Thực trạng mở rộng TTQT tại BIDV HP

Một phần của tài liệu mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) – chi nhánh hải phòng (Trang 45 - 59)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng mở rộng TTQT tại BIDV HP

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, GDP đạt khoảng 6,78% cao hơn mức dự kiến là 6,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 71,63 tỷ USD (tăng 25,5% so với năm 2009), kim ngạch nhập khẩu đạt 82,8 tỷ USD (tăng 18,40% so với năm 2009). Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, BIDV HP đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của mình đặc biệt là địch vụ TTQT theo phương thức TDCT để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Trong những năm qua, BIDV nói chung và BIDV HP nói riêng đã mở rộng và áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại đồng thời tập trung phát triển nâng cao hiệu quả giữa hoạt động TTQT, đưa BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam. BIDV HP luôn duy trì được thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán XNK. Khách hàng luôn tin tưởng đến với BIDV HP ngày một nhiều hơn và doanh số thanh toán XNK của chi nhánh cũng ngày càng tăng.

Bảng 2.3: Kim ngạch thanh toán XNK tại BIDV HP giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu USD, %

Phương thức

thanh toán L/C Nhờ thu Chuyển tiền

Năm Tổng Món Trị giá Tỷ trọng Món Trị giá Tỷ trọng Món Trị giá Tỷ trọng 2008 158,44 460 103,17 65,12 25 10,0 2 6,32 159 45,25 28,56 2009 213,38 496 141,81 66,46 38 12,89 6,04 186 58,68 27,50 2010 215,35 500 147,47 68,4 8 42 15,50 7,20 172 52,38 24,32

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số TTQT của chi nhánh tăng qua các năm. Nếu như năm 2008, doanh số mới đạt 158,44 triệu USD thì đến năm 2009 con số này tăng lên khá mạnh đạt 213,38 triệu USD. Sang năm 2010, con số này tăng nhẹ ớ mức 215,35 triệu USD tức là tăng 1,97 triệu USD tương đương gần 1%. Có được kết quả này là do nhiều nhân tố thuận lợi đặc biệt là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng thanh toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch TTQT tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010)

Qua biểu đồ trên ta thấy TTQT tại BIDV HP chủ yếu là theo phương thức TDCT (luôn chiếm trên 60%) bởi sử dụng phương thức TTQT này có rất nhiều ưu điểm như đã phân tích tại chương 1I và phương thức thanh toán này cũng rất phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh XNK của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng. Phương thức nhờ thu tăng đều qua các năm cùng với xu hướng tăng của của TTQT nhưng luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 6%. Nguyên nhân là do những hạn chế của phương thức này, nó gây nhiều bất lợi đối với người bán đồng thời những món thanh toán qua phương thức này thường có giá trị nhỏ hơn nhiều so với phương thức TTQT theo phương thức TDCT. Phương thức chuyển tiền chiếm khoảng 26%. Trong phương thức chuyển tiền số món không nhiều và hầu hết

có giá trị nhỏ. Tuy nhiên, phương thức này vẫn chiếm khoảng 26% tổng giá trị thanh toán là do hầu hết các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng phương thức này cho các hợp đồng xuất tàu của mình. Trong đó có con tàu lên tới gần 10 triệu USD như tàu của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Bến Kiền, còn lại các con tàu thường có giá triệu USD của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng, chuyển tiền của Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng… Không những tỷ trọng chiếm lớn mà doanh số thanh toán theo theo phương thức này cũng tăng qua các năm. Năm 2008 doanh số thanh toán L/C là 103,17 triệu USD, năm 2009 là 141,81 triệu USD tăng 37,45% so với năm 2008, và đến năm 2010 con số này là 147,47 triệu USD tăng 3,99% so với năm 2009. Do đó, ta thấy rõ ràng TTQT theo phương thức TDCT đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển TTQT của BIDV HP.

2.2.2. Thực trạng mở rộng TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP

2.2.2.1. Gia tăng quy mô

* Tổng giá trị kim ngạch TTQT theo phương thức TDCT

Trong những nhăm qua, BIDV nói chung và BIDV HP nói riêng đã mở rộng và áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để đáp ứng nhu cầu TTQT ngày càng đa dạng của thị trường đồng thời tập trung phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT và đã đạt được kết quả đáng khích lệ:

Bảng 2.4: Kim ngạch TTQT bằng L/C tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu USD, %

Năm Tổng L/C XK L/C NK

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng

2008 103,17 9,69 9,39 93,48 90,61

2009 141,81 12,25 8,64 129,56 91,36

2010 147,47 13,65 9,26 133,82 90,74

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch TTQT bằng L/C tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy số lượng giao dịch nhập khẩu theo phương thức TDCT luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với trị giá giao dịch hàng xuất khẩu (trị giá giao dịch thanh toán L/C nhập khẩu luôn chiếm trên 90%) nguyên nhân là do khách hàng của BIDV HP là các doanh nghiệp có số lượng nhập khẩu nhiều, giá trị hợp đồng nhập khẩu cao. Đặc biệt khách hàng lớn của chi nhánh hầu hết là các công ty đóng tàu (chiếm khoảng 50% về tổng giá trị thanh toán), họ thường nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thanh toán theo phương thức L/C nhưng khi xuất khẩu họ lại dùng phương thức thanh toán chuyển tiền theo tiến độ đóng tàu.

Ví dụ: Trong hợp đồng đóng tàu quy định điều khoản thanh toán như sau: Lần 1: 10% ngay sau khi ký hợp đồng

Lần 2: 20% sau khi cắt tôn Lần 3: 30% sau khi đặt ky

Lần 4: 20% sau khi thử đường dài

Lần 5: 20% sau khi có biên bản bàn giao tàu

rộng thị phần của mình trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn.

Để biết chi tiết hơn về sự tăng trưởng của TTQT theo phương thức TDCT ta phân tích về cả L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu:

*L/C nhập khẩu

Trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại BIDV HP, L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định qua các năm, thể hiện cụ thể qua số liệu của L/C mở và L/C thanh toán. Cụ thể:

Bảng 2.5: Thanh toán nhập khẩu tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Tổng L/C thanh toán L/C mở Số món Trị giá ± so năm trước ±% so năm trước Số món Trị giá ± so năm trước ±% so năm trước 2008 189,74 419 93,48 - - 421 96,26 2009 243,35 441 129,56 36,08 38,60 435 133,80 37,55 39,01 2010 270,36 452 133,82 4,26 3,29 466 136,54 2,74 2,05

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010)

Số món – Đơn vị tính: Món Trị giá – Đơn vị tính: Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010)

L/C mở:

Số lượng món: Qua bảng trên ta thấy năm 2008 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới số lượng L/C được mở là 421 món. Sang năm 2009 một năm đầy khó khăn do dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng với TTQT bằng L/C được mở tại BIDV HP vẫn đạt 435 món tăng 14 món. Và sang năm 2010, con số này tăng 31 món đạt 466 món.

Giá trị: Giá trị L/C mở tại chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2009 đạt 133,80 triệu USD tăng 37,54 triệu USD tương đương 39,01% so với năm 2008. Điều này cho thấy ngay trong thời kỳ khó khăn chi nhánh vẫn duy trì được doanh số giao dịch tăng mạnh. Đến năm 2010 trị giá giao dịch tăng nhẹ so với năm 2009 đạt 136,54 tức là tăng 2,74 triệu USD tương đương 2,05% so với năm 2009. Nguyên nhân là do vào thời điểm cuối năm 2010 cùng với đà phục hồi của ngành công nghiệp đóng tàu của cả nước: dồn dập sự kiện diễn ra tại các đơn vị thành viên của VINASHIN tại Hải Phòng trong 2 tháng cuối năm, trong đó có việc bàn giao tàu hút bùn “khủng nhất” từ trước tới nay với sức chứa bụng 2800m3, loạt tàu kéo biển cỡ lớn cũng được Công ty CP đóng tàu Sông Cấm bàn giao cho Tập đoàn DAMEN Hà Lan. Rồi việc khởi công đóng con tàu 34 nghìn tấn cho INLACO SAIGON tại Tổng công ty CNTT Phà Rừng, đồng thời với đẩy nhanh tiến độ đóng tàu chở 6900 ô-tô cho Na – uy, các công ty đóng tàu của Hải Phòng cũng bắt đầu khởi sắc như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy Bến Kiền mở một loạt L/C nhập khẩu với giá trị lên tới gần 9 triệu USD để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đóng tàu… làm cho số lượng và giá trị L/C mở tăng lên mạnh mẽ.

L/C thanh toán:

là 419 món. Bước sang năm 2009, một năm chứng kiến nhiều biến động trong nền kinh tế, trong những tháng đầu năm nguồn ngoại tệ hoạt động ổn định. Tuy nhiên, càng về cuối năm tỷ giá biến động và mất giá càng mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu, ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp. Trước tình hình khó khăn như vậy nhưng số món thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh vẫn đạt là 480 món tăng 61 món so với năm 2008, đến năm 2010 giảm xuống còn 452 tức là giảm 28 món so với năm 2009.

Giá trị: Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2008 giá trị thanh toán L/C nhập khẩu ở mức tương đối cao đạt 93,48 triệu USD, đến năm 2009 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng được sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo chi nhánh cũng như hội sở chính cùng với sự hỗ trợ của nhà nước thông qua chunwg trình hỗ trợ lãi suất, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh tăng lên mạnh mẽ đạt 129,56 triệu USD tức là tăng 36,08 triệu USD tương ứng 38,60%. Sang năm 2010, trị giá L/C nhập khẩu tăng nhẹ đạt mức 133,82 triệu USD tăng 4,26 triệu USD tương ứng 3,29% so với năm 2009. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh XNK rơi vào đình trệ, đặc biệt là hoạt động suy yếu của các công ty đóng tàu trên địa bàn đặc biệt là vụ bên bờ vực phá sản của tập đoàn công nghiệp tàu thủy lớn nhất Việt Nam – Vinashin đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của chi nhánh do gần 50% trị giá thanh toán TTQT theo phương thức TDCT của chi nhánh là của các công ty đóng tàu thuộc tập đoàn này như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền… Đến 2 tháng cuối năm nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tích cực, trong đó phải kể đến sự hoạt động trở lại của các công ty đóng tàu mà điển hình là Công ty Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền đã mở một loại

các L/C nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đóng tàu lên tới 9 triệu USD vào những tháng cuối năm 2010. Trong các L/C này có một số thanh toán trong năm 2010, do đó làm cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của chi nhánh lấy lại được đà tăng vào cuối năm nâng tổng kim ngạch thanh toán L/C nhập khẩu của cả năm 2010 vẫn đạt mức tăng nhẹ.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2008 số món và trị giá của L/C mở và thanh toán gần như tương đương. Nhưng sang năm 2009 số món mở giảm nhẹ trong khi số món thanh toán vẫn tăng và nhiều hơn L/C mở 6 món. Nguyên nhân là do một số L/C mở năm 2008 nhưng đến 2009 mới thực hiện hợp đồng và thanh toán. Và một lý do nữa là năm 2009 số lượng L/C mở cũng giảm đi. Sang năm 2010, những tháng đầu năm hoạt động TTQT theo phương thức TDCT diễn ra không mấy khả quan, nhưng càng về cuối năm số L/C càng mở nhiều nhất là của các công ty đóng tàu. Điều này làm cho số lượng L/C mở vào năm 2010 tăng vọt lên, trong đó có một số L/C thanh toán ngay trong năm 2010 làm cho giá trị thanh toán L/C tăng lên đáng kể.

*L/C Xuất khẩu

Song song với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT, thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT cũng là một trong những dịch vụ chi nhánh luôn được quan tâm và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đây là một hoạt động phức tạp nên các doanh nghiệp khi thanh toán hàng xuất khẩu, đối với kinh doanh xuất khẩu luôn muốn lựa chọn phương thức thanh toán nào vừa an toàn vừa chính xác hiệu quả lại phù hợp với điều kiện của mình. Chính vì thế TTQT theo phương thức TDCT luôn là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Tuy nhiên do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT vẫn còn nhiều hạn chế. Bằng số liệu sau thể hiện kết quả thanh toán L/C xuất khẩu trong thời gian qua tại

BIDV HP.

Bảng 2.6: Thanh toán xuất khẩu tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu USD,%

Năm Tổng L/C thanh toán L/C thông báo

Số món Trị giá ± so năm trướ c ±% so năm trước Số món Trị giá ± so năm trước ±% so năm trước 2008 19,53 41 9,69 - - 48 9,84 - - 2009 24,35 55 12,2 5 2,56 26,42 55 12,10 2,26 22,95 2010 26,61 48 13,6 5 1,40 11,43 40 12,96 0,86 7,13

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010) Số món – Đơn vị tính: Món Trị giá – Đơn vị tính: Triệu USD

Biêu đồ 2.4: Thanh toán L/C nhập khẩu tại BIDV HP giai đoạn 2008-2010

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT của BIDV HP năm 2008 - 2010)

Qua số liệu trên ta thấy mặc dù thanh toán L/C xuất khẩu của BIDV Hải Phòng bao gồm cả L/C thông báo và L/C thanh toán có tăng qua các năm nhưng nhìn chung số món và trị giá thấp hơn nhiều so với thanh toán L/C nhập khẩu.

L/C thông báo

Số món: Nếu như năm 2008 số món thông báo L/C chỉ đạt 48 món thì sang năm 2009 tăng 7 món so với năm 2008 đạt 55 món. Tuy nhiên, sang năm 2010 số món giảm còn có 40 món. Nguyên nhân chính là do năm 2009, những tháng đầu năm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh XNK khá sôi động và càng được hỗ trợ bởi các chính sách của nhà nước như chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất. Đến năm 2010 hoạt động kinh doanh xuất khẩu trở lên khó khăn do sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn làm cho hàng xuất khẩu giảm.

Giá trị: L/C thông báo tại chi nhánh mặc dù có mức tăng đều qua các năm nhưng giá trị không lớn. Cụ thể: L/C thông báo đạt 9,84 năm 2008, năm 2009 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao của các cán bộ nhân viên con số này vẫn đạt 12,10 triệu USD (tăng 2,26 triệu USD về giá trị tuyệt đối tương đương 22,95% về giá trị tương đối). Đến năm 2010, trị giá L/C thông báo đạt 12,96 triệu USD tức là chỉ tăng 0,86 triệu USD tương đương 7,13%. Có được kết quả như thế là nhờ vào trước hết các yếu tố bên ngoài đã tạo điều kiện cho hoạt động XNK Việt nam tăng. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007 có tác động to lớn tới việc mở rộng thương mại quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, phải kể đến những chính sách đúng đắn

Một phần của tài liệu mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (bidv) – chi nhánh hải phòng (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w