Nhân tố sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 51 - 97)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.1. Nhân tố sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và môi trường cạnh tranh

- Đặc điểm về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là tạo ra các sản phẩm dịch vụ duy trì, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng của xã hội như: Vệ sinh môi trường, vận hành hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, vườn hoa cây xanh, hệ thống thoát nước, đường giao thông đô thị, các sản phẩn từ xây lắp… với các đặc điểm chủ yếu sau:

+ Sản phẩm mang tính chất dịch vụ là chủ yếu, thời gian hợp đồng dịch vụ thường là theo từng năm, ngoài ra sản phẩm là đơn chiếc nếu là công trình xây lắp.

+ Quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ tuân theo một quy trình nhất định, các yếu tố chi phí cơ bản cấu tạo nên sản phẩm, dịch vụ theo các tiêu chuẩn định mức kinh tế - Kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sản phẩm, dịch vụ tạo ra tạo điều kiện cho sự phát triển của một đô thị, một địa phương hay nền kinh tế quốc dân nói chung.

+ Việc tìm kiếm việc làm (sản phẩm) là yếu tố đầu tiên, quan trọng cho sự hoạt động của Công ty. Hiện nay, sau khi cổ phần hóa phần dịch vụ đô thị được tỉnh, thành phố chủ trương đặt hàng ổn định trong 3 năm(2010 - 2012) đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hàng năm của công ty. Ngoài ra công ty còn khai thác tìm kiếm các dịch vụ như: Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho các tổ chức, cá nhân; dịch vụ tang lễ; vận chuyển hành khách; thi công các hạng mục công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công trình điện, trang trí nội ngoại thất… việc khai thác này gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn đến giá trị của sản phẩm hoàn thành nhiều khi phụ thuộc vào yếu tố chủ quan (giá trúng thầu công trình). Chi phí khai thác tìm kiếm sản phẩm tương đối lớn. Mặt khác giá trị sản phẩm tìm được (giá trị công trình trúng thầu) thường ở mức nhỏ đến trung bình (từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng).

+ Công ty thường phải ứng trước chi phí để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, khi sản phẩm, dịch vụ hoàn thành thì mới làm thủ tục thanh quyết toán, việc thanh toán thường bị chậm do phải thực hiện nhiều thủ tục và thiếu nguồn vốn kế hạch, có sản phẩm, dịch vụ việc thanh toán còn tồn tại trong nhiều năm sau khi hoàn thành, do vậy dẫn đến khoản công nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn, vốn bị ứ đọng, đây là khó khăn chủ yếu của công ty về mặt tài chính.

- Đặc điểm về thị trường cung cấp và đối thủ cạnh tranh

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố Thái nguyên, do vậy thị trường hoạt động của công ty tương đối hẹp và bị hạn chế.

Đối với việc cung cấp dịch vụ đô thị: Trước năm 2010 Công ty là doanh nghiệp Nhà nước được tỉnh và thành phố hàng năm giao kế hoạch đặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàng thường xuyên do vậy lĩnh vực này công ty không phải cạnh tranh với doanh nghiệp nào. Sau khi bắt đầu đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần từ năm 2010, để giảm bớt khó khăn cho đơn vị mới cổ phần, tỉnh và thành phố có chủ trương đặt hàng cung cấp dịch vụ trong 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012), sau năm 2012 sẽ tiến hành đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy chế của thành phố ban hành. Do đó từ năm 2013 trở đi công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh cung cấp dịch vụ đô thị cho Nhà nước vì tại Thái Nguyên cũng đã có 3 - 4 công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này, chưa tính ở địa phương khác.

Đối với lĩnh vực xây lắp: Lĩnh vực này công ty còn rất non trẻ, mới thực hiện được vài năm gần đây, năng lực về con người, thiết bị còn hạn chế do đó tính cạnh tranh chưa cao, chưa nhận thầu được các công trình có giá trị lớn. Mặt khác lĩnh vực này lại cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên hiện này có khoảng gần 40 doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong đó có các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn với năng lực và tiềm lực tài chính mạnh.

Để duy trì và mở rộng thị trường trong lĩnh vực này, chủ trương của lãnh đạo công ty trong những năm tới sẽ tập trung nguồn lực, đầu tư nâng cao năng lực cả về con người và thiết bị, thực hiện hình thức liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đấu thầu các công trình vừa và lớn, tập trung vào thị trường thuộc thành phố Thái nguyên và chú trọng đi sâu vào lĩnh vực xây dựng giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình điện chiếu sáng, chỉnh trang đô thị…là lĩnh vực truyền thống của công ty.

Tóm lại, thị trường tìm kiếm việc làm của công ty trong những năm tới sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc duy trì và phát triển thị trường là việc làm hết sức cấp bách, nó là nhân tố đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2.2. Đặc điểm về công nghệ

Để xem xét, phân tích đặc điểm về công nghệ của Công ty, ta xem xét bảng kê máy móc thiết bị chủ yếu Công ty chủ sở hũu tại thời điểm 31/12/2010.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp máy móc thiết bị chủ yếu của công ty thời điểm 31/12/2010

ĐVT: 1.000 đồng

TT Tên tài sản Số

lƣợng Nguyên giá Giá trị còn lại I Phƣơng tiện vận tải 22 14 002 601 2 850 799

1 Xe ô tô ép, vận chuyển chất thải 9 7 951 776 2 131 025

2 Xe ô tô tưới, rửa đường 3 1 201 250 0

3 Xe ô tô phục vụ tang lễ 5 2 214 273 254 300

4 Xe ô tô chuyên dùng, phục vụ khác 5 2 635 302 465 474

II Máy móc thiết bị 6 2 673 852 5 429

Tổng cộng 28 16 676 453 2 856 228

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010)

Theo số liệu thống kê về máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty, được đánh giá như sau:

- Về số lượng, chủng loại

Số lượng tương đối đầy đủ, da dạng về chủng loại đáp ứng cơ bản nhu cầu cho sản xuất, riêng thiết bị cho công tác xây dựng dân dụng, giao thông vẫn còn hạn chế, nhiều chủng loại máy móc, thiết bị khi thi công vẫn phải thuê ngoài.

- Về chất lượng

+ Hầu hết các phương tiện, thiết bị của công ty đều được sản xuất từ sau năm 2000 do đó đều đảm bảo chất lượng phục vụ thi công cho khoảng 5 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

8 năm tiếp theo, các phương tiện vận tải, xe chuyên dùng phần lớn đều được đầu tư của các hãng lớn, có chất lượng của Nhật, Hàn quốc. Những năm vừa qua công ty đã thực hiện khấu hao nhanh do đó giá trị còn lại tương đối thấp, đây là điều kiện thuận lợi để công ty hạ thấp được chi phí sản xuất cho những năm tiếp theo.

+ Số máy móc thiết bị được sản xuất trước năm 2000 hầu hết đã được thanh lý khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, hiện nay số lượng này còn lại chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số thiết bị của công ty, chủ yếu là sản xuất tại Liên Xô, Trung Quốc, Hiện tại vẫn đang sử dụng phục vụ sản xuất với hiệu quả trung bình, tuy nhiên phải thường xuyên bỏ chi phí đầu tư sửa chữa và chỉ có thể phục vụ sản xuất đạt yêu cầu trong vòng 2 -5 năm tiếp theo.

Tóm lại, với thực trạng công nghệ và máy móc thiết bị hiện nay cơ bản đáp ứng được lĩnh vực cung cấp dịch vụ đô thị, còn lĩnh vực thi công xây lắp khác thì cần phải có kế hoạch bổ xung nguồn vốn đầu tư trang bị và đổi mới các thiết bị chủ yếu phục vụ thi công công trình.

Vấn đề đổi mới máy móc thiết bị, và tìm biên pháp quản lý phù hợp sẽ được trình bày ở phần sau.

2.1.2.3. Đặc điểm về vật tư

Các loại vật tư chủ yếu cho hoạt động cung cấp các dịch vụ đô thị và xây dựng công trình của Công ty như là: Xi măng, đá các loại, sắt thép, nhựa đường, xăng dầu, vật tư điện .... có các đặc điểm sau:

- Có nhiều nguồn cung cấp và chủ yếu là nguồn hàng trong nước sản

xuất (trừ một số vật tư đặc chủng yêu cầu kỹ thuật cao trong một số công trình). Do vậy Công ty có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp vật tư trên cơ sở có lợi nhất.

- Đa số giá các loại vật tư biến động theo giá thị trường trong nước, một số mặt hàng như sắt thép, xăng dầu, nhựa đường giá biến động theo thị trường quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các vật tư đưa vào sử dụng đều phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định hiện hành.

2.1.2.4. Đặc điểm về nhân lực - Công tác quản lý - Công tác quản lý

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do vậy công tác quản lý trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp vì nội dung của công tác quản lý trong kinh doanh của doanh nghiệp bao trùm toàn bộ trên các khâu:

+ Lập chiến lược, kế hoạch.

+ Đảm bảo tổ chức thực hiện thành công. + Điều phối hoạt động kinh doanh.

+ Kiểm tra việc thực hiện.

Ở Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quản lý như sau:

Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ lao động hiện có thời điểm 31/12/2010

TT Ngành nghề Tổng số Trên ĐH ĐH, cao đẳng Trung cấp CN Kỹ thuật Phổ thông 1 Xây dựng dân dụng 28 03 02 02 21

2 Xây dựng cầu đường 36 04 04 03 25

3 Điện 25 08 02 15

4 Kinh tế 21 17 04

5 Môi trường, nông lâm nghiệp 181 02 02 02 175

6 Các ngành khác 69 05 06 23 35

Cộng 360 39 20 45 235

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo bảng thống kê trên và tình hình thực tế bố trí lao động của công ty, có một số điểm đáng chú ý sau:

+ Số lượng cán bộ quản lý và làm công tác gián tiếp tương đối thấp so với quy mô của doanh nghiệp với 23 người (kể cả gián tiếp tại các chi nhánh) trên tổng số lao động của công ty là 360 người. Số lượng cán bộ được đào tạo chính quy thấp (có 8 cán bộ quản lý và làm gián tiếp có trình độ đại học được đào tạo chính quy).

+ Việc phân công sắp xếp cán bộ một số bộ phận chưa được hợp lý nhất là đội ngũ cán bộ thuộc ngành nghề kinh tế.

+ Việc nhận biết đầy đủ, toàn diện về nội dung và biện pháp quản lý doanh nghiệp cũng như là năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ còn yếu.

+ Công ty chưa ban hành và thực hiện được quy chế đào tạo, tuyển dụng cán bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế, chưa có định hướng lâu dài trong phát triển nguồn nhân lực.

Từ các đặc điểm trên, nhận thấy Công ty cần phải hoàn thiện rất nhiều trong công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động.

- Tình hình sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Lao động là bộ phận của các yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động trong hàng hóa dịch vụ. Như vậy chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành sự tăng trưởng.

Vì vậy, nói đến đội ngũ lao động cần phải xét đến trình độ của kỹ năng và kỹ sảo.

Ngoài số lượng lao động theo bảng thống kê ở trên, do đặc điểm của ngành nghề hàng năm công ty còn phải thuê một số lượng lao động thời vụ để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện thi công các hạng mục công trình. Qua bảng thống kê lao động ở trên có thể đánh giá: Cơ cấu nhân lực có trình độ cao (Đại học, cao đẳng) không đồng đều, nhân lực thuộc các ngành giao thông, xây dựng, công nghệ môi trường hiện nay đang thiếu và cần tuyển dụng, ngành kinh tế thì số lượng nhiều, đây cũng là vấn đề khó khăn trong bố trí, sắp xếp nhân sự của công ty. Đội ngũ lao động trực tiếp của công ty có trình độ thấp, chủ yếu là lao động phổ thông không được đào tạo chuyên môn dẫn đến năng suất lao động chưa thật sự đồng đều, số lao động trực tiếp có trình độ tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 8%). Hiện nay do khối lương công tác dịch vụ Nhà nước đặt hàng được đảm bảo ít nhất hết năm 2012 do đó khối lượng công việc hàng năm đều đảm bảo cho số lượng lao động của công ty có việc làm ổn định, bình quân các năm từ 2008 - 2010, người lao động đạt từ 24 - 26 ngày công trên tháng với mức độ tăng năng suất lao động khoảng từ 15 đến 20%, đây chính là điều kiện thuận lợi và là yếu tố giúp cho thu nhập của người lao động công ty ổn định và tăng cao (thu nhập bình quân người lao động công ty năm 2010 đạt 4 triệu đồng/ người/ tháng).

2.1.2.5. Đặc điểm về vốn kinh doanh

Do đặc điểm của ngành nghề, các công ty trong ngành xây dựng phải cần số vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn. Các công ty thường phải ứng trước vốn ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian tương đối dài và sau khi quyết toán hoàn thành thì mới thu hồi được số vốn ứng trước. Do vậy các công ty phải có nhiều chính sách đảm bảo huy động nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đánh giá thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên, ta xem xét bảng kê tình hình vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3: Bảng kê tình hình vốn của Công ty năm 2008-2010

ĐVT: 1.000 đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I Tổng tài sản 36 815 709 48 911 284 54 480 840

1 Vốn lưu động 12 406 944 27 457 612 36 277 801

Trong đó: Các khoản phải thu 8 676 618 4 156 826 4 469 456

2 Vốn cố định 24 408 765 21 453 672 18 203 039

Tài sản cố định 24 408 765 21 453 672 18 203 039

Trong đó: Máy móc, T.Bị,

phương tiện vận chuyển 6 575 258 3 622 556 2 856 228

II Tổng nguồn vốn 36 815 709 48 911 284 54 480 840

1 Nợ phải trả 3 580 603 15 201 421 18 523 288

2 Nguồn vốn chủ sở hữu 33 235 106 33 709 863 35 957 552

Trong đó: - Vốn kinh doanh 16 076 090 17 643 000 17 643 000

- Các Quỹ 2 878 313 607 014 4 952 153

- Nguồn khác 14 280 703 15 459 849 13 362 399

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2008,2009,2010)

Từ bảng trên ta nhận thấy:

- Cơ cấu vốn của Công ty (năm 2010): Vốn lưu động chiếm 66%, Vốn cố định chiếm 34 %. Nếu chỉ nhìn vào cơ cấu này ta thấy cơ cấu vốn của Công ty chưa được hợp lý. Thực tế đi sâu vào tỷ trọng của từng khoản vốn

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 51 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)