Thu hút các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu tài chính cho chiến lược

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 89 - 97)

5. Bố cục của luận văn

3.3.6.Thu hút các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu tài chính cho chiến lược

kinh doanh của Công ty

Như ta đã thấy vai trò của tài chính hỗ trợ và thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên nói riêng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh dịch vụ thì vốn là một vấn đề hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì Công ty cần phải thực hiện được các giải pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất; Cần phải đổi mới công tác quản lý tài chính một cách có hiệu quả, tận dụng các nguồn vốn khác nhau ở trong và ngoài nước.

Thứ hai; Chủ động trong việc phân phối vốn, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong công nhân viên chức, lựa chon thời điểm phát hành thêm cổ phiếu và tạo sự hấp dẫn đối với các cổ đông của mình.

Thứ ba; Thường xuyên tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ tồn đọng để giảm bớt và rút ngắn tối đa thời gian hoàn vốn nội bộ của các dự án công trình. Đề nghị các chủ đầu tư tạo điều kiện thanh quyết toán các công trình một cách nhanh nhất, cho phép linh hoạt trong thanh toán với khách hàng.

Thứ tư; Sử dụng mọi biện pháp để chống lãng phí và thất thoát vốn trong quá trình thực hiện các dự án, công trình, muốn làm được điều này công ty phải hoàn thiện xây dựng quy chế quản lý tài chính nội bộ dựa trên nguyên tắc quản lý tài chính trong xây dựng cơ Bản của Nhà nước.

Thứ năm; Sử dụng các phần mềm để tự động hoá trong quá trình quản lý tài chính, xây dựng sổ sách kế toán và áp dụng hình thức kế toán cho phù hợp. Thường xuyên tiến hành thuê các chuyên gia tài chính, các công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán và tư vấn cho Công ty để áp dụng phương pháp quản lý tài chính có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dựa theo nhu cầu dự báo các nguồn vốn bổ sung trong giai đoạn năm 2011 - 2015, Công ty tổ chức huy động các nguồn vốn đảm bảo như sau:

- Đảm bảo uy tín, thương hiệu của Công ty trên thị trường và đặc biệt là với các cổ động để phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ: Năm 2013 phát hành 2,357 tỷ đồng để đầu tư cho ngành nghề khai thác, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, triển khai xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng; năm 2014 phát hành 2 tỷ đồng cùng với nguồn vốn các quỹ từ lợi nhuận giữ lại để hoàn thiện hệ thống khách sạn, nhà hàng; năm 2015 phát hành 3 tỷ đồng chủ yếu để đầu tư máy móc, thiết bị chuyên dùng.

Thực hiện chính sách này, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng lên, cơ cấu vốn thay đổi đảm bảo cho việc an toàn, tự chủ hơn về tài chính trong khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh và làm tăng được khả năng cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp khác.

- Dùng nguồn vốn tự có (các quỹ từ lợi nhuận giữ lại): Tổng số 18,3 tỷ đồng, sử dụng đầu tư là 12,3 tỷ đồng. Đây là một trong những nguồn vốn chủ yếu cho đảm bảo tài chính của Công ty, do vậy bằng mọi biện pháp phải bảo đảm được nguồn vốn này. Kiểm soát chặt chẽ lợi nhuận hàng năm, khi thấy có hiện tượng không đạt chỉ tiêu phải đề ra được biện pháp thay đổi hợp lý kịp thời. Công ty chú trọng khai thác tối đa lợi nhuận của lĩnh vực cung cấp dịch vụ công ích đô thị nhà nước đặt hàng và xây lắp các công trình hạ tầng đô thị.

Nếu nguồn vốn này được đảm bảo, sẽ làm cho cơ cấu nguồn vốn ở mức hợp lý, Chủ động được về tài chính, không mất chi phí sử dụng vốn và lợi nhuận ngày càng được nâng cao.

- Vay trung hạn ngân hàng là: 12 tỷ đồng, để đầu tư máy móc thiết bị là: 4 tỷ đồng, xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp là: 3 tỷ đồng, đầu tư khác: 5 tỷ đồng. Về thực tế nguồn vốn này sẽ được đảm bảo, nhưng phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

giám sát, quản lý hết sức chặt chẽ, đầu tư đúng mục đích. Đảm bảo các nguồn thu để trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn.

- Vay ngắn hạn ngân hàng với thời gian vay từ 6 tháng đến 9 tháng để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động là: 26,7 tỷ đồng, khoản vay này luân chuyển thường xuyên trong năm.

Ngoài ra, nếu điều kiện huy động vốn từ tín dụng ngân hàng không thuận lợi, sẽ xây dựng phương án huy động trong nội bộ người lao động trong Công ty và thực hiện liên doanh với các Công ty khác để đảm bảo thực hiện hai dự án kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng tại phường Trung Thành thành phố Thái nguyên; khu vui chơi giải trí tại vườn hoa Sông cầu thành phố Thái nguyên. Mặc dù hình thức liên doanh do mỗi bên tự bỏ vốn để đầu tư và thu hồi vốn, nhưng Công ty phải hết sức thận trọng, đảm bảo bình đẳng trong liên doanh như vậy góp phần giúp Công ty thực hiện thành công hai dự án mở rộng ngành nghề kinh doanh.

Nhận xét chương

Nội dung của chương III đã đề cập được định hướng mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty, dự kiến một số chỉ tiêu cho giai đoạn 2011 - 2015, từ đó xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển. Trong chương này tác giả cũng đã đưa ra được một số nhóm giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tài chính cho thực hiện thành công chiến lược phát triển của Công ty giai đoạn 2011 -2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trong cơ chế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt, việc phát triển sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao cho mình là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn và sử dung vốn sao cho có hiệu quả. Huy động vốn cho đủ sản xuất kinh doanh đã là một bài toán khó song làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ấy có khả năng tiếp tục tái sản xuất trở lại khó khăn nhiều hơn. Đó chính là yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không.

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên muốn chiếm lĩnh được thị trường, phát triển bền vững thì hiệu quả hoạt động của Công ty luôn phải ổn định và tăng trưởng. Công ty phải thực hiện nhiều biện pháp, chính sánh tiên tiến, phù hợp để đạt được điều này.

Từ kết quả của việc nghiên cứu đề tài, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Công ty nhằm xây dựng, sửa đổi các chính sách cho phù hợp, đặc biệt là chính sách đảm bảo tài chính cho chiến lược kinh doanh, cụ thể:

Một là, Thành lập bộ phận nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh doanh của Công ty do Chủ tịch hội đồng quản trị phụ trách và các cán bộ phòng ban kiêm nhiệm. Bộ phận này có nhiệm vụ đề ra các giải pháp và chính sách tổng thể, chi tiết cho từng mục tiêu kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, so sánh việc thực hiện các chính sách, đúc rút kinh nghiệm đề ra biện pháp khắc phục nhược điểm. Các chính sách phải đảm bảo mục tiêu hàng đầu là Công ty phát triển ổn định, có hiệu quả.

Hai là, Sửa đổi quy chế sản xuất kinh doanh cho phù hợp, đặc biệt là quy chế khoán quản cho các chi nhánh, đội sản xuất. Quy chế khoán quản phải đảm bảo các yếu tố sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khoán tỷ lệ phần trăm trên giá trị công trình cho các chi nhánh, đội sản xuất. Các đơn vị này phải lập biện pháp, dự toán thi công trên tỷ lệ được giao khoán. Tự chịu trách nhiệm toàn bộ công trình từ thi công, chất lượng, thanh toán. Như vậy nâng cao sự tự chủ trong thi công của các đơn vị sản xuất, giảm bớt được chi phí trung gian trong thanh toán, vốn thu hồi nhanh hơn không bị ứ đọng vốn.

+ Trong dự toán thi công phải có một tỷ lệ của lợi tức, lãi vay để đảm bảo bất cứ công trình nào thi công đều phải có lãi, tuỳ theo từng công trình tỷ lệ lợi tức phải phấn đấu đạt từ 5% giá trị công trình trở lên. Thực hiện tốt vấn đề này lợi nhuận của Công ty luôn được đảm bảo, có vốn để đầu tư sản xuất, giảm một phần đáng kể chi phí sử dụng vốn vay.

+ Xây dựng hạn mức sử dụng vốn cho các xí nghiệp, đội sản xuất trên cơ sở tài sản đảm bảo, tiền thanh toán của các công trình thi công, giá trị doanh thu mà đơn vị thực hiện. Chính sách này đảm bảo nâng cao được doanh thu, thu hồi vốn nhanh hơn do các đơn vị sản xuất tích cực, chủ động hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, Hiện nay tài sản đảm bảo dùng để vay vốn ngân hàng của Công ty rất hạn chế, do vậy phải huy động các tài sản cá nhân của cổ đông, người lao động như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tài sản có giá khác để Công ty dùng làm tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng. Các thành viên HĐQT, ban Giám đốc công ty, trưởng phó phòng, Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, đội trưởng, đội phó là các đối tượng trước tiên phải gương mẫu thực hiện.

Với chính sách này, thực hiện việc gắn trách nhiệm cao của người đứng đầu các bộ phận sản xuất kinh doanh trong việc quản lý và kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó các cá nhân có tài sản này được Công ty trả một khoản lãi nhất định hàng năm. Việc huy động tài sản này là căn cứ xét hạn mức sử dụng vốn cho từng chi nhánh, đội thi công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bốn là, Thực hiện việc quản lý tài sản, máy móc thiết bị một cách hợp lý theo hướng giao khoán tài sản, thiết bị máy móc thi công cho từng chi nhánh, đội sản xuất bằng hợp đồng giao khoán nội bộ, thời gian giao khoán một năm là đủ 12 tháng, đơn vị có trách nhiệm quản lý và khai thác các máy móc thiết bị này. Như vậy các chi nhánh, đội thi công mới có trách nhiệm sử dụng tối đa công suất của thiết bị máy móc, Công ty thu được khấu hao và khả năng sinh lợi của tài sản sẽ được nâng cao hơn.

Năm là, Đảm bảo tỷ lệ trả lãi cổ tức hàng năm, tạo uy tín với cổ đông trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi để phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của Công ty.

Sáu là, Thực hiện mọi hình thức liên doanh, liên kết với nhiều đối tác, trong các lĩnh vực trên cơ sở bình đẳng lợi ích. Phải biết tính toán tổng thể và lâu dài trong liên doanh, tạo uy tín với đối tác, tranh thủ tối đa các nguồn vốn trong liên doanh.

Bảy là, Thành lập tổ công tác để thanh toán công nợ do các cán bộ phòng ban kiêm nhiệm và đồng chí Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách tổ này. Nhiệm vụ của tổ thanh toán là thường xuyên lập đầy đủ các yêu cầu trong thanh toán, bám sát các Chủ đầu tư, khách hàng để thanh toán kịp thời. Phải có cơ chế tạo ra ra một khoản chi phí cho công tác này trên cơ sở tính toán lợi ích khi thanh toán các khoản nợ tồn đọng. Như vậy sẽ giảm đáng kể khoản phải thu, bổ sung vốn cho kinh doanh.

Tám là, Công ty phải cân đối tính toán tỷ trọng các khoản vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động, từ đó đề ra các chính sách phù hợp.

- Trong một, hai năm đầu hoạt động với mô hình cổ phần hoá vì nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế, chưa tính luỹ được nhiều, khoản phải thu còn tương đối cao cho nên công ty phải cố gắng duy trì mức đầu tư trung bình vào vốn lưu động, chấp nhận lợi nhuận ở mức trung bình. Giai đoạn này, Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

dùng một phần vốn chủ sở hữu và các khoản nợ chiếm dụng định kỳ để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên, còn tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng vốn vay.

- Trong giai đoạn năm 2012 - 2015, Khả năng thanh toán các công trình được cải thiện, các khoản phải thu giảm xuống, các sản phẩm mới đã ổn định và trong thời gian thu hồi vốn. Trong giai đoạn này Công ty phải thực hiện đảm bảo sao cho tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bởi vốn chủ sở hữu, nợ trung, dài hạn và một phần nợ định kỳ. Còn tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bởi một phần nợ định kỳ và vốn vay.

Chín là, Công ty chỉ mua một số vật tư chủ yếu có tính đặc thù như: nhựa đường, vật tư điện, hóa chất ...theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chi nhánh, đội sản xuất; còn lại toàn bộ vật tư có cơ chế giao cho đơn vị trực thuộc chủ động toàn bộ theo nhu cầu. Như thế sẽ tiết kiệm được một khoản vốn lưu động đáng kể

Mười là, Lập phương án đầu tư mua sắm thiết bị, đầu tư mở rộng ngành nghề, tính toán chính xác hiệu quả của dự án, so sánh với các phương án khác để đưa ra quyết định phù hợp. Lập cách tính khấu hao máy móc thiết bị thi công theo năng suất và phân bổ các khoản chi phí này cho đơn vị thi công. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá, kiểm tra của việc sử dụng tài sản cố định như: Hiệu suất sử dung tài sản, hiệu suất sử dụng vốn cố định, so sách các chỉ tiêu này với mức trung bình ngành xây dựng và lãi suất ngân hàng từ đó đánh giá việc sử dụng tài sản của Công ty đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thông qua luận văn này có thể giúp Công ty xây dựng được chính sách tài chính phù hợp đảm bảo cho chiến lược phát triển của Công ty trong từng thời kỳ, ngoài ra còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác hoạt động trong và ngoài lĩnh vực khi xây dựng phương án đảm bảo nhu cầu tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Cẩm nang nghiệp vụ Quản lý tài chính kế toán trưởng doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Kế toán trưởng doanh nghiệp và những quy định

về chế độ quản lý tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo đầu tư (các số năm 2010, 2011).

4. Bộ kế hoạch và đầu tư, Tạp chí đầu tư chứng khoán (các số năm 2010, 2011).

5. Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên (2010),

Điều lệ tổ chức và hoạt động.

6. Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên (2010),

Quy chế tổ chức sản suất kinh doanh, quy chế quản lý tài chính.

7. Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên (2010),

Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên thời kỳ 2011-2015.

8. Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên, Báo cáo

tài chính của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. PGS-TS. Nguyễn Đình Kiệm - TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

10. TS. Bùi Hữu Phước - TS. Lê Thị Lanh - TS. Lại Tiến Dĩnh - TS. Phan

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 89 - 97)