5. Bố cục của luận văn
2.1.2.4. Đặc điểm về nhân lực
- Công tác quản lý
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do vậy công tác quản lý trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp vì nội dung của công tác quản lý trong kinh doanh của doanh nghiệp bao trùm toàn bộ trên các khâu:
+ Lập chiến lược, kế hoạch.
+ Đảm bảo tổ chức thực hiện thành công. + Điều phối hoạt động kinh doanh.
+ Kiểm tra việc thực hiện.
Ở Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quản lý như sau:
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ lao động hiện có thời điểm 31/12/2010
TT Ngành nghề Tổng số Trên ĐH ĐH, cao đẳng Trung cấp CN Kỹ thuật LĐ Phổ thông 1 Xây dựng dân dụng 28 03 02 02 21
2 Xây dựng cầu đường 36 04 04 03 25
3 Điện 25 08 02 15
4 Kinh tế 21 17 04
5 Môi trường, nông lâm nghiệp 181 02 02 02 175
6 Các ngành khác 69 05 06 23 35
Cộng 360 39 20 45 235
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo bảng thống kê trên và tình hình thực tế bố trí lao động của công ty, có một số điểm đáng chú ý sau:
+ Số lượng cán bộ quản lý và làm công tác gián tiếp tương đối thấp so với quy mô của doanh nghiệp với 23 người (kể cả gián tiếp tại các chi nhánh) trên tổng số lao động của công ty là 360 người. Số lượng cán bộ được đào tạo chính quy thấp (có 8 cán bộ quản lý và làm gián tiếp có trình độ đại học được đào tạo chính quy).
+ Việc phân công sắp xếp cán bộ một số bộ phận chưa được hợp lý nhất là đội ngũ cán bộ thuộc ngành nghề kinh tế.
+ Việc nhận biết đầy đủ, toàn diện về nội dung và biện pháp quản lý doanh nghiệp cũng như là năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ còn yếu.
+ Công ty chưa ban hành và thực hiện được quy chế đào tạo, tuyển dụng cán bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế, chưa có định hướng lâu dài trong phát triển nguồn nhân lực.
Từ các đặc điểm trên, nhận thấy Công ty cần phải hoàn thiện rất nhiều trong công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động.
- Tình hình sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Lao động là bộ phận của các yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động trong hàng hóa dịch vụ. Như vậy chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành sự tăng trưởng.
Vì vậy, nói đến đội ngũ lao động cần phải xét đến trình độ của kỹ năng và kỹ sảo.
Ngoài số lượng lao động theo bảng thống kê ở trên, do đặc điểm của ngành nghề hàng năm công ty còn phải thuê một số lượng lao động thời vụ để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
thực hiện thi công các hạng mục công trình. Qua bảng thống kê lao động ở trên có thể đánh giá: Cơ cấu nhân lực có trình độ cao (Đại học, cao đẳng) không đồng đều, nhân lực thuộc các ngành giao thông, xây dựng, công nghệ môi trường hiện nay đang thiếu và cần tuyển dụng, ngành kinh tế thì số lượng nhiều, đây cũng là vấn đề khó khăn trong bố trí, sắp xếp nhân sự của công ty. Đội ngũ lao động trực tiếp của công ty có trình độ thấp, chủ yếu là lao động phổ thông không được đào tạo chuyên môn dẫn đến năng suất lao động chưa thật sự đồng đều, số lao động trực tiếp có trình độ tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 8%). Hiện nay do khối lương công tác dịch vụ Nhà nước đặt hàng được đảm bảo ít nhất hết năm 2012 do đó khối lượng công việc hàng năm đều đảm bảo cho số lượng lao động của công ty có việc làm ổn định, bình quân các năm từ 2008 - 2010, người lao động đạt từ 24 - 26 ngày công trên tháng với mức độ tăng năng suất lao động khoảng từ 15 đến 20%, đây chính là điều kiện thuận lợi và là yếu tố giúp cho thu nhập của người lao động công ty ổn định và tăng cao (thu nhập bình quân người lao động công ty năm 2010 đạt 4 triệu đồng/ người/ tháng).