2.2. Điều kiện kinhdoanh dịch vụ logistics
2.2.2. Điều kiện kinhdoanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải
Điều 6 Nghị định 140 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải phải đáp ứng các điều kiện sau: là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam; tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Riêng đối với thương nhân nước ngồi thì cịn phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ góp vốn như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Như vậy, đối với các dịch vụ vận tải, Nghị định 140 đã có sự viện dẫn rõ ràng đến việc áp dụng các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể:
* Dịch vụ vận tải biển: Nghị định 115 viện dẫn việc áp dụng các quy định
về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển đúng như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:
Sau 2 năm kể từ khi gia nhập (2009), các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam, trong đó phần vốn
5
kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, lấy mẫu và xác định trọng lượng hàng hóa, giám định hàng hóa, nhận và chấp nhận hàng, chuẩn bị chứng từ
góp của phía nước ngồi tối đa khơng q 49% vốn pháp định của liên doanh. Đối với các dịch vụ như bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng; đại diện cho chủ hàng; cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan và các chứng từ khác liên quan tới xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển thì ngay sau khi gia nhập, các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh với phần vốn góp khơng q 51%, sau 5 năm, hạn chế về vốn này sẽ phải bãi bỏ.
Đối với các dịch vụ như thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do cơng ty vận chuyển (VTĐPT): sau 5 năm từ khi gia nhập các liên doanh trên sẽ được kinh doanh.
Ngoài ra, cam kết cũng hạn chế số lượng liên doanh như sau: tại thời điểm gia nhập số lượng liên doanh khơng vượt q 5, sau đó cứ mỗi 2 năm sẽ cho phép thêm 3 liên doanh, sau 5 năm kể từ khi gia nhập sẽ khơng cịn hạn chế về số lượng.
Điểm a, mục 3 Điều 6, Nghị định 140 cũng quy định giống như những cam kết này nhưng Nghị định 140 lại không quy định các hạn chế về số lượng liên doanh cũng như những cam kết về kinh doanh VTĐPT như Biểu cam kết.
Ngoại trừ những cam kết về tỷ lệ vốn góp này, Nghị định 115 khơng cịn một quy định nào khác về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển mà chỉ có một quy định mang tính viện dẫn tại Khoản 2 Điều 2: “các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển còn phải thực hiện các điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật”. Quy định này đã bao quát các điều kiện được Luật Doanh nghiệp năm 2005 và BLHH năm 2005 điều chỉnh như đăng ký kinh doanh, tiêu chuẩn thuyền viên, tiêu chẩn phương tiện vận tải, tránh việc quy định trùng lặp. So với Nghị định 57, Nghị định 115 đã bãi bỏ điều kiện về đăng ký mẫu chứng từ vận tải trong kinh doanh vận tải biển, việc này xuất phát từ thực trạng còn nhiều bất cập trong việc áp dụng điều kiện đăng ký mẫu vận đơn. Trong q trình thi hành Nghị định 57, có rất nhiều doanh nghiệp (chiếm 93,68%) không thực hiện nghĩa vụ này và vì thế các cơ quan chức năng khơng thể giúp doanh nghiệp phát hiện được những sai sót khi phát hành vận đơn [104]. Thực tế đã xảy ra nhiều tranh chấp gây thiệt hại cho người vận
chuyển chỉ vì những mẫu vận đơn khơng hồn chỉnh, chẳng hạn, điều khoản trọng tài và luật áp dụng của vận đơn một hãng tàu quy định “bất cứ tranh chấp nào xảy ra sẽ được giải quyết tại Tòa án Việt Nam và áp dụng pháp luật Việt Nam…” nhưng khi doanh nghiệp bị khởi kiện vì giao hàng khơng thu vận đơn gốc thì lại khơng áp dụng được quy định này vì vụ việc khơng mang tính tranh chấp (dispute). Lẽ ra, vận đơn phải quy định “bất cứ kiện tụng, tranh chấp hay khiếu nại nào…(any action, dispute, or claim)” thì mới có thể áp dụng được điều khoản trọng tài và luật áp dụng. Hoặc, có trường hợp mặt trước của vận đơn là vận đơn chở hàng rời nhưng mặt sau lại in mẫu vận đơn thứ cấp của FIATA đã hết hiệu lực dẫn đến không thể áp dụng các quy định của vận đơn để bảo vệ quyền lợi cho người vận chuyển. Khi các doanh nghiệp khơng đăng ký mẫu vận đơn thì vẫn khơng bị áp dụng các chế tài cần thiết dẫn đến mất giá trị của điều kiện này. Trong khi đó, ở Trung Quốc, nếu ai không đăng ký vận đơn thì sẽ bị đóng cửa, tịch thu thu nhập bất hợp pháp và xử phạt [99]. Trong số các doanh nghiệp có đăng ký vận đơn thì có doanh nghiệp áp
dụng mẫu vận đơn của FIATA, có doanh nghiệp tự soạn thảo, hoặc sao chép, cắt xén tùy tiện. Bên cạnh đó, đối với các vận đơn đã được đăng ký thì chúng ta cũng mới dừng lại ở khâu chấp nhận đăng ký mà chưa quản lý được nội dung và thiếu hướng dẫn cho các chủ thể đăng ký nhằm đảm bảo vận đơn phù hợp với pháp luật. Chính vì những hiện tượng này mà Nghị định 115 đã bãi bỏ điều kiện về đăng ký mẫu vận đơn. Tuy nhiên, do việc đăng ký mẫu vận đơn là một quy định cần thiết nhằm bảo đảm các vận đơn được phát hành phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế (đây là quy định bắt buộc trong pháp luật của nhiều nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ,…) nên chúng ta cũng cần phải có cơ chế đảm bảo cho tính thống nhất và phù hợp của các mẫu vận đơn thông qua việc phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc hướng dẫn, đăng ký, kiểm tra và xử lý các mẫu vận đơn không phù hợp.
Khi so sánh Nghị định 115 với đạo luật kinh doanh vận tải biển của Hoa Kỳ năm 1984 (sửa đổi năm 1998) và Nghị định 335 ngày 11/12/2001 về vận tải biển và dịch vụ hàng hải của Trung Quốc thì điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển của pháp luật Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp. Ngoài việc phải đăng ký vận đơn, đảm bảo số lượng chuyên viên nghiệp vụ, pháp luật Trung Quốc
cịn quy định người đăng ký kinh doanh phải có một số tiền bảo đảm 800.000 Nhân dân tệ. Còn pháp luật Hoa Kỳ lại quy định phải xin giấy phép của Ủy ban Hàng hải liên bang – FMC; ký quỹ 75.000USD hoặc 150.000USD nếu chưa có giấy phép; đăng ký vận đơn với FMC; xuất trình hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; xây dựng biểu giá dịch vụ và đưa lên mạng Internet [95, 99].
* Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa: Ngoài việc phải áp dụng cam kết mở
cửa thị trường vận tải đường thủy nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập liên doanh với phần vốn góp khơng q 49%, Nghị định 21/2005/NĐCP ngày 01/03/2005 còn quy định các điều kiện khác như: tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy nội địa (1); phương tiện có đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của LGTĐT (2); thuyền viên, người lái phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chun mơn phù hợp với chức danh đảm nhiệm, đúng độ tuổi theo quy định (3).
Như vậy, về cơ bản khơng có hạn chế trong việc kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, ngoại trừ hạn chế về mở cửa thị trường. Các điều kiện kinh doanh theo Nghị định 21 là khá đơn giản, thậm chí có thể khơng cần quy định mà mặc nhiên phải áp dụng (vì đã có những quy định của LGTĐT về phương tiện, về thuyền viên, những quy định Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh). Trên thực tế, những điều kiện này thường không được thực hiện đầy đủ, chủ yếu là do ý thức của các chủ thể kinh doanh và sự kiểm soát chưa chặt chẽ của các cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật. Chẳng hạn, chỉ riêng ở Cà Mau có đến 95% số phương tiện giao thơng đường thủy khơng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật vẫn đang hoạt động trên các tuyến đường thủy của địa phương này (theo VTV1). Ngoài ra, Nghị định 21 cũng mâu thuẫn với Nghị định 140 về chủ thể kinh doanh (cá nhân).
* Dịch vụ vận tải đường bộ: Nghị định 110/2006/NĐCP ngày 28/9/2006 quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau: đăng ký kinh doanh ngành vận tải ô tô theo quy định của pháp luật (1); đảm bảo số lượng và chất lượng phương tiện phù hợp với loại hình kinh doanh (2); đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh (3); người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp phải có
trình độ chun mơn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên (4); có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, của hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường (5); ô tô sử dụng để vận tải hàng phải đảm bảo quy định về niên hạn sử dụng (6); ô tơ vận tải hàng (trừ xe taxi hàng) phải có hợp đồng vận tải hàng hóa bằng văn bản (7).
Qua việc tìm hiểu điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ, có thể thấy: đối với điều kiện người quản lý phải có bằng trung cấp vận tải và điều kiện phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản thì trên thực tế khơng phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Việc điều hành doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô không nhất thiết phải có bằng trung cấp vận tải và khi nhận hàng để chở các bên có thể chỉ cung cấp một giấy biên nhận hoặc thậm chí chỉ giao kết hợp đồng miệng mà không nhất thiết phải ký hợp đồng bằng văn bản. Ngoài ra, việc quy định điều kiện về niên hạn sử dụng ô tô lại trùng với điều kiện về chất lượng phương tiện. Không nên đặt niên hạn sử dụng của phương tiện vào điều kiện kinh doanh vì có thể khi đăng ký kinh doanh thì cịn niên hạn nhưng khi thực hiện kinh doanh thì đã hết niên hạn rồi. Đây là vấn đề thuộc hoạt động hậu kiểm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương tự như vậy, các điều kiện về nơi đỗ xe, phương tiện phòng chống cháy nổ, và vệ sinh môi trường đều cần thiết nhưng lại không phù hợp để quy định trong văn bản về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải ô tô. Các điều kiện còn lại về bản chất là sự đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng về phương tiện, công cụ và nhân lực theo quy định của pháp luật có liên quan. Có thể nói, cả 7 điều kiện trên đều không hợp lý hoặc khơng cần thiết và doanh nghiệp hồn tồn có thể đối phó được trong q trình đăng ký kinh doanh. Chúng ta cần phát huy hiệu quả của các hoạt động hậu kiểm hơn là quy định thật nhiều điều kiện khi đăng ký kinh doanh nhưng lại không làm tốt công tác kiểm tra, giám sát khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ơ tơ còn phải xin giấy phép vận tải theo quy định của Quyết định 1748/QĐGTVT ngày 12/7/1997 của Bộ trưởng BGTVT. Hiệu lực của giấy phép này chỉ kéo dài 6 tháng – 1 năm tùy chủ thể kinh doanh. Vì thế, các các nhân, tổ chức phải tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc xin giấy phép vận tải hàng năm. Trong khi những hồ sơ xin
cấp giấy phép hồn tồn khơng thể hiện được mục đích quản lý của loại giấy phép này (Đơn xin, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký sở hữu phương tiện). BGTVT nên xem xét bãi bỏ giấy phép này vì chỉ làm tăng thủ tục cho doanh nghiệp mà khơng có tác dụng quản lý.
Ngồi ra, khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm thì tổ chức, cá nhân cịn phải xin cấp giấy phép theo quy định tại các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn để xác định hàng siêu trường, siêu trọng hiện vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn, hàng siêu trọng là hàng khơng tháo rời được, có trọng lượng trên 32 tấn nhưng hiện nay một container 40 feet đã có trọng lượng 34,5 tấn. Vì thế, nếu muốn vận chuyển hàng hóa bằng container 40 feet thì phải xin giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc phải sang hàng thành nhiều container gây phiền hà và tốn kém cho doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này trước tiên chúng ta phải có những giải pháp về cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thơng vì nếu cơ sở hạ tầng khơng đảm bảo thì pháp luật cũng không thể điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn kinh doanh.
Vận tải bằng ô tô là dịch vụ phải mở cửa thị trường khi gia nhập WTO, tuy nhiên, những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này không cao, do đó áp lực cạnh tranh cũng không lớn (từ ngày gia nhập, nhà đầu tư nước ngồi có thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên doanh với mức vốn không quá 49% và sau 3 năm có thể tăng lên không quá 51% tùy nhu cầu thị trường). Nghị định 140 cũng vận dụng những cam kết này nhưng lại loại trừ trường hợp ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vận tải bằng ô tô là phương thức vận tải quan trọng để kết hợp với các phương thức vận tải khác đưa hàng hóa từ cửa tới cửa nên Chính phủ cần có những quy định thơng thống hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tránh những phí tổn về thời gian và tiền của khơng hợp lý.
* Vận tải đường sắt
Nghị định số 109/2006/NĐCP ngày 22/9/2006 các điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt: là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam (1); có đăng ký kinh doanh (2); có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp (3); được cấp chứng chỉ an tồn (3); phương tiện phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng
kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường có hiệu lực (4); có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt (5); người chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất ba năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt (6); nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 46 của LĐS và phải nắm vững quy trình, quy phạm đường sắt (7).
Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được cấp chứng chỉ an toàn bao gồm: nhân viên phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt. Ngoài ra, LĐS năm 2005 còn giao BGTVT quy định cụ thể điều kiện, nội dung, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn và loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an tồn. Nhưng hiện nay, văn bản này vẫn chưa được ban hành.
Theo cam kết gia nhập WTO, đối với vận tải đường sắt, nhà đầu tư nước ngồi có thể thành lập liên doanh với mức vốn không quá 49%. Nghị định 140 cũng quy định giống như cam kết.
* Vận tải hàng không: Theo khoản 1 Điều 110 LHKDD năm 2005, doanh
nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng khơng khi có đủ các điều kiện sau đây: có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính