Từ xa xưa cộng đồng người Thái và H’Mông sống ở vùng núi rừng Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng có nhiều kinh nghiệm về sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ như: Măng rừng, rau rừng, củ, quả rừng để làm thực phẩm; một số sản phẩm được dùng làm thuốc như quả Sơn tra, Đảng sâm, Hà thủ ô,… Một trong những lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái, H’Mông ở Sơn La sử dụng nhiều đó là sản phẩm lấy từ cây Mắc khén, quả Mắc khén là loại gia vị thường có trong các món ăn mang tính chất đại diện như: Cá pỉnh tộp, măng lay chấm chéo, nậm pịa, thịt gác bếp nhờ có hương vị Mắc khén mà món ăn thêm phần hấp dẫn. Do cộng đồng người Thái, H’Mông thường xuyên sử dụng quả Mắc khén nên kiến thức về Mắc khén rất phong phú, vì vậy phát triển kiến thức trong sử dụng Mắc khén là góp phần giữ gìn những đặc trưng và bản sắc dân tộc, thông qua đó, giáo dục và truyền lại cho thế hệ sau. Hiện nay, những kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng các sản phẩm từ Mắc khén đang dần mất đi. Do vậy, việc tìm hiểu kiến thức về sử dụng Mắc khén là tất yếu. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.18.
Bảng 4.18: Kiến thức bản địa của cộng đồng người Thái và H’Mông trong sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén
Dân tộc Làm gia vị Làm thuốc
Thái
Quả Mắc khén được hơ nóng hoặc rang chín, sau đó giã nhỏ để làm gia vị cho các món: Rau nộm, nậm pịa, cá pỉnh tộp, măng lay chẳm chéo; tẩm ướp các loại thịt nướng.
- Chữa bệnh thuỷ đậu: Quả Mắc khén được hơ nóng trên lửa, sau đó được giã thành bột mịn hoà với nước và dùng bông thấm để bôi lên các nốt phồng ngứa mỗi ngày từ 2 đến 3 lần và cứ bôi như vậy đến khi khỏi bệnh.
- Chữa bệnh dị ứng: Bằng quả Mắc khén cũng làm tương tự như đối với chữa bệnh thuỷ đậu nhưng số lần bôi trong ngày nhiều hơn, cứ sau 2 - 3 giờ bôi một lần đến khi nào hết dị ứng thì dừng.
H’Mông
Quả Mắc khén được hơ nóng hoặc rang chín, sau đó giã nhỏ để làm gia vị: Muối chấm xôi nếp nương, chẩm chéo, nước chấm; tẩm ướp các món thịt nướng, đặc biệt món gà đen H’Mông.
- Chữa bệnh đau lưng: Quả Mắc khén sau khi hái về được phơi khô, sau đó hơ nóng, dùng miếng vải bọc và chườm trực tiếp lên chỗ đau. Mỗi ngày chườm 1- 2 lần.
- Chữa bệnh dị ứng: Quả Mắc khén được giã nhỏ bôi trực tiếp lên chỗ bị dị ứng, ngứa hoặc ăn để chữa dị ứng
Như vậy, đối với sản phẩm từ cây Mắc khén đã được các cộng đồng người dân tộc Thái và H’Mông của tỉnh Sơn La sử dụng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày và chữa một số bệnh thông thường ở người. Tuy nhiên, để phát huy nhiều tác
dụng hơn nữa của loài cây này, chúng ta cần có những nghiên cứu, phân tích khoa học để làm căn cứ đưa ra những đề xuất sử dụng hiệu quả hơn.
Hình 4.13: Món cá pỉnh tộp Hình 4.14: Món thịt gác bếp
4.3.2. Kết quả phân tích hoạt tính có trong một số bộ phận cây Mắc khén và đề xuất hướng sử dụng
4.3.2.1. Thành phần tinh dầu từ quả và lá cây Mắc khén
Mẫu quả và lá được tiến hành chưng cất tinh dầu theo phương pháp lôi cuốn với hơi nước. Tinh dầu thu được từ cả 2 mẫu đều ở dạng dầu, có màu vàng, mùi thơm dễ chịu. Kết quả chi tiết được thể hiện qua bảng 4.19.
Bảng 4.19: Thành phần hóa học tinh dầu của quả (ZRSOil) và lá (ZRLOil)
Zanthoxylum rhetsa Roxb.) DC.*
T T Tên chất Công thức phân tử MW
Tinh dầu Quả
(ZRS) Tinh dầu Lá (ZRL) RT Hàm lượng (%) RT Hàm lượng (%) 1 α-thujene C10H16 136 6,24 0,50 6,25 1,30 2 α-pinene C10H16 136 6,41 1,86 6,43 4,92 3 sabinene C10H16 136 7,44 31,08 7,49 49,06 4 β-myrcene C10H16 136 7,82 1,51 7,83 1,60 5 α-phellandrene C10H16 136 8,22 8,47 8,22 5,08
6 -phellandrene C10H16 136 - - 8,90 9,44 7 -3-carene (3-carene) C10H16 136 8,37 0,15 - - 8 α-terpinene C10H16 136 8,54 1,69 8,55 4,76 9 p-cymene C10H14 134 8,77 1,69 - - 10 -phellandrene C10H16 136 8,90 14,67 8,90 9,44 11 (Z)-β-ocimene C10H16 136 9,37 - 9,38 0,87 12 (E)-β-ocimene C10H16 136 9,37 2,78 9,09 0,28 13 -terpinene C10H16 136 9,70 2,47 9,72 7,32 14 α-terpinene C10H16 136 - - - - 15 cis-sabinene hydrate (4- thujanol) C10H18O 154 9,99 0,95 10,00 0,35 16 α-terpinolene C10H16 136 10,53 0,66 10,54 1,65 17 linalool (- linalool) C10H18O 154 10,87 3,19 10,86 2,23 18 Thujene (p- menth-2-en-1-ol) C10H18O 154 11,52 0,45 11,52 0,19 19 cis -alloocimene C10H16 136 11,65 0,30 11,65 0,24 20 neolloocimene (4E,6Z) C10H16 136 - - - - 21 Terpinene 4-ol C10H18O 154 13,13 5,35 13,11 4,89 22 decanal C10H20O 156 - - - - 23 -terpineol C10H18O 154 13,51 5,10 13,48 1,20 24 geraniol C10H18O 154 15,26 0,37 18,57 0,20 25 geranyl acetate C12H20O2 196 18,57 0,50 - - 26 geranyl acetone C12H20O 194 - - 20,32 0,24
27 -caryophyllene C12H20 204 - - 19,60 0,57 28 β-selinene C15H26 206 - - 20,45 0,11 29 nerolidol C15H26O 222 - - 23,00 0,37 30 (-)-spathulenol C15H26O2 238 - - - - 31 caryophyllene oxide C15H24O 220 - - 23,60 0,54 32 1,2- benzenedicarboxy lic acide C8H6O4 166 - - 41,25 0,32 33 Eicosane C20H42 282 - - 42,91 0,17 34 13-docosenamide C18H35NO 281 41,52 10,46 - 35 9-octadecanamide C18H37NO 283 41,82 0,54 43,89 1,15 36 9 (Z)- octadecenamide 43,91 3,01 37 Hydroxymethylsil oxane (trisiloxane) 44,31 0,13 43,58 0,44 Tổng số (%) 98,05 98,95
Qua bảng trên ta thấy, trong quả Mắc khén có 24 hợp chất và trong lá Mắc khén có 28 hợp chất, chiếm từ 98,05 - 98,95% lượng tinh dầu có trong quả và lá cây Mắc khén. Trong đó có 11 hợp chất thơm (trong quả có 6 hợp chất thơm, trong lá có 5 hợp chất thơm) rất có giá trị như: Sabinene, phellandrene, terpinene, linalool,...
Bảng 4.20: Thành phần hóa học dịch chiết Methanol của quả (ZRSM) và lá (ZRLM) Zanthoxylum rhetsa Drake *
T T Tên chất Công thức phân tử MW Quả (ZRSM) Lá (ZRLM) RT Hàm lượng (%) RT lượng (%) Hàm 1. p-xylen C8H10 106 6,47 51,81 6,47 60,64 2. isopropylbenzen C9H12 120 6,78 8,16 6,79 8,74 3. isocumene C9H12 120 7,26 2,32 7,26 2,45 4. m-ethyltoluen C9H12 120 7,42 4,61 7,43 5,03 5. 1,2,3-trimetylbenzen C9H12 120 7,55 0,78 7,56 0.86 6. octo-ethyltoluen C9H12 120 7,81 0,53 7,82 0.57 7. Hemellitol (1,2,4- trimetylbenzen) C9H12 120 8,12 2,26 8,12 2,43 8. 1,3,4-trimetylbenzen C9H12 120 8,83 0,47 8,84 0.43 9. 2-ethylhexanol-1 C8H18O 130 8,94 0,23 8, 94 0.21 10. 1-phenyl ethanol C8H10O 122 9,88 1,41 9,88 1,43 11. 4-metylbenzaldehyde C8H8O 120 10,06 7,13 10,06 7,33 12. 4-methoxylbenzaldehyde (p-tolylaldehyde) C8H8O2 136 10,41 1,99 10,40 2,12 13. Linalol (Linalyl alcohol) C10H8O 154 10,83 1.02 - -
14. 1-methoxy-4-methyl benzene C8H10O 122 11,84 2,09 11,84 2,20 15. Terpinene 4-ol C10H18O 154 13,012 0,22 - - 16. α-terpineol (p-Menth-1-en- 8-ol) C10H18O 154 13,40 3,43 - - 17. Cumene (Isopropylbenzene) C9H12 120 - - 13,42 2.17 18. O-etyltoluen (2-etyltoluen) C9H12 120 15,08 0,66 15,08 0.85 19. geranyl acetate C12H20O2 196 18,41 0,54 - - 20. totarol-3-alpha-ol C17H24O2 35,09 6,17 - - 21. isoxazole 3,4- demethoxyphenyl 38,85 0,67 - - Tổng số (%) 95,26 94,54
Kết quả bảng 4.20 cho thấy, thành phần chất chính cặn MeOH thu được từ mẫu quả và lá cho kết quả tương đối giống nhau ở cả 2 mẫu tinh dầu và dịch chiết, trong đó đáng chú ý là cả trong quả và lá khi chiết có chứa một lượng đáng kể hydrocarbon.
Như vậy, các hợp chất thơm chứa trong quả và lá Mắc khén có thể sử dụng làm gia vị trong nhiều món thực phẩm khác nhau.
4.3.2.2. Thành phần của các cao chiết
Từ cặn dịch chiết ZRS (ZRSH + ZRSE) bằng sắc ký lọc gel trên sephadex LH- 20 và sắc ký cột nhanh (flash chromatography) trên silicagel với các hệ dung môi thích hợp đã phân lập được 3 chất lần lượt ký hiệu là TB-S1, TB-S2, TB-S3 (1–3). Kết quả phân tích phổ MS, NMR đã xác định được: chất TB-S1, TB-S2, TB-S3
- Chất TB-S1: Stigmast-5-en-3-ol (C29H50O, M =414)
- Chất TB-S2: là 1 chất mạch thẳng có nhiều nối đôi dự đoán CTPT TBS2 C20H30O3.
- Chất TB-S3 là Daucosterol (C35H60O6, M =576)
4.3.2.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết và các chất tách được - Đối với hoạt tính kháng sinh: Các dịch chiết metanol của lá (ZRLM), quả (ZRSM) và tinh dầu cất được từ quả (ZRS-Oil) đều không thể hiện hoạt tính kháng 7 chủng vi sinh: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Lactobacillus fermentum,
Salmonella enterica, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và nấm Candida albican ở IC50 = 128 (μg/ml) với dịch chiết
- Thử hoạt tính độc tế bào đối với tinh dầu cất được từ quả (ZRS-Oil)
Tinh dầu (ZRS-Oil) có thể hiện hoạt tính độc tế bào với cả 4 dòng tế bào ung thư ở người: là KB (ung thư mô biểu bì), Hep-G2 (ung thư gan) Lu (ung thư phổi)
và MCF7 (ung thư vú) với giá trị IC50 lần lượt là: 56,77; 44,0, 49,89 và 66,19 (μg/ml).
Bảng 4.21: Kết quả thử nghiệm hoạt tính độc tế bào của tinh dầu quả Mắc khén
Quả STT Kí hiệu
Giá trị IC50 của mẫu thử trên các dòng tế bào ung thư ở người (μg/ml)
KB (mô biểu bì) HepG2 (gan) Lu (phổi) MCF7 (vú) 1 ZRS-Oil 56,77 44,0 49.89 66,19
Chất tham khảo Ellipticin 0,31 0,35 0,45 0,53
Kết quả bảng 4.21 cho thấy, tinh dầu từ quả Mắc khén hoạt động gây độc tế bào, có thể sử dụng để chế biến thuốc chữa một số loại bệnh ung thư ở người như: Ung thư mô biểu bì, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú.
4.4. Các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Mắc khén
4.4.1. Phẩm chất hạt Mắc khén
4.4.1.1. Độ thuần hạt giống
Độ thuần hạt giống là tỷ số phần trăm khối lượng những hạt chắc trên tổng số khối lượng những hạt đem kiểm nghiệm. Độ thuần thấp tỷ lệ nảy mầm thấp, nếu lô hạt có nhiều hạt lép hoặc tạp vật gây khó khăn cho công tác cất trữ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện quả bảng 4.22.
Bảng 4.22: Độ thuần hạt Mắc khén tại 3 đai cao
Công thức Chỉ tiêu đánh giá Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Trung
bình
CT1: Lô vỏ quả còn xanh
Khối lượng hạt kiểm tra (g) 1.000 1.000 1.000 1.000
Khối lượng hạt thuần (g) 812 831 836 826
Khối lượng hạt lép và tạp chất (g) 188 169 164 174
Độ thuần (%) 81,2 83,1 83,6 82,6
CT2: Lô vỏ quả chín
Khối lượng hạt kiểm tra (g) 1.000 1.000 1.000 1.000
Khối lượng hạt thuần (g) 867 859 845 857
Khối lượng hạt lép và tạp chất (g) 133 141 155 143
Độ thuần (%) 86,7 85,9 84,5 85,7
CT3: Lô vỏ quả bắt đầu
nứt
Khối lượng hạt kiểm tra (g) 1.000 1.000 1.000 1.000
Khối lượng hạt thuần (g) 895 897 895 896
Độ thuần (%) 89,5 89,7 89,5 89,6 Kết quả bảng 4.22 cho ta thấy, độ thuần của 3 lô hạt biến động từ 82,6 - 89,6%, đây là độ thuần khá cao ở cả 3 công thức. Kết quả kiểm tra (Sig.) của F = 0,000 < 0,05, điều này chứng tỏ độ thuần hạt giống ở 3 công thức là có sự khác nhau. Dùng tiêu chuẩn Duncan để so sánh từng cặp công thức thì giữa CT1 và CT3 là có sự khác nhau rõ rệt (Sig.< 0,05); giữa CT1 và CT2 (Sig. = 0,025 > 0,05), giữa CT2 và CT3 (Sig. = 0,09 > 0,05) chưa có sự khác nhau. Vì vậy, có thể đánh giá độ thuần ở giai đoạn vỏ quả chín hoặc vỏ quả chín bắt đầu nứt là như nhau, do đó để tránh thất thoát hạt trong quá trình chín trên cây, nên thu hoạch hạt Mắc khén ở giai đoạn vỏ quả chín.
4.4.1.2. Khối lượng 1.000 hạt
Khối lượng 1.000 hạt được rút ngẫu nhiên với 3 công thức ở 3 đai độ cao, mỗi công thức 1.000 hạt, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.23: Khối lượng 1.000 hạt Mắc khén theo 3 công thức
Đai cao Lần lặp Công thức
CT 1 (g) CT 2 (g) CT 3 (g) < 700m Lặp 1 37,06 25,56 12,06 Lặp 2 37,03 25,59 12,05 Lặp 3 37,04 25,55 12,04 Trung bình 37,04 25,57 12,05 700 - 1.000m Lặp 1 35,05 22,91 10,43 Lặp 2 35,03 22,85 10,4 Lặp 3 35,05 22,86 10,43 Trung bình 35,04 22,87 10,42 > 1.000m Lặp 1 33,4 21,87 11,54 Lặp 2 33,32 21,89 11,51 Lặp 3 33,21 21,87 11,5 Trung bình 33,31 21,88 11,52
Từ kết quả bảng 4.23 ta thấy, lô hạt vỏ quả còn xanh khối lượng trung bình 1.000 hạt biến động từ 33,31 - 37,04g; ở lô vỏ quả chín biến động từ 21,88 - 25,57g và ở lô vỏ quả bắt đầu nứt biến động từ 10,42 - 12,05g. Kết quả phân tích phương sai cho thấy, ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt về khối lượng hạt (Sig < 0,05). Theo tiêu chuẩn Bonferroni thì khối lượng giữa CT1& CT2, CT1 & CT3 và CT2 & CT3 đều có sự khác nhau rõ rệt (Sig < 0,05). Tiêu chuẩn Duncan cho thấy khối lượng của 1.000 hạt đạt cao nhất ở đai cao < 700m và ở lô vỏ quả còn xanh.
4.4.1.3. Độ tốt xấu của hạt Mắc khén
- Kiểm nghiệm độ tốt xấu của hạt bằng phương pháp mổ hạt xem phôi:
Độ tốt xấu của hạt là tỷ lệ % của số hạt còn sức sống với tổng số hạt đem kiểm nghiệm. Do kích thước của hạt Mắc khén tương đối nhỏ và vỏ hạt cứng và dòn nên việc mổ hạt xem phôi đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ cao. Kết quả của việc mổ hạt xem phôi cho thấy, phôi của hạt Mắc khén rất nhỏ và thường không đầy hết vỏ hạt, chính vì thế làm cho tỉ lệ mảy mầm của hạt Mắc khén là tương đối thấp.
Hình 4.15: Kích thước hạt Hình 4.16: Phôi hạt chụp từ kính hiến vi
- Kiểm nghiệm độ tốt xấu của hạt bằng phương pháp nhuộm màu hạt:
Nhuộm màu hạt là một phương pháp đánh giá độ tốt xấu của lô hạt, sức sống, sức nảy mầm của lô hạt một cách hiệu quả dựa vào tính thẩm thấu của tế bào. Qua quá trình tiến hành thí nghiệm ta được kết quả như sau: Trong 100 hạt mang đi kiểm nghiệm có 82% số hạt tốt (hạt còn sức sống) và 18% số hạt không còn sức sống. Qua đó ta có thể nhận xét số tế bào sống là tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành cây con phục vụ cho công tác trồng rừng sau này.
Hình 4.17: Phôi không còn sống Hình 4.18: Phôi còn sống
4.4.1.4. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén
Để kiểm tra được tỷ lệ nảy mầm của cây Mắc khén đề tài đã tiến hành kiểm nghiệm 5 lô hạt thuộc các cây mẹ đại diện cho mỗi đai cao theo 5 phương pháp xử lý hạt khác nhau qua 3 đợt gieo ươm và thu được kết quả tỷ lệ nảy mầm trung bình thể hiện qua bảng 4.24.
Bảng 4.24: Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Mắc khén TT Lô hạt Phương pháp xử lý Số hạt đem gieo Số hạt nảy mầm mầm (E%) Tỷ lệ nảy
1 Lô 1 Ngâm nước lạnh 3.000 3 0,1
2 Lô 2
Ngâm nước ấm
(450-500) 3.000 17 0,57
3 Lô 3
Ngâm trong nước
ấm(700- 750) 3.000 2 0,07
4 Lô 4 Đốt hạt trực tiếp 3.000 0 0
5 Lô 5 Đốt ủ hạt 3.000 843 28,10
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén là rất thấp, theo các phương pháp xử lý dao động từ 0 - 28,1%. Trong đó, phương pháp xử lý đốt ủ hạt đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 28,1%, 4 phương pháp xử lý hạt còn lại có tỷ lệ nảy mầm rất thất, đặc biệt phương pháp đốt hạt trực tiếp cho tỷ lệ nảy mầm là 0%. Tỷ lệ
nảy mầm của hạt Mắc khén rất thấp, mặc dù tỷ lệ tế bào sống là tương đối cao do một số nhân tố ảnh hưởng đó là:
Nhân tố bên trong: Do hạt Mắc khén có tinh dầu, dễ bị khô và mất nước, vỏ hạt cứng khó tác động, kích thước hạt nhỏ, kích thước phôi chiếm trong hạt không nhiều.
Nhân tố bên ngoài: Nhiệt độ không khí trong thời gian gieo hạt lạnh. Độ ẩm không khí và độ ẩm cát ủ chưa đảm bảo.