Điều kiện kinhdoanh các dịch vụ logistics khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh logistics ở việt nam (Trang 63 - 67)

2.2. Điều kiện kinhdoanh dịch vụ logistics

2.2.3. Điều kiện kinhdoanh các dịch vụ logistics khác

Thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics khác phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, đối với thương nhân nước ngồi cịn phải đáp ứng điều kiện riêng cho từng dịch vụ, như:

­ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: Việc quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ này chủ yếu để nội luật hóa cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, cụ thể: đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Khơng được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phịng.

­ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính: để tạo điều kiện cho ngành bưu chính phát triển sau khi tách khỏi ngành viễn thông, Việt Nam đã đàm phán dành riêng cho Bưu chính Việt Nam việc cung ứng dịch vụ chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản có địa chỉ nhận với mức khối lượng và giá cước do Bộ Bưu chính Viễn thông quy định trong từng thời kỳ. Phạm vi dành riêng này không bao gồm việc cung ứng dịch vụ chuyển phát sách, báo, tạp chí và ấn phẩm định kỳ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính sẽ được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. Ngày 2/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 128/2007/NĐ­CP điều chỉnh dịch vụ chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản và dịch vụ chuyển phát kiện, gói hàng hóa nhưng Nghị định này không được áp dụng đối với hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ bưu chính; dịch vụ logistics; dịch vụ VTĐPT quốc tế; dịch vụ giao nhận bằng phương thức vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ.

­ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ: thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 23/2007/NĐ­CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Nghị định trên chủ yếu quy định điều kiện kinh doanh phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, chẳng hạn, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp khơng quá 49%, sau ngày 01/01/2008 được nâng tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và sau ngày 01/01/2009 thì khơng cịn hạn chế về tỷ lệ góp vốn. Ngồi ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn chịu hạn chế về sản phẩm kinh doanh, cụ thể: không được cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ các sản phẩm như xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón. Sau ngày 01/01/2009, được kinh doanh các sản phẩm: máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sau 3 năm kể từ khi gia nhập thì bãi bỏ các hạn chế về sản phẩm kinh doanh. Số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế. Đối với nhà đầu tư nước ngồi từ các nước, vùng lãnh thổ khơng

tham gia Điều ước quốc tế với Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) xem xét, chấp thuận đối với từng trường hợp cụ thể.

­ Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác: thương nhân nước ngồi khơng được thực hiện trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

* Qua tìm hiểu các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, có thể thấy nổi lên những vấn đề sau:

­ Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu vẫn cịn mang tính chung chung, thiếu cụ thể và trùng lặp ở nhiều văn bản khác nhau. Có văn bản vừa ban hành đã gần như khơng cịn giá trị do văn bản sau ban hành hầu như cùng một nội dung với văn bản trước (Nghị định 115 so với Nghị định 140). Nhiều điều kiện không cần thiết (do đã được các văn bản khác điều chỉnh), hoặc không cụ thể và thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. Cho nên việc đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu cũng chưa đạt được trên thực tế. Đặc biệt, việc Nghị định 140 khơng có điều khoản nào viện dẫn việc áp dụng các điều kiện kinh doanh khác quy định tại các Nghị định có liên quan là một bất cập lớn trong các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu. Thực trạng này cần có sự rà sốt và hồn thiện của Chính phủ để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường logistics.

­ Việc Nghị định 140 không điều chỉnh dịch vụ VTĐPT đã làm cho khung pháp lý về dịch vụ logistics trở nên khập khiễng, khơng cịn phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Sau này, nếu chúng ta ban hành văn bản điều chỉnh riêng về dịch vụ VTĐPT thì cũng sẽ khơng thống nhất với Nghị định 140. Chính phủ cần bổ sung dịch vụ VTĐPT vào chuỗi dịch vụ logistics và ban hành văn bản mới điều chỉnh điều kiện kinh doanh dịch vụ VTĐPT.

­ Các điều kiện về kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ơ tơ vẫn cịn nhiều bất cập cần sớm được khắc phục nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

­ Giữa Nghị định 140 và các văn bản có liên quan cịn mâu thuẫn với nhau về điều kiện chủ thể kinh doanh các dịch vụ logistics (như dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại

cảng bến thủy nội địa, dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải bằng ô tô). Nếu xem dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ có liên quan đến quá trình lưu chuyển hàng hóa thì điều kiện chủ thể kinh doanh phải là doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp. Nhưng do LTM năm 2005 và Nghị định 140 xem mỗi dịch vụ tạo thành chuỗi đều là dịch vụ logistics nên điều kiện trên trở nên bất hợp lý và đã loại bỏ nhiều chủ thể kinh doanh ra khỏi thị trường logistics trong khi họ vẫn có khả năng cung cấp được các dịch vụ này.

­ Cũng thơng qua việc tìm hiểu các văn bản về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ có liên quan, chúng ta cũng nhận thấy khái niệm dịch vụ logistics được hiểu rất khác nhau trong mỗi văn bản. Điều này sẽ tạo nên tính khơng thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ logistics.

­ Một doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ logistics trọn gói phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, phải xin nhiều giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ. Trong tất cả các giấy phép, điều kiện kinh doanh hiện hành, có những quy định khơng thực sự phù hợp hoặc quá phức tạp như giấy phép vận tải đường bộ, điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Ngồi ra, có nhiều quy định vẫn chưa được hướng dẫn thi hành nên cản trở sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp. Đây thực sự là một trở ngại cho các doanh nghiệp khi muốn trở thành nhà cung cấp trọn gói chuỗi dịch vụ logistics. Điều này cũng đã được Viện Nomura tổng hợp và rút ra kết luận về một trong những cản trở cho sự phát triển logistics ở Việt Nam là “các doanh nghiệp giao nhận, vận tải phải có nhiều loại giấy phép từ các cơ quan khác nhau cho một chuyến hành trình” [77]. Trước yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đang dần được điều chỉnh theo hướng tinh giản và hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác hậu kiểm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà nước cũng cần khắc phục một số trở ngại khác như việc cấm xe tải hoạt động trong các thành phố lớn vào ban ngày làm tăng chi phí vận tải và chi phí lưu kho cho doanh nghiệp; sự phân biệt đối xử trong thuế và biểu phí cảng biển; thủ tục thơng quan cịn nhiều phức tạp, mất nhiều

thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh logistics ở việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)