Phân tích thực trạng công tác đảm bảo tài chính cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 63 - 83)

5. Bố cục của luận văn

2.2.Phân tích thực trạng công tác đảm bảo tài chính cho hoạt động kinh doanh

doanh của Công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Thái nguyên

2.2.1. Phương pháp xác định nhu cầu tài chính cho hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên

Để xác định nhu cầu tài chính đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp phải dựa trên dự báo doanh thu của các loại sản phẩm và các chỉ số tài chính năm kế hoạch để xác định tổng nhu cầu vốn cần cho năm kế hoạch, sau đó dùng phương pháp bảng cân đối dự toán để xác định nhu cầu vốn bổ xung.

Sau đây ta xem xét phương pháp xác định nhu cầu vốn trong năm 2010 của Công ty để có những nhận xét đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các năm 2008 và 2009 Công ty không xác định nhu cầu tài chính cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn được đáp ứng một cách tự phát. Sang năm 2010 Công ty bước đầu đã lập kế hoạch năm trong đó có kế hoạch tài chính, ta hãy nghiên cứu việc lập kế hoạch tài chính này.

2.2.1.1. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2010

- Kế hoạch doanh thu, giá thành: Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp đã ký với chủ đầu tư, giá trị còn lại của hợp đồng chưa thực hiện, năng lực tài sản thiết bị, vốn hiện có và thống kê các năm về thị trường sản phẩm, công ty đã đề ra chỉ tiêu doanh thu kế hoạch năm 2010 là 52 Tỷ.

- Kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản là: 02 Tỷ

Trong đó: Mua xe ôtô ép, vận chuyển chất thải 10 tấn: 01 cái Ước tính gia trị thu hồi khi thanh lý (theo giá trị còn lại) : không

- Dựa vào thống kê các năm trước, kế hoạch giá thành, doanh thu, dự báo khả năng thanh toán, lãi suất ngân hàng, năng lực tài chính hiện tại đã xây dựng các chỉ số tài chính năm kế hoạch như sau:

+ Kỳ thu nợ: 36 ngày (lấy bằng chỉ số năm 2009)

+ Vòng quay TSCĐ: 2,3 lần (lấy bằng chỉ số năm 2009) + Vòng quay tổng tài sản: 1 lần (lấy bằng chỉ số năm 2009)

+ Lợi nhuận trước thuế: 5,4%/doanh thu (tương đương năm 2009) + Lãi cổ tức: 10 % (theo chỉ tiêu của HĐQT đề ra).

2.2.1.2. Cách xác định

Căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2010, Công ty xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh năm 2010 như sau:

- Nhu cầu đầu tư tài sản cố định (VTSCĐ ĐT):

VTSCĐ ĐT = 2.000.000.000 - 0 = 2.000.000.000 - Nhu cầu vốn cần cho kinh doanh (VKD) :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không xét đến yếu tố gia tăng của khoản phải thu, coi chỉ số này của hai năm như nhau

- Tổng nhu cầu vốn cần cho năm 2010 (TNCV):

TNCV = 52.000.000.000 + 2.000.000.000 = 54.000.000.000 - Tổng nhu cầu vốn bổ sung năm 2010 (TNCVBS):

TNCVBS = 54.000.000.000 - (48.911.000.000 - 0) TNCVBS = 5.089.000.000

(Trong đó: tổng tài sản 31/12/2009 là: 48.911.000.000)

2.2.1.3. Đánh giá mức độ chính xác của xác định nhu cầu vốn năm 2010 của công ty và phân tích các nguyên nhân

Để đánh giá mức độ chính xác của việc xác định tổng nhu cầu vốn và nhu cầu vốn bổ sung của Công ty, ta so sánh với tổng nhu cầu vốn, nhu cầu vốn bổ sung thực tế của Công ty năm 2010.

- Tổng nhu cầu vốn thực tế cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 là: 55.882.000.000 (theo kết quả tính toán ở phần dưới)

- Tổng nhu cầu vốn bổ sung thực tế cho hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 là: 2.938.410.000 (theo kết quả tính toán ở phần dưới)

Nhìn vào nhu cầu vốn thực tế năm 2010 ta thấy việc xác định nhu cầu vốn cho năm kế hoạnh của Công ty có sai lệch. Tuy nhiên đây là sự ngẫu nhiên, về thực chất cách xác định nhu cầu vốn của Công ty có nhiều điểm không chính xác từ căn cứ tính toán và cách tính; Do các nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cơ sở căn cứ của việc tính toán,cách xác định các chỉ tiêu như:

+ Việc dự báo doanh thu kế hoạch có sai số tương đối lớn đối với doanh thu thực hiện.

+ Việc đầu tư máy móc thiết bị mới trong năm (thực hiện trong tháng 7) đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cố định cần thiết, Công ty không loại trừ phần vốn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Do sự thay đổi về doanh thu, Công ty không tính đến sự gia tăng của khoản phải thu.

+ Trong tính toán, không tính đến sự gia tăng của vốn tự phát. + Trong tính toán, không tính đến phần gia số lợi nhuận giữ lại.

Từ các nguyên nhân trên và dựa trên cơ sở thực tế kinh doanh của Công ty trong năm 2010, ta tính lại nhu cầu vốn và nhu cầu vốn bổ sung như sau:

Thực tế doanh thu năm 2010 là: 57,8 tỷ;

Trong đó: các công trình đã ký hợp đồng năm trước(2009) dở dang chuyển sang là: 2 tỷ, các công trình khai thác mới là: 55,8 tỷ.

Trong năm 2010, Công ty thanh toán tiền công trình hoàn thành là 57,5 tỷ. Trong đó:

+ Nợ của năm 2009 là: 4,1 tỷ

+ Doanh thu năm 2010 của các hợp đồng đã ký 2009(2 tỷ) là: 0,83 tỷ + Doanh thu năm 2010 của hợp đồng mới (55,8 tỷ) là: 52,57 tỷ

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư tài sản (VTSCĐ ĐT) = 1.869.000.000 (là giá trị thực tế mua máy móc thiết bị mới)

- Xác định nhu cầu vốn cần cho kinh doanh. 4.470.000.000

Kỳ thu nợ = = 28 ngày (57.800.000.000/360)

Gia tăng khoản phải thu = (28 - 36) x 57.800.000.000/360 = - 1.280.000.000

VKD1 = (57.800.000.000/1) + (- 1.280.000.000) = 56.520.000.000 Theo chỉ số kỳ thu nợ năm kế hoạch, khoản phải thu năm 2009 chuyển sang là: 4.156.000.000 phải thu hết trong năm 2010, nhưng thực tế chỉ thu được: 2.986.000.000 khoản chênh lệch là: 1.170.000.000 sẽ làm tăng thêm nhu cầu vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

VKD = 56.520.000.000 + 1.170.000.000 = 57.690.000.000 - Xác định nhu cầu vốn cố định.

Nhu cầu vốn cố định = 57.800.000.000 : 2,3 = 25.130.000.000

Nhu cầu vốn cố định này được phần tài sản cố định mới đầu tư bổ sung một phần là:

VCĐBS = 25.130.000.000 - 21.453.000.000 = 3.677.000.000 - Tổng nhu cầu vốn cần cho kinh doanh:

TNCV = 57.690.000.000 + 1.869.000.000 - 3.677.000.000 TNCV = 55.882.000.000

- Xác định nhu cầu vốn bổ sung + Sự gia tăng lợi nhuận giữ lại

GSLNGL = 5.234.000.000 - 1.764.300.000 = 3.469.700.000 Trong đó: Lãi sau thuế : 5.234.000.000

Chia cổ tức (10%): 1.764.300.000 + Vốn tự phát gia tăng 57.800.000.000 VTP = x 3.504.000.000 - 3.504.000.000 49.800.000.000 VTP = 562.890.000 Trong đó: 3.504.000.000 Là vốn tự phát năm 2009 Như vậy Nhu cầu vốn bổ sung được tính như sau:

TNCVBS = 55.882.000.000 - 48.911.000.000 - 562.890.000 - 3.469.700.000 TNCVBS = 2.938.410.000.

2.2.2. Phân tích tình hình các chính sách đảm bảo tài chính cho hoạt động của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên

Trong các năm vừa qua công ty chưa xây dựng chiến lược kinh doanh, các kế hoạch năm được lập không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố, các cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

căn cứ còn chưa được chính xác. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do yếu tố lịch sử để lại. Trước năm 2010 Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động của Công ty chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả, tính chủ động chưa cao, mặt khác lại chủ yếu dựa vào dịch vụ đô thị đặt hàng của Nhà nước. Năm 2010 khi Công ty chuyển sang cổ phần, lúc này Hội đồng quản trị Công ty bắt đầu đề ra các giải pháp trước mắt và xây dựng chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2011 -2015.

Do vậy việc hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo tài chính của Công ty sẽ dự kiến đưa vào thực hiện từ năm 2011. Còn trong các năm trước, các chính sách đảm bảo tài chính được thực hiện một cách thụ động, chưa được xây dựng đầy đủ, chủ yếu thực hiện theo nhu cầu phát sinh thực tế trong năm. Sau đây, ta xem xét một số chính sách của Công ty đã thực hiện trong năm 2010.

2.2.2.1. Phân tích tình hình đảm bảo nhu cầu vốn cố định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2010 Công ty dự kiến nhu cầu vốn cố định là 25,13 tỷ đồng (tính dựa theo vòng quay tài sản cố định năm 2009), tài sản cố định nhu cầu cẩn bổ xung là 3,67 tỷ đồng, nhưng thực tế trong năm công ty chỉ đầu tư mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là: 1,869 tỷ được dùng từ nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đơn vị không phải sử dụng vốn vay để đầu tư hạng mục trên.

Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, trong năm 2010, lãi suất vay trung hạn của ngân hàng bình quân là: 15 %/năm, khả năng sinh lợi của tài sản Công ty là 9,6%/năm. Như vậy ta nhận thấy việc Công ty sử dụng nhiều vốn vay trung hạn để đảm bảo cho vốn cố định sẽ dẫn đến chi phí lãi vay cao, khả năng sinh lợi của tài sản không bù đắp được, do vậy hiệu quả kinh doanh giảm xuống.

Việc đầu tư máy móc thiết bị mới của Công ty là cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất, trong năm 2010 Công ty cũng đã dự định có phương án đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư một số máy móc thiết bị thi công và phương tiện vận tải. Nhưng theo tính toán nếu đầu tư mua máy xúc, xe lu rung, xe ôtô vận tải bằng nguồn vốn vay trung hạn và đi thuê xe bên ngoài thì phương án thuê sẽ có hiệu quả hơn (ít nhất trong 3 năm đầu tiên). Như vậy trong dự án đầu tư mua máy móc thiết bị chỉ nên mua 01 xe ép, vận chuyển chất thải (giá trị 1,869 tỷ) bằng nguồn vốn tự có vì đây là xe chuyên dùng không dễ đi thuê, còn trước mắt nên thuê thiết bị, xe vận chuyển để phục vụ thi công khác, sau đó cân nhắc tính toán đầu tư sau.

2.2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị của Công ty trong năm 2010 được giao quyền quản lý trực tiếp cho đội xe máy và các xí nghiệp, đội sản xuất đặc thù. Khi các đơn vị sản xuất có nhu cầu sử dụng sẽ có lệnh điều xe nội bộ phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp thiết bị, hàng tháng, quý Công ty sẽ thanh quyết toán chi phí cho các đơn vị theo lệnh điều xe và khối lượng thực tế. Thực trạng của việc quản lý sử dụng này có mặt thuận lợi và có hạn chế, thuận lợi là đội xe máy trực tiếp quản lý thì sẽ đảm bảo được tính chuyên môn, kỹ thuật xe máy như thường xuyên thiết bị được bảo dưỡng, sửa chữa vì Công ty có đội thợ kỹ thuật tốt, nhưng về hạn chế là các chi nhánh, đội sản xuất khác không được chủ động cao khi điều xe, phải bỏ ra cước phí vận chuyển máy đi và về nếu khi đó địa bàn hoạt động của các đơn vị này là xa thì phần chi phí di chuyển máy tương đối lớn, sửa chữa xe không kịp thời khi có công việc phát sinh...từ đó nhiều đơn vị có phương án thuê máy móc, phương tiện bên ngoài.

Thời gian hoạt động của máy móc thiết bị đối với các lĩnh vực như: môi trường, quản lý giao thông, sửa chữa điện chiếu sáng tương đối cao, bình quân đạt 11 đến 12 tháng trên năm, riêng đối với lĩnh vực xây lắp khác và phục vụ tang lễ, du lịch chỉ đạt thời gian hoạt động từ 7 đến 8 tháng trên năm.

Để khắc phục vấn đề này, Công ty cần có chính sách giao hết máy móc thiết bị và lái máy cho các đơn vị sản xuất, giải tán, sát nhập đội xe máy. Khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

giao máy móc thiết bị, Công ty ký hợp đồng sử dụng với các đơn vị hàng năm, như vậy các đơn vị sản xuất sẽ chủ động trong việc sử dụng và điều hành máy móc thiết bị cho thi công, nâng cao hiệu suất sử dụng máy, giảm chi phí quản lý của đội xe máy, đảm bảo nguồn thu của Công ty.

2.2.2.3. Phân tích tình hình thanh toán thu hồi vốn

Để xem xét tình hình thanh toán thu hồi vốn của Công ty, ta hãy xem xét tỷ trọng các khoản vốn trong tổng số vốn lưu động.

Bảng 2.5: Bảng kết cấu vốn lưu động thời điểm 31/12/2010

ĐVT: 1.000 đồng

TT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng

1 Tiền 30.647.406 84,4%

2 Các khoản phải thu 4.469.456 12,4%

3 Hàng tồn kho 1.064.531 2,9%

4 Tài sản lưu động khác 96.407 0,3%

Cộng 36.277.800 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010)

- Như vậy vòng quay của Vốn lưu động là: DT 57.892.000

Vp = = = 1,596 vòng VLĐ 36.277.800

- Thời gian cho một chu kỳ vốn lưu động là: 360 360

N = = = 225 ngày Vq 1,596

Trong đó thời gian của kỳ thu nợ là: 4.469.456

Kỳ thu nợ (KTN) = = 28 ngày 57.892.000/360

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy trong thời gian của một chu kỳ vốn lưu động, thì kỳ thu nợ của Công ty tương đối ngắn, không bị nợ đọng vốn lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2010, công tác thu hồi công nợ các công trình được giao cho phòng Tài chính kế hoạch chủ trì. Trong thực tế việc thu hồi thanh toán công nợ các công trình hết sức khó khăn, liên quan đến nhiều bộ phận trong Công ty, nhưng kết quả thanh toán công nợ trong năm đạt được tương đối tốt.

Để làm tốt hơn nữa công tác thanh toán công nợ, Công ty đã có cơ chế giao việc thanh toán các công trình trực tiếp cho các đơn vị sản xuất, phòng Tài chính kế hoạch là đơn vị chuyên môn phối hợp.

2.2.2.4. Phân tích tình hình huy động các nguồn vốn

Trong năm 2010, vấn đề nguồn vốn đáp ứng cho sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối thuận lợi, Công ty hoạt động hoàn toàn bằng vốn tự có, không phải vay vốn ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh, nguyên nhân của đảm bảo nguồn vốn này là do Công ty đang giữ lại khoản kinh thu từ bán phần vốn Nhà nước khi cổ phần hóa (giá trị gần 12 tỷ đồng), nguyên nhân chưa phải nộp về Ngân sách Nhà nước là chờ tỉnh hướng dẫn, đây là khoản lợi thế rất lớn bổ xung vốn kinh doanh trong kỳ của Công ty.

Ngoài ra Công ty đang hướng đến xây dựng các chính sách huy động vốn, ngoài vay vốn ngân hàng hiện nay lãi suất rất cao thì phương án huy động vốn trong cán bộ công nhân viên chức và giao khoán cơ chế cho các chi nhánh, đội sản xuất phải đáp ứng được một phần vốn để thi công đang được Công ty quan tâm. Nếu làm như vậy, Công ty sẽ giảm được một khoản vốn đáp ứng cho các đơn vị, vừa gắn trách nhiệm cao cho các đơn vị sản xuất trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét chương

Chương 2 đã trình bày được đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên, phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của Công ty. Chương này cũng nêu và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008 - 2010, phân tích thực trạng và phương pháp đảm bảo tài chính của Công ty những năm qua từ đó đánh giá các chính sách mà Công ty đã và đang thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH

CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN

3.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Thái nguyên giai đoạn 2011 - 2015

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 63 - 83)