện công tác, thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết nhưng tác giả hy vọng rằng những đề xuất nêu ra trên đây sẽ đóng góp một phần vào quá trình phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, các giảng viên, bạn đọc và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn trong việc áp dụng vào thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV HP (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008,
phương hướng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009.
2. BIDV HP (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009,
phương hướng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2010.
3. BIDV HP (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010,
phương hướng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011.
4. Bùi Xuân Lưu (1995), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản
Giáo dục, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
5. Đinh Xuân Trình (1996), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản
Giáo dục, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
6. Minskin, (1999), Tiền, Ngân hàng và Tài chính, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. BIDV (Tháng 8-2009), Quy định về nghiệp vụ tác nghiệp tài trợ thương mại.
8. Nguyễn Trọng Thùy (2009), Toàn tập UCP 600 (Phân tích tình huống
và bình luận toàn diện tình huống TDCT), Nhà xuất bản Thống kê.
9. Phan Thị Thu Hà (2007) (Chủ biên), Ngân hàng Thương mại, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
10. Phòng Thương mại Quốc tế (2007), UCP 600 2007 ICC-Các quy tắc và
thực hành thống nhất về TDCT; ISBP 681 2007 ICC-Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng-số 681, của ICC tuân thủ UCP 600 2007 ICC; URR 725 2008 ICC-Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Võ Thanh Thu (2008), Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms, Nhà
xuất bản Thống kê. 12. Website: http://www.bidv.com.vn http://dantri.com.vn http://www.mof.gov.vn http://www.vneconomy.vn http://www.vnexpress.net http://www.worldbank.org