Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh logistics ở việt nam (Trang 67 - 76)

2.3. Mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics logistics

2.3.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Theo quy định tại Điều 235 LTM năm 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau:

­ Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

So với quy định tại Điều 167 LTM năm 1997, LTM năm 2005 đã điều chỉnh quyền được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác thành quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. Sự điều chỉnh này mang ý nghĩa khẳng định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là người cung cấp dịch vụ, là đối tác của khách hàng chứ không phải là người làm thuê hay đại lý của khách hàng khi thực hiện dịch vụ logistics.

­ Trong q trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

Một trong những nghĩa vụ cơ bản của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là phải thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng. Cho dù những chỉ dẫn đó là khơng chính xác thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vẫn phải thực hiện vì họ sẽ được miễn trách nếu xảy ra thiệt hại cho khách hàng và được bồi thường nếu việc thực hiện những chỉ dẫn đó gây nên những thiệt hại cho chính họ. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện dịch vụ, có thể phát sinh những trường hợp cần thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng. Trong những trường hợp đó, họ có thể thực hiện khác nhưng phải thông báo cho khách hàng biết. Vấn đề đặt ra là việc thông báo phải được thực hiện trước hay sau việc thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng? Trong quá trình soạn thảo LTM năm 2005 đã có ý kiến đề nghị luật phải quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được thực hiện khác chỉ dẫn của khách hàng nếu được khách hàng đồng ý [141]. Điều này sẽ làm mất đi ý

doanh dịch vụ logistics. Theo quy định của Luật thì có thể hiểu việc thơng báo được thực hiện trước, trong hoặc sau khi thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng tùy hoàn cảnh thực tế. Tuy nhiên, sẽ giải quyết hậu quả ra sao nếu sau khi được thông báo, khách hàng khơng hài lịng với quyết định của thương nhân hoặc thương nhân đã nhận định khơng chính xác trong khi đưa ra quyết định đó. Chẳng hạn, trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quyết định bán tháo hàng vì cho rằng hàng sắp hỏng nhưng chủ hàng lại không đồng ý với quyết định này thì giải quyết hậu quả ra sao? Cũng điều chỉnh vấn đề này, Điểm 11 ĐKKDC của VIFFAS quy định: “trong trường hợp như vậy người giao nhận sẽ khơng phải gánh chịu thêm bất kì trách nhiệm nào khác trong hậu quả của việc làm đó” [133]. Việc quy định rõ

cách thức thông báo và hậu quả của việc thực hiện khác chỉ dẫn của khách hàng sẽ thuận tiện hơn cho hoạt động của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng như cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Cụ thể, Luật cần quy định rõ thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm gì trong việc thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nếu điều đó là vì lợi ích của khách hàng và thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã thực hiện nghĩa vụ thông báo một cách hợp lý, mẫn cán (có thể là trước, trong hoặc sau khi thực hiện tùy từng hoàn cảnh cụ thể).

­ Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc khơng thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thơng báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.

­ Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. Theo quy định của Điều 82 LTM năm 2005, thời hạn hợp lý được xác định trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.

­ Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. Do phạm vi đề tài có giới hạn nên luận văn không thể nghiên cứu hết cụ thể các quyền và nghĩa vụ của

thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong tất cả các phương thức vận tải.

­ Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa: Theo quy định tại Điều 416 BLDS năm 2005, cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (cịn gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận. Đây là một điểm mới bổ sung của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995. Hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics cũng là hợp đồng song vụ nên thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng có quyền cầm giữ một số lượng hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó để địi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng biết việc cầm giữ hàng hóa. Tuy nhiên, Điều 239 LTM năm 2005 chưa quy định cụ thể số lượng hàng hóa được phép cầm giữ. Thơng thường chúng ta có thể ngầm hiểu bên cầm giữ chỉ được phép cầm giữ số lượng hàng hóa tương đương với khoản nợ mà bên có nghĩa vụ phải trả. Điều này cần được quy định cụ thể trong luật để làm cơ sở cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như thuận lợi cho quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Việc cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa đó là để đảm bảo cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thu được thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, sau 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ mà khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. Nhưng trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt đó. Số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa được dùng để thanh tốn các khoản nợ và các chi phí có liên quan. Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc chứng từ đã được định đoạt.

Khi thực hiện quyền cầm giữ hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Được cầm giữ hàng hóa nhưng phải thơng báo ngay bằng văn bản cho khách hàng biết việc cầm giữ hàng hóa.

+ Bảo quản, giữ gìn hàng hóa.

+ Khơng được sử dụng hàng hóa nếu khơng được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý. Như vậy, quyền sử dụng hàng hóa bị cầm giữ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics hạn chế hơn so với quy định của BLDS năm 2005 vì Điều 416 của Bộ luật cho phép bên cầm giữ được thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ.

+ Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa quy định tại Điều 239 của LTM năm 2005 khơng cịn. Điều này có nghĩa là quyền cầm giữ hàng hóa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ chấm dứt khi khách hàng đã thanh toán được các khoản nợ đến hạn. So với BLDS năm 2005, cịn có hai trường hợp khác làm chấm dứt quyền cầm giữ hàng hóa, đó là khi hai bên thỏa thuận về việc chấm dứt cầm giữ hàng hóa và khi bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ tài sản. Việc quy định chấm dứt quyền cầm giữ hàng hóa khi bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ tài sản là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên.

+ Yêu cầu bên có hàng hóa bị cầm giữ thanh toán các chi phí phát sinh từ việc cầm giữ, định đoạt hàng hóa.

+ Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hóa bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cầm giữ.

Theo quy định của Điều 235 LTM năm 2005, trong quá trình ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận thêm những quyền và nghĩa vụ khác của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

* Ngoài những quyền và nghĩa vụ cụ thể trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn có các quyền và nghĩa vụ của người cung ứng dịch vụ nói chung được quy định tại Điều 78 LTM năm 2005, bao gồm:

đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và theo quy định của LTM năm 2005.

Nghĩa vụ này tương tự nghĩa vụ mẫn cán của người giao nhận khi thực hiện dịch vụ và nghĩa vụ thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng được quy định trong ĐKKDC của VIFFAS. Tuy rằng đây là những nghĩa vụ tất yếu nhưng việc quy định trong luật vẫn có giá trị nhấn mạnh nhất định, đồng thời những quy định này cịn có thể trở thành nguyên tắc khi xem xét, đánh giá hành vi của thương nhân kinh doanh doanh dịch vụ logistics khi phát sinh tranh chấp.

­ Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hồn thành cơng việc.

­ Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện khơng bảo đảm để hồn thành việc cung ứng dịch vụ.

­ Giữ bí mật về thơng tin mà mình biết được trong q trình cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2.3.1.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Theo quy định của Điều 236 LTM năm 2005, khách hàng có những quyền và nghĩa vụ sau:

­ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

­ Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Dịch vụ logistics gắn liền với quá trình bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Vì thế, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải được khách hàng cung cấp những chỉ dẫn cần thiết để tránh những tổn thất khơng đáng có. Những chỉ dẫn đó có thể là hàng phải được đóng gói, bao bì, sắp xếp như thế nào để đảm bảo chất lượng hoặc tránh ảnh hưởng đến con người, phương tiện hoặc hàng hóa khác, đặc biệt là trong trường hợp đó là hàng nguy hiểm. Nếu khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ này thì phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại phát sinh. Thực tế đã có trường hợp vào cuối năm 1998 khi chủ hàng là công ty PPG Industries thuê vận chuyển 10 container chất Calcium Hypochlorite từ Hoa Kỳ đi Brazil đã khơng đưa ra cảnh báo trước về tính khơng ổn định của hóa chất này dẫn đến khi xếp hàng lên tàu gần các két nhiên liệu bị hun nóng của tàu đã xảy ra cháy nổ làm tổn thất tồn bộ tàu và hàng hóa. Trong trường hợp này chủ hàng phải chịu

trách nhiệm pháp lý trước chủ tàu và các bên có liên quan vì đã khơng u cầu xếp hàng vào nơi có nhiệt độ thấp theo quy định [94].

­ Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

Thông tin về hàng hóa có thể bao gồm các nội dung sau: đặc tính tự nhiên chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng và chất lượng của hàng hóa, tình trạng bên ngồi của hàng hóa hoặc đặc tính nguy hiểm của hàng hóa và các biện pháp phòng ngừa,... LTM năm 2005 cũng như ĐKKDC của VIFFAS đều khơng có những quy định về hậu quả mà khách hàng phải gánh chịu nếu khai báo khơng chính xác những thơng tin về hàng hóa. Chẳng hạn, việc khai báo sai về số lượng hàng để giảm chi phí gây ra tình trạng quá tải cho tàu, xe hoặc hậu quả là người điều khiển phương tiện bị các chế tài do khai hải quan không đúng số lượng với hàng hóa thực chở. Tại điểm 13.5 ĐKKDC của FIATA thì trong trường hợp đó khách hàng phải trả một khoản tiền tương đương hoặc gấp 5 lần khoảng chênh lệch giữa số liệu đúng và tiền cước đã thu hoặc tương đương gấp đôi khoản tiền cước đúng. Khách hàng có quyền chọn số nào nhỏ hơn để trả cho người giao nhận để bù vào chi phí kiểm tra. Phần trả thêm này khơng ảnh hưởng gì đến trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại phát sinh từ những khai báo khơng chính xác trên [146].

­ Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;

Việc khách hàng đảm nhận nghĩa vụ đóng gói, ghi ký mã hiệu sẽ giải phóng trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi phát sinh những tổn thất, thiệt hại do lỗi đóng gói hàng khơng đúng quy cách hoặc ghi ký mã hiệu không phù hợp. Trong trường hợp khách hàng đảm nhận nghĩa vụ đóng hàng vào container do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp nhưng container lại khơng phù hợp hoặc có hư hỏng dẫn đến gây thiệt hại cho hàng hóa thì trách nhiệm của các bên sẽ được giải quyết như thế nào? LTM năm 2005 cũng như ĐKKDC của VIFFAS chưa có quy định điều chỉnh cụ thể vấn đề này. Chúng ta có thể tham khảo điểm 5.2 ĐKKDC của FIATA về vần đề này như sau: “nếu những hư hỏng hoặc

tính phù hợp của container hồn tồn có thể kiểm tra được bởi sự cần mẫn hợp lý của khách hàng thì người giao nhận sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm và còn được bồi thường nếu có tổn thất, thiệt hại phát sinh” [146].

­ Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

­ Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.

Trong thực tiễn kinh doanh, có một số trường hợp khách hàng cũng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận, kho vận, logistics nên thường phát sinh tranh chấp về chủ thể có nghĩa vụ thanh tốn thù lao dịch vụ. Chẳng hạn, trong hợp đồng giữa Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương và Công ty vận tải giao nhận Thân Tộc về vận chuyển hàng hóa ra nước ngồi bằng đường hàng không, Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương đã thực hiện đúng nghĩa vụ vận chuyển theo hợp đồng nhưng Công ty vận tải giao nhận Thân Tộc lại khơng thanh tốn cước phí và cho rằng nghĩa vụ này thuộc về Công ty trách nhiệm hữu hạn Scanwell Logistics (Singaore) vì Thân Tộc chỉ là đại lý của Scanwell Logistics. Các bên đã phát sinh tranh chấp và Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương đã khởi kiện. Ngày 19/6/2006, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tun buộc Cơng ty Thân Tộc phải trả cho Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương tồn bộ cước phí

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh logistics ở việt nam (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)