Kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhật bản

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 42 - 97)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhật bản

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản có thể được hỗ trợ vốn ngân hàng qua việc chứng minh khả năng phát triển trong tương lai.

Nâng cao công tác quản trị của DN

Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tổ chức tốt việc tiêu thụ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ

Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả 1%

Có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra với NVKD Khác 12% 5% 6% 17% 14% 24% 21% Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Không thay đổi do cấu trúc vốn hiện tại đã đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

Tăng tỉ lệ vốn cổ phần - giữ nguyên tỉ lệ nợ vay Tăng cả tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn cổ phần

18%

Tăng tỷ lệ nợ vay giữ nguyên tỉ lệ vốn cổ phần

26%

22%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại Hội thảo “Giới thiệu về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, do Viện nghiên cứu Đào tạo và Nghiên cứu quốc tế (IIST) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia Nhật Bản đã nêu ra nhiều kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc hỗ trợ vốn cho khối doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể học hỏi, vận dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển…

Theo ông Võ Tân Thành, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, hiện nay, 98% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này rất năng động, góp phần không nhỏ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn trong khủng hoảng vừa qua. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính do không có nhiều tài sản thế chấp, khó vay vốn ngân hàng.

Trên thực tế, dù có được những phương án kinh doanh tốt, nhưng không có tài sản thế chấp, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn rất khó vay được vốn của ngân hàng. Ông Tatsuya Hoshino - Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam cho biết, trong trường hợp như vậy, vẫn có cách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc chứng minh khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

“Ví dụ, một doanh nghiệp xe hơi không có vốn, nhưng họ có điểm mạnh về mặt kỹ thuật, chúng tôi đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn cho họ. Đây là một cách rất thực tế. Nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tiền, không có thế chấp, nhưng có ý tưởng và kỹ thuật tốt, thì cần giải thích cho Chính phủ và ngân hàng để được hỗ trợ. Mặt khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa không có vốn cũng có thể kết hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để được hỗ trợ”, ông Tatsuya Hoshino cho biết thêm.

Cũng theo ông Tatsuya Hoshino, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản thậm chí có thể tận dụng quyền sở hữu trí tuệ để tiếp cận nguồn vốn, mà không cần tài sản thế chấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở góc độ khác, hiện nay, mức lãi suất cho vay của Nhật Bản rất thấp, chỉ 2,5%/năm, do lạm phát ở Nhật rất thấp (có khi còn giảm phát), nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất muốn tiếp cận để vay vốn từ các quỹ tài chính của nước này.

(Nguồn: Baodautu.vn, số ra ngày thứ sáu, 21/01/2011)

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi chủ yếu sau đây:

- Cơ sở khoa học của công tác nghiên cứu đảm bảo tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

- Thực trạng công tác đảm bảo tài chính đối với hoạt động của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên như thế nào?

- Xây dựng phương án và các giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên?

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Thu thập, tổng hợp dữ liệu

Sử dụng phương pháp thu thập mọi nguồn thông tin, dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình phân tích, dự báo tài chính. Bao gồm từ những nguồn cung cấp sau:

- Thông tin, dữ liệu từ bên ngoài: Báo cáo của UBND tỉnh, Ban đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Thái nguyên; Sở Tài chính; Cục thống kê, từ nguồn sách, báo, tạp chí, trang tin điện tử…

- Thông tin, dữ liệu nội bộ: Báo cáo tài chính, các báo cáo quản trị, báo cáo chiến lược phát triển của công ty… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong báo cáo tài chính doanh nghiệp năm 2008, 2009, 2010 là những nguồn thông tin chủ yếu và đặc biệt quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các thông tin, tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để phù hợp cho tổng hợp, tính toán, phân tích.

1.2.2.2. Phương pháp phân tích

Về lý thuyết, có rất nhiều phương pháp nhưng trên thực tế ta dùng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.

- Phương pháp so sánh:

+ Về nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán…)

+ Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian + Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch

+ Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

Nội dung so sánh bao gồm:

 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi.

 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ phát triển.

 So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với lãi xuất ngân hàng thương

mại cùng thời điểm để xác định được hiệu quả của chỉ tiêu.

 So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó thông qua các kỳ.

- Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phân tích đề tài, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.2.3. Phương pháp dự báo

Từ việc phân tích thực trạng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và 3 năm gần đây 2008 - 2010, kết hợp với chiến lược phát triển trung hạn của công ty 2011 - 2015, thực trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội của địa phương để dự báo cho công tác đảm bảo tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.

Để nâng cao mức độ chính xác của dự báo, thông thường ta kết hợp cả hai phương pháp dự báo định tính và định lượng. Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo.

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài được trình bày chi tiết ở phần lý luận trên, bao gồm các nhóm chỉ tiêu chính như:

+ Các tỷ số về khả năng thanh toán:

 Chỉ số lưu động: Tính bằng tài sản lưu động trên tổng nợ ngắn hạn.

 Chỉ số nhanh: Tính bằng tài sản lưu động trừ hàng tồn kho trên tổng

nợ ngắn hạn,…

+ Các chỉ số về quản lý tài sản:

 Vòng quay hàng tồn kho: Tính bằng doanh thu trên hàng tồn kho trong kỳ.

 Vòng quay tài sản cố định: Doanh thu trên tài sản cố định bình quân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời: Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần…

Nhận xét chương

Nội dung của chương này đã trình bày và làm rõ cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, qua đó thấy rõ được bản chất, vai trò và tầm quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Nội dung của chương cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng, cách xác định, phương pháp đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Trong chương này có trình bày một số kinh nghiệm, số liệu khảo sát thực tế của công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam (năm 2011), kinh nghiệm trong công tác huy động vốn của doanh nghiệp Nhật Bản cũng là một bài học chúng ta nên học tập. Chương này cũng đã trình bày phương pháp nghiên cứu, hệ thống một số chỉ tiêu nghiên cứu nội dung đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH

CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN

2.1. Đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Thái nguyên phần môi trƣờng và công trình đô thị Thái nguyên

2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của công ty

Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, xây lắp đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, quá trình hình thành và phát triển qua các mốc thời kỳ như sau:

- Trước năm 1997 là đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc UBND thành phố Thái nguyên.

- Từ năm 1997, UBND tỉnh Thái nguyên ký quyết định chuyển đổi tên thành Công ty quản lý đô thị Thái nguyên, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

- Năm 2006, công ty chuyển hình thức hoạt động với tên gọi là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên, vốn 100% Nhà nước, đại diện chủ sở hữu là Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần và bắt đầu đi vào hoạt động theo mô hình mới từ ngày 01/01/2010 với tên gọi: Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên theo giấy phép kinh doanh đăng ký lần đầu số 4600123233 ngày 29/12/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công ty có trụ sở chính tại địa chỉ: 302 đường Cách mạng tháng tám, thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái nguyên.

* Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty

- Dịch vụ vệ sinh môi trường: Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải độc hại;

- Quản lý, duy trì hệ thống điện chiếu sáng công cộng, điện trang trí; - Quản lý, duy trì, bảo vệ hệ thống vườn hoa cây xanh đô thị, nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố;

- Quản lý, duy tu hệ thống thoát nước đô thị, hệ thống đường giao thông nội thị;

- Quản lý các công trình công cộng, hệ thống biển báo giao thông, biển tên đường, tên ngõ;

- Dịch vụ tang lễ, hút bể phốt;

- Sản xuất và kinh doanh thiết bị phục vụ cho hoạt động môi trường, vật liệu xây dựng, vật liệu điện, giống cây trồng;

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước, điện dân dụng, điện chiếu sáng công cộng, hạ tầng đô thị; Xây dựng đường dây trung, cao thế và trạm biến áp; Trang trí nội, ngoại thất, vườn hoa, cây cảnh;

- Dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách đường bộ; Cho thuê tài sản, bến bãi, nhà xưởng; Dịch vụ quảng cáo; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn.

- Kinh doanh bất động sản; Hoạt động tài chính, đầu tư kinh doanh vốn.

* Quy mô công ty

- Vốn Điều lệ: 17.643.000.000 đồng. - Tổng số lao động: 360 người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn * Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của công ty gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy quản lý điều hành, các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty:

- Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên, trong đó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, Ban kiểm soát gồm 03 thành viên, trong đó có 01 Trưởng ban kiểm soát.

- Bộ máy quản lý điều hành:

+ Đứng đầu bộ máy quản lý điều hành là Giám đốc, Giám đốc do Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm;

+ Giúp việc cho Giám đốc có 02 Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực SXKD của Công ty và 01 Kế toán trưởng do Giám đốc đề xuất và HĐQT quyết định;

+ Các phòng chức năng:

 Phòng tổ chức hành chính;

 Phòng Tài chính kế hoạch.

Các phòng chức năng có chức năng tham mưu, giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn theo nhiệm vụ được công ty giao, giúp giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của các chi nhánh, đội sản xuất.

- Các đơn vị sản xuất trực tiếp:

 Chi nhánh vệ sinh môi trường;

 Chi nhánh quản lý giao thông;

 Các đội sản xuất: Đội điện; đội xe máy; đội vườn hoa cây xanh; đội bảo vệ công cộng; đội xây lắp.

Các chi nhánh, đội thi công có trách nhiệm thực hiện trực tiếp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÁC PHÒNG

CHỨC NĂNG CÁC CHI NHÁNH, ĐỘI SẢN XUẤT

(Sơ đồ tổ chức của công ty)

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái nguyên môi trường và công trình đô thị Thái nguyên

2.1.2.1. Nhân tố sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và môi trường cạnh tranh - Đặc điểm về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty - Đặc điểm về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là tạo ra các sản phẩm dịch vụ duy trì, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng của xã hội như: Vệ sinh môi trường, vận hành hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, vườn hoa cây xanh, hệ thống thoát nước, đường giao thông đô thị, các sản phẩn từ xây lắp… với các đặc điểm chủ yếu sau:

+ Sản phẩm mang tính chất dịch vụ là chủ yếu, thời gian hợp đồng dịch

Một phần của tài liệu xây dựng phương án đảm bảo tài chính cho chiến lược phát triển của công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên (Trang 42 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)