1.3. Phân loại logistics, dịch vụ logistics
1.3.2. Phân loại các dịch vụ thuộc chuỗi logistics
Logistics là một chuỗi những hoạt động có liên quan mật thiết với nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống để tối ưu hóa q trình lưu chuyển
hàng hóa. Trên thực tế, hệ thống dịch vụ logistics có thể bao gồm các dịch vụ sau:
* Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hốn chuyển vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải [16, tr.9]. Dịch vụ vận tải có thể được thực hiện bằng các
phương thức khác nhau, mỗi phương thức có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với việc chuyên chở những chủng loại hàng hóa nhất định. Việc nắm bắt những đặc điểm riêng của từng phương thức giúp nhà quản trị logistics lựa chọn và phối hợp các phương thức vận tải khác nhau để tối ưu hóa q trình lưu chuyển hàng hóa.
Vận tải đường thủy: bao gồm vận tải đường thủy nội địa và vận tải biển. Ưu điểm của phương thức vận tải đường thủy là: có khả năng chuyên chở hàng hóa với số lượng, khối lượng lớn (từ vài chục đến vài trăm nghìn tấn so với máy bay khoảng hơn 100 tấn, tàu hoả khoảng vài nghìn tấn), hàng siêu trường, siêu trọng; cước phí vận chuyển rẻ (do vận chuyển nhiều, cơ sở hạ tầng một phần do thiên nhiên kiến tạo sẵn), do đó có thể vận chuyển những mặt hàng có giá trị thấp. Nhưng đồng thời, vận tải đường thủy cũng có nhược điểm là thời gian vận chuyển dài, nguy cơ rủi ro, tổn thất cao hơn các phương thức vận tải khác và chỉ có thể chuyển hàng từ cảng tới cảng (terminal to terminal) chứ không thể giao hàng từ cửa tới cửa được.
Vận tải hàng không: do khai thác tuyến đường trên không trung nên khoảng cách trong vận chuyển hàng không ngắn nhất so với các phương thức khác. Nhờ trang thiết bị, máy móc hiện đại, tốc độ vận chuyển hàng khơng là cao nhất. Do vậy, thời gian vận chuyển ngắn nhất. Ngoài ra, đây cũng là phương thức vận chuyển an tồn nhất. Tuy nhiên, cước phí vận chuyển hàng khơng lại rất cao, chỉ phù hợp với những hàng hóa có giá trị lớn hoặc hàng cần giao gấp, khối lượng vận chuyển nhỏ và không thể vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Đây cũng là phương thức chỉ vận chuyển hàng từ cảng tới cảng.
Vận tải đường bộ: ưu điểm nổi trội của phương thức vận tải này là tính linh hoạt về thời gian, địa điểm, có thể vận chuyển hàng hóa từ cửa tới cửa. Cước phí vận chuyển đường bộ tương đối thấp. Tuy nhiên, phương thức vận tải này khơng
thích hợp cho việc vận chuyển những hàng hóa có khối lượng lớn hoặc vận chuyển xuyên biên giới nhiều quốc gia.
Vận tải đường sắt: ưu điểm của phương thức vận tải này là cước phí tương đối thấp tuy nhiên vận tải đường sắt lại không linh hoạt bằng vận tải đường bộ và khơng thể vận chuyển hàng hóa từ cửa tới cửa. Do không thể chuyển hàng trực tiếp từ tàu hỏa sang các phương tiện giao thơng khác nên chủ hàng thường có xu hướng sử dụng vận tải đường bộ thay thế vận tải đường sắt. Ngoài ra, cũng giống như vận tải hàng không, vận tải đường sắt có khuynh hướng quan tâm đến vận tải hành khách hơn là vận tải hàng hóa nên cũng thiếu những chính sách cải tiến chất lượng phục vụ, gia tăng giá trị cho dịch vụ vận tải hàng hóa.
Vận tải đường ống: đây là phương thức vận tải chuyên dụng để vận chuyển những hàng hóa đặc biệt như: khí đốt, dầu thơ, nước sạch, hóa chất hoặc than bùn. Vận tải bằng đường ống có khả năng vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, chi phí thấp, giao hàng đúng hạn, tỷ lệ tổn thất và hư hỏng thấp nhưng nhược điểm của phương thức vận tải này chính là việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều trở ngại và chỉ có thể vận chuyển một số loại hàng hóa đặc thù.
Vận tải đa phương thức: là sự vận chuyển hàng hóa được thực hiện bởi ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở của một hợp đồng VTĐPT. Nhờ kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau mà VTĐPT có thể tận dụng được các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng phương thức để tối ưu hóa q trình lưu chuyển hàng hóa, tiết kiệm được chi phí và thời gian chuyển tải. Đồng thời, VTĐPT là giải pháp hiệu quả nhất để đưa hàng hóa từ cửa tới cửa và bảo vệ tối đa quyền lợi của chủ hàng khi mà người kinh doanh VTĐPT đứng ra chịu trách nhiệm cho tồn bộ q trình vận chuyển hàng hóa. Khi sử dụng phương thức vận chuyển này, chủ hàng không cần xác định thời điểm xảy ra tổn thất và khởi kiện đúng người chuyên chở trên các công đoạn vận chuyển khác nhau (điều này trên thực tế có khi không thực hiện được) mà chỉ cần khởi kiện người kinh doanh VTĐPT để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì những ưu điểm trên mà VTĐPT đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh, trở thành bộ phận then chốt trong chuỗi dịch vụ logistics.
* Dịch vụ giao nhận: nếu hiểu theo nghĩa hẹp, dịch vụ giao nhận chỉ bao gồm hoạt động nhận hàng của chủ hàng để giao cho người nhận hàng (nhà vận tải, người phân phối, khách hàng,…). Tuy nhiên, trên thực tế, nhà giao nhận còn đảm nhiệm thêm nhiều dịch vụ khác như mơi giới hải quan, lưu kho, đóng gói, kẻ ký mã hiệu, thu gom và chia tách hàng, chọn tuyến đường vận tải và nhà cung cấp dịch vụ vận tải, lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa, làm đại lý cho nhà chuyên chở hoặc người gởi hàng, thậm chí nhà giao nhận cũng có thể là người chuyên chở thực sự hoặc người kinh doanh VTĐPT. Khi tích hợp được nhiều dịch vụ và có thể quản lý một cách hiệu quả dòng chảy của hàng hóa, nhà giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.
* Dịch vụ thu gom hàng: là dịch vụ thu gom hàng hóa từ nhiều chủ hàng
thành một khối lượng hàng hóa lớn và giao cho người vận chuyển. Tại nơi đến, cũng với khả năng chun mơn hóa cao, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics lại có thể thu xếp để tách các lô hàng lớn thành các lô hàng nhỏ để phân phối đến những địa chỉ cuối cùng. Dịch vụ thu gom hàng phát triển mạnh từ khi công nghệ chuyên chở bằng container phát triển.
* Dịch vụ kho bãi: hỗ trợ khách hàng trong việc bảo quản hàng hóa, duy trì
nguồn cung ứng, và các dịch vụ hỗ trợ khác. Dịch vụ này giúp lưu giữ hàng hóa một cách an tồn và tiện lợi, sẵn sàng cho q trình vận chuyển và phân phối. Các kho bãi có thể phát triển thành các trung tâm phân phối, bên cạnh thực hiện dịch vụ lưu trữ, bảo quản còn cung cấp các dịch vụ tạo giá trị gia tăng khác như: phân loại, bao gói, dán nhãn, ghi ký mã hiệu, kể cả việc lắp ráp đồng bộ, hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đồng thời thường xun cập nhật thơng tin về hàng hóa để chủ hàng có thể theo dõi, quản lý được tình trạng và vị trí của hàng hóa.
* Dịch vụ dự trữ hàng hóa: đây là dịch vụ có ý nghĩa về mặt kinh tế hơn là
về mặt pháp lý. Mục đích của dịch vụ dự trữ là đảm bảo hàng hóa ln sẵn sàng phục vụ yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.
* Dịch vụ bốc dỡ: là dịch vụ thực hiện các cơng việc bốc hàng hóa lên các
phương tiện vận tải và dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải theo quy trình cơng nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
* Dịch vụ kiểm đếm: là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng, khối lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với các phương tiện vận tải theo sự ủy thác của khách hàng.
* Dịch vụ bao bì, đóng gói, kẻ ký mã hiệu: là những dịch vụ giúp bảo vệ
các đặc tính của hàng hóa, tránh những thất thốt hư hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu giữ. Ngoài ra, dịch vụ kẻ ký mã hiệu còn hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ, và làm các thủ tục giấy tờ khác. Dịch vụ bao bì, đóng gói cũng có tác động nhất định đến việc khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.
* Dịch vụ thủ tục hải quan: là dịch vụ thay mặt chủ hàng hoặc người vận
chuyển hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
* Dịch vụ khách hàng: là những dịch vụ nhằm giải quyết tốt các đơn đặt
hàng của khách hàng, có thể bao gồm các dịch vụ như: xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng, giới thiệu các dịch vụ cho khách hàng, tổ chức bộ máy thực hiện, phòng ngừa rủi ro, quản trị dịch vụ, thông tin về hàng hóa, thực hiện các chuyến hàng đặc biệt, điều chuyển hàng hóa, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, theo dõi sản phẩm, giải quyết những than phiền, khiếu nại, trả lại sản phẩm của khách hàng,...
Tất cả các dịch vụ trên cần được hỗ trợ bởi mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông để nhà cung cấp dịch vụ logistics lẫn khách hàng có thể theo dõi và quản lý được tình trạng và vị trí của hàng hóa bất cứ lúc nào. Việc sử dụng hệ thống EDI và các công nghệ thông tin khác là yêu cầu tất yếu của các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Trên đây là một số dịch vụ cơ bản thuộc chuỗi logistics được đa số các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước thừa nhận. Điều 4 Nghị định 140 phân dịch vụ logistics thành ba nhóm, cụ thể như sau:
* Nhóm 1: các dịch vụ logistics chủ yếu: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch
bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
* Nhóm 2: các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: dịch vụ vận tải hàng
hải; dịch vụ vận tải thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống.
* Nhóm 3: các dịch vụ logistics liên quan khác: dịch vụ kiểm tra và phân
tích kỹ thuật; dịch vụ bưu chính; dịch vụ thương mại bán buôn; dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Qua tìm hiểu cách phân loại dịch vụ logistics theo Nghị định 140, chúng ta thấy rút ra một số nhận xét như sau:
* Về ưu điểm:
Nghị định 140 đã thể hiện được tính đa dạng của dịch vụ logistics thông qua việc phân chia dịch vụ logistics thành những nhóm khác nhau, mỗi nhóm được cấu thành từ rất nhiều dịch vụ cụ thể khác.
Nghị định 140 đã thừa nhận dịch vụ bưu chính, các hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ cũng là dịch vụ logistics, điều này giúp cho khung pháp lý về dịch vụ logistics bao quát hơn, chính xác hơn.
* Về nhược điểm:
Thứ nhất, Nghị định 140 không xem VTĐPT là một loại dịch vụ logistics, trong khi đây là một trong những dịch vụ cơ bản nhất của chuỗi dịch vụ logistics.
Thứ hai, giải thích của Nghị định 140 về các dịch vụ bổ trợ khác trong nhóm các dịch vụ logistics chủ yếu là khá khác biệt so với khái niệm các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác được giải thích trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Thứ ba, nhiều dịch vụ đã được LTM năm 2005 đề cập đến không được thể hiện rõ trong Nghị định 140 như dịch vụ tư vấn khách hàng, đóng gói, bao bì, ghi
ký mã hiệu.
Thứ tư, Nghị định 140 không thể hiện được tính tích hợp của dịch vụ logistics dù trong Nghị định đã dùng đến thuật ngữ này (nhóm 1).