Tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường và

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 60 - 63)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3.Tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường và

công trình đô thị Thái nguyên trong 3 năm 2008 - 2010

Mục đích của mọi hoạt động là mang lại hiệu quả, hiệu quả càng cao thì hoạt động càng có ý nghĩa và mục đích của hoạt động là đúng đắn phù hợp. Hiệu quả hoạt động nói chung mà trọng tâm là hiệu quả hoạt động kinh doanh, là nhân tố quyết định sự phát triển lâu dài bền vững các doanh nghiệp, là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất trong sự tồn tại và phát triển.

Hiệu quả là phạm trù khoa học về quản lý kinh tế, có vai trò đặc biệt và có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn quản lý cũng như trong khoa học về quản lý kinh tế. Việc xác định và nâng cao hiệu quả có quan hệ chặt chẽ tới mọi vấn đề trong quản lý kinh tế, là vấn đề cơ bản nhất của quản lý kinh tế. Vì vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

người ta quan tâm tới việc nâng cao và tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế. Lý do của vai trò và tác dụng của phạm trù hiệu quả trong thực tiễn về mặt khoa học xuất phát từ những căn cứ:

Mọi quá trình kinh tế từ việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế đều bao gồm hai yếu tố cơ bản đó là: Chi phí và kết quả.

Mối quan hệ giữa hai yếu tố này tức là giữa đầu vào và đầu ra của các hoạt động kinh tế là nội dung của hiệu quả. Như vậy mối quan hệ giữa hiệu quả và chi phí theo nhiều cách thức khác nhau thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của hiệu quả. Vì vậy trong quản lý kinh tế, trước hết người ta phải tìm cách xác định đúng hai yếu tố cơ bản này và tìm cách thay đổi mối quan hệ giữa chúng với nhau để có được hiệu quả kinh tế ngày càng tăng.

Nâng cao hiệu quả kinh tế ở tất cả các khâu, các cấp là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý theo nghĩa tổng quát, hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ chính của nền kinh tế với chi phí nhỏ nhất.

Phạm trù hiệu quả kinh tế cần được hiểu một cách toàn diện cả hai mặt định lượng và định tính. Về định lượng hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng nỗ lực ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó của việc giải quyết những mục tiêu kinh tế với những mục tiêu chính trị - xã hội. Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể riêng rẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế không cho phép đồng nhất hiệu quả với kết quả. Hiệu quả kinh tế luôn là phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu về được. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết được tính toán và phân tích hiệu quả.

Căn cứ vào nội dung và tính chất của hiệu quả người ta chia hiệu quả ra thành: - Hiệu quả kinh tế

- Các hiệu quả khác như: Xã hội, chính trị, môi trường.

Trong các hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất, đồng thời là cơ sở để đáp ứng nhu cầu ngày vàng tăng và là tiền đề để thực hiện các yêu cầu xã hội khác.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải có các chỉ tiêu đo lường hiệu phù hợp, thông thường các doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả sau:

- Khả năng sinh lời của tài sản: (Chỉ tiêu đo lường 1)

Chỉ tiêu này phản ánh bỏ ra một đồng tài sản để kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lãi.

- Hiệu quả kinh doanh (Chỉ tiêu đo lường 2)

Chỉ tiêu này phản ánh, để có được một đồng lãi thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Sau khi sử dụng các chỉ tiêu trên để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta cần so sách các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu năm trước và với lãi suất ngân hàng để đưa ra đánh giá chính xác. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân chính, sâu xa để có được kết quả các chỉ tiêu đó.

Sau đây, ta xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên qua các năm từ 2008-2010.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2008-2010 ta tính toán các chỉ tiêu đo lường và so sánh với các chỉ tiêu năm trước, với lãi suất tiền vay ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của Công ty từ năm 2008-2010 TT Chỉ tiêu Lợi nhuận trƣớc thuế/ tổng tài sản (%) Lợi nhuận trƣớc thuế/ tổng chi phí (%) Lợi nhuận trƣớc thuế/ Vốn Điều lệ (%) I Năm 2008 5,12 5,94 11,92

So với năm trước 113,24 102,36 110,15

So với lãi suất ngân hàng 28,22 33,41 66,74

II Năm 2009 6,48 5,87 15,66

So với năm trước 126,56 98,82 131,37

So với lãi suất ngân hàng 61,71 55,90 149,14

III Năm 2010 12,14 13,26 39,21

So với năm trước 187,34 225,89 250,38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với lãi suất ngân hàng 80,93 88,40 261,40

(Nguồn: Kết quả tính toán)

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 60 - 63)