Sơ chế sảnphẩm và thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Trang 27)

Sơ chế là khâu kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác bảo quản giống (đặc biệt là hạt giống) và chất lượng sản phẩm. Đối với cây Mắc khén, sản phẩm chủ yếu được sơ chế là hạt (quả), về lĩnh vực này cũng có một số kinh nghiệm chủ yếu là từ người dân. Den Hertog, W.H. and K.F. Wiersum (1999, 2000) [82], [88], trong quá trình khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp có sự tham gia, quan sát để tìm hiểu về kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch các chùm quả Mắc khén thấy rằng, sau khi thu hái từ trên cây xuống sau đó người dân đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô và tách hạt ra và cho vào các túi ni lông buộc chặt.

Ở miền Bắc Thái Lan, theo Hoare et al (2007) [69], quả Mắc khén được nông dân thu hoạch trong mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng giêng, sau đó cũng đem phơi dưới nắng nhẹ để cho tách hạt và đưa vào các bao tải buộc chặt và bảo quản, còn hạt được đưa vào bảo quản trong các chum, vại bịt kín. Tại Lào, theo nghiên cứu của FAO (2001), để thu hoạch quả Mắc khén người dân ở một số địa phương chặt hạ cả cây để lấy các chùm quả, sau đó phơi khô cho tách hạt và đưa vào những dụng cụ để vận chuyển bán ra thị trường, đây là một phương thức thu hoạch triệt hạ và sẽ đe dọa đến sự bền vững lâu dài của sản phẩm này (http://www.fao.org) [87]; còn theo Lutz Lehmann (1987) [73], quả Mắc khén chín từ tháng giêng đến tháng 2 hàng năm, khi màu sắc của vỏ quả chuyển từ màu xanh sang nâu thì người dân sử dụng sào dài, đầu có gắn câu liêm ngắt từng chùm quả xuống, phơi dưới nắng nhẹ cho hạt tách ra, đặt lên sàng vỗ nhẹ để hạt rơi ra khỏi vỏ quả, hạt thu được tiếp tục phơi dưới nắng nhẹ ở độ khô bảo quản, sau đó đưa bảo quản bằng các thùng bịt kín, mỗi thùng đảm bảo chứa được từ 10 - 20 kg hạt, mỗi kg có khoảng 50.000 hạt.

Thị trường các sản phẩm nông lâm sản nói chung và thị trường các sản phẩm từ cây Mắc khén nói riêng rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến đến các giá trị các

sản phẩm và tính bền vững của việc gây trồng. Về vấn đề này, cũng có một số nghiên cứu khá quan trọng, là cơ sở để dự báo tiềm năng các sản phẩm từ loài cây này. Tại tỉnh Chiang Mai của Thái Lan những người nông dân và người trung gian đưa hoặc thu mua sản phẩm quả Mắc khén từ những huyện ở xa trung tâm để bán cho các nhà cung cấp gia vị; tại tỉnh Nan, cứ hai tháng một lần các nhà trung gian mua và đóng gói quả Mắc khén được cung cấp từ Lào tại các chợ biên giới. Giá bán quả Mắc khén tươi tại Thái Lan là 30 baht, còn quả khô được bán với giá từ 100 đến 160 baht (Hoare et al, 1997) [69]. 1 kg quả cây Mắc khén khô được bán với giá 800 kíp Lào, tương đương 10 USD (FAO, 2001) [84].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)