Giới hạn trách nhiệm của người kinhdoanh dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh logistics ở việt nam (Trang 87 - 99)

2.3. Mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics

2.3.3. Giới hạn trách nhiệm của người kinhdoanh dịch vụ logistics

Đối với các hoạt động thương mại nói chung, bồi thường thiệt hại là một chế tài thương mại, theo đó, bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trong dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ phải chịu trách nhiệm không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất tồn bộ hàng hóa. Quy định này cũng xuất phát từ những tập quán vận tải mà đặc biệt là vận tải biển. Khi mới xuất hiện, vận tải biển chịu rất nhiều rủi ro do cướp biển, chiến tranh, thiên tai,… làm cho vận tải biển trở thành một phương thức vận tải rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tổn thất đối với hàng hóa là rất cao và thiệt hại xảy ra là rất lớn. Để đảm bảo cho các chủ tàu có điều kiện bồi thường thiệt hại cho khách hàng và ổn định kinh doanh, nhiều biện pháp đã được đưa ra như quy định những trường hợp miễn trách, bảo hiểm, và giới hạn trách nhiệm cho người vận chuyển. Trong thời kỳ mà “thương nghiệp đi sau cờ tàu”, hoạt động giao thương quốc tế phụ thuộc rất lớn vào vận tải biển thì giới chủ tàu ln tìm cách tối thiểu hóa giới hạn bồi thường thiệt hại. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đa dạng của các phương thức vận tải khác cũng như sự lớn mạnh về vị thế của giới chủ

hàng, mức giới hạn trách nhiệm đang được điều chỉnh dần cho hợp lý.

Đối với các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, có những dịch vụ chịu rủi ro cao (như xếp dỡ hàng hóa lên, xuống tàu) nhưng hầu hết các dịch vụ cịn lại thì tính chất rủi ro khơng cao và thiệt hại nếu xảy ra thường là do năng lực, trình độ và ý thức của người làm dịch vụ (như sai sót trong khâu đóng gói, bao bì, kẻ ký mã hiệu; khai thủ tục hải quan khơng đúng quy định, bảo quản hàng hóa khơng đúng kỹ thuật,...). Vì thế, việc quy định giới hạn trách nhiệm đối với dịch vụ logistics là cần thiết nhưng cần có những quy định hợp lý thì mới phát huy được tác dụng đồng thời đảm bảo công bằng giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng.

Theo Nghị định 140, có thể chia giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thành hai trường hợp:

2.3.3.1. Khi cung cấp dịch vụ vận tải

Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về vận tải. Cụ thể:

- Đối với vận tải đường biển: Theo BLHH năm 2005, cơ sở trách nhiệm

của người vận chuyển đường biển là những mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc chậm trả hàng. Phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển đường biển là từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng. Trên cơ sở và trong phạm vi trách nhiệm này, người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo mức giới hạn sau:

+ Nếu hàng hóa đã được khai báo giá trị, chủng loại trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận ghi vào chứng từ vận chuyển thì được bồi thường trên cơ sở giá trị đó, cụ thể: hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo; hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị cịn lại của hàng hóa. Giá trị cịn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu khơng xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng. Quy định này cũng tương tự

như các điều ước quốc tế về vận tải biển. Tuy nhiên, luật cần quy định cách giải quyết khi giá trị thực tế của hàng hóa thấp hơn giá trị đã được khai báo. Trong trường hợp này, người vận chuyển chỉ phải bồi thường theo giá trị thực tế.

+ Nếu hàng hóa khơng được khai báo giá trị, chủng loại thì mức giới hạn trách nhiệm là 666,67SDR/1kiện hoặc 1 đơn vị hàng hóa hoặc 2SDR/kg trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị hàng hóa. Mức giới hạn này tương tự quy định của Nghị định thư SDR 1979 và thấp hơn mức giới hạn của Công ước Hamburg 1978 (835SDR/kiện hoặc 2,5kg/kg, tùy cách tính nào cao hơn) [22, 73]. BLHH năm 2005 cũng có tham khảo những quy định tiến bộ của

Nghị định thư Visby 1968 và Công ước Hamburg 1978 về cách tính số kiện/đơn vị hàng hóa. Cụ thể, khi hàng được đóng vào container hoặc các cơng cụ tương tự, nếu khách hàng có khai báo số kiện, đơn vị hàng trong container, cơng cụ thì tính theo số khai báo, nếu khách hàng khơng khai báo thì mỗi container, cơng cụ được xem là một kiện/đơn vị. Tuy nhiên, BLHH năm 2005 chưa ghi nhận rõ cách xác định container hoặc cơng cụ đóng hàng là 1 đơn vị để bồi thường cho khách hàng nếu cơng cụ đó khơng do người chun chở cung cấp.

Riêng đối với trường hợp chậm trả hàng, mức giới hạn trách nhiệm là 2,5 lần tiền cước của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số cước phải trả theo hợp đồng vận chuyển. Quy định này tương tự Công ước Hamburg 1978 (Công ước Brussels không ghi nhận trách nhiệm bồi thường do chậm giao hàng).

Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra. Người làm cơng, đại lý của người vận chuyển cũng được hưởng giới hạn trách nhiệm như người vận chuyển nếu họ hoạt động trong phạm vi công việc được ủy quyền. Tuy nhiên, họ sẽ không được giới hạn trách nhiệm nếu chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra. Nhìn chung, những quy định này tương tự các điều ước quốc tế về vận tải đường biển.

- Đối với vận tải đường thủy nội địa: Cơ sở trách nhiệm của người vận

chuyển đường thủy nội địa là những mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hóa. Như vậy, người vận chuyển đường thủy nội địa không chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển quá hạn. Phạm vi trách nhiệm: trong suốt quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng. Mức giới hạn trách nhiệm:

+ Nếu hàng hóa đã kê khai giá trị thì căn cứ vào giá trị hàng hóa khai trong giấy vận chuyển và theo mức thiệt hại thực tế mà bồi thường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hóa đã ghi trong giấy vận chuyển. Ở đây, Luật chưa dự trù trường hợp giá trị kê khai trên giấy vận chuyển khơng đúng với giá trị thực tế của hàng hóa (cao hơn) thì xử lý như thế nào.

+ Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hóa thì mức bồi thường được tính theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại, nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng BGTVT quy định. Hiện nay, BGTVT vẫn chưa có văn bản hướng dẫn vấn đề này.

Ngồi ra, tại khoản 1 Điều 91 LGTĐT năm 2004 cịn có quy định khi bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường được tính theo giá trị hàng hóa tại nơi và thời điểm mà hàng hóa được giao cho người nhận hàng. Nhưng tại khoản 2 thì lại quy định giá bồi thường do hai bên thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường; trường hợp khơng xác định được giá thị trường thì tính theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng. Có thể thấy, khoản 1 và khoản 2 Điều 91 mâu thuẫn nhau. Khoản 1 quy định thời điểm xác định giá trị hàng hóa là thời điểm giao hàng trong khi khoản 2 lại xác định theo thời điểm bồi thường. Giữa khoản 2 Điều 91 và khoản 2 Điều 93 cũng lại mâu thuẫn nhau. Vì khoản 2 Điều 91 xác định giá bồi thường là giá do hai bên thỏa thuận theo giá thị trường, nếu không xác định được giá thị trường mới tính theo giá trung bình của hàng cùng loại, cùng chất lượng. Nhưng khoản 2 Điều 93 lại quy định tính theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại ngay mà khơng tham khảo giá thị trường.

Như vậy, vấn đề giới hạn trách nhiệm trong vận tải đường thủy nội địa vẫn cịn nhiều bất cập, cần có những hướng dẫn cụ thể, thống nhất thì mới áp dụng được trong thực tế. Cụ thể, cần quy định cách giải quyết bồi thường thiệt hại khi giá trị

thực tế của hàng hóa thấp hơn giá trị đã được khai báo. Đồng thời, cần bổ sung trách nhiệm của người vận chuyển khi giao hàng chậm, ban hành văn bản hướng dẫn mức bồi thường khi hàng hóa không được kê khai giá trị và khắc phục tình trạng mâu thuẫn giữa các quy định của Điều 91 và Điều 93 LGTĐT năm 2004.

- Đối với vận tải hàng không: Về cơ sở trách nhiệm, người vận chuyển hàng không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa hoặc do vận chuyển chậm. Phạm vi trách nhiệm: từ thời điểm người gửi hàng giao hàng hóa cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa cho người có quyền nhận; khơng bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa được thực hiện ngồi cảng hàng khơng, sân bay. Quy định này cũng tương tự công ước Vác­sa­va, tuy nhiên, Cơng ước cịn bổ sung phạm vi trách nhiệm khi việc vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt, đường sông xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng máy bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại đó cũng được xem là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Nếu như LHKDD năm 1995 quy định phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển quá rộng so với pháp luật quốc tế (từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng) thì LHKDD năm 2005 lại quy định phạm vi trách nhiệm quá hẹp so với pháp luật quốc tế.

Trong vận tải hàng không, mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa được tính theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng khơng vượt quá giá trị thiệt hại thực tế.

+ Nếu hàng hóa có kê khai giá trị (người gửi hàng phải trả một khoản phí bổ sung) thì bồi thường theo mức giá trị đã kê khai. Nhưng nếu người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế.

+ Nếu hàng hóa khơng kê khai giá trị thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế. Nếu không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì áp dụng mức giới hạn trách nhiệm 17SDR/kg hàng.

+ Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.

+ Trọng lượng hàng hóa để tính bồi thường là trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển chậm và trọng lượng của các kiện hàng hóa khác trong cùng một vận đơn hàng khơng hoặc biên lai hàng hóa bị ảnh hưởng đến giá trị.

+ Người vận chuyển có thể thỏa thuận với người gửi hàng, người nhận hàng về các mức giới hạn cao hơn các mức giới hạn trách nhiệm trên nhưng không được thỏa thuận mức giới hạn trách nhiệm thấp hơn.

+ Trong trường hợp người vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra thì người vận chuyển khơng được hưởng mức giới hạn trách nhiệm trên.

Do vận tải hàng không là phương thức vận tải được áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để đảm bảo độ an tồn cao đồng thời cước phí vận chuyển cũng cao tương ứng nên mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hàng không cao hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác. LHKDD năm 2005 đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. Những quy định này cũng phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế như Công ước Vác­sa­va và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Đối với vận tải đường sắt: Theo quy định tại điều 108 LĐS năm 2005, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc vận chuyển hàng quá hạn, tuy nhiên, luật lại không quy định rõ phạm vi trách nhiệm của đường sắt. Mức giới hạn trách nhiệm trong vận tải đường sắt là:

+ Nếu có kê khai giá trị thì bồi thường theo giá trị đã kê khai hoặc giá trị thực tế nếu doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã kê khai.

+ Nếu không kê khai giá trị hoặc khơng có hóa đơn mua hàng thì mức bồi thường được tính theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại nhưng khơng vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng BGTVT quy định. Hiện nay, Bộ trưởng BGTVT đã ban hành Quyết định số 05/2006/QĐ­BGTVT ngày 13/01/2006 hướng dẫn vấn

đề này. Theo đó, mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận hoặc theo hóa đơn mua hàng hoặc theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp khơng có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng. Trường hợp khơng có cơ sở để giải quyết được theo quy định trên thì mức bồi thường không vượt quá 20.000đ cho một kg hàng hóa bị tổn thất nhưng khơng vượt q 7.000.000đ đối với mỗi kiện bị tổn thất. So với những quy định của Quy tắc thống nhất về hợp đồng vận chuyển quốc tế hàng hóa bằng đường sắt (CIM) năm 1980 (áp dụng ở các nước châu Âu và Trung Đơng) thì mức giới hạn trách nhiệm trên là khá thấp (Điều 40 của Quy tắc quy định mức giới hạn trách nhiệm là 17SDR/1kg hàng – khoảng 425.000đ) [80]. Đồng tiền thanh toán theo Quyết định trên cũng chưa mang tính quốc tế.

+ Ngồi ra, đối với hàng hóa khơng kê khai giá trị mà chỉ kê khai chủng loại và trọng lượng thì sẽ bồi thường theo giá trị trên hóa đơn mua hàng hoặc theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường, tùy theo cách tính nào cao hơn.

Mặc dù tại điểm e khoản 2 Điều 100 LĐS năm 2005 có quy định doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải khi quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhưng Điều 108 lại không quy định về mức giới hạn bồi thường thiệt hại cho trường hợp này. Theo quy định của Quy tắc thống nhất về hợp đồng vận chuyển quốc tế hàng hóa bằng đường sắt (CIM), 1980 thì giới hạn trách nhiệm của Đường sắt trong trường hợp này là không quá 3 lần tiền cước (Điều 43) [81].

- Đối với vận tải bằng ô tô: LGTĐB năm 2001 chủ yếu quy định về quản lý

hành chính đối với giao thơng đường bộ, rất ít quy định điều chỉnh về vận tải hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh logistics ở việt nam (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)