Nhân giống từ hạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Trang 106)

4.4.2.1. Thu hái quả Mắc khén

Hiện nay các phương pháp thu hái quả Mắc khén vốn rất đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân bản địa, đặc biệt là dân tộc Thái thường sử dụng một số phương pháp như:

Dùng sào dài có gắn liềm hái để cắt cuống chùm quả Mắc khén xuống. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng đối với những cây có chiều cao thấp đến trung bình. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả thu hái quả không cao, vì những cành quá cao không thể thu hái triệt để, quả bị

rơi rụng nhiều. Hình 4.19: Thu quả Mắc khén bằng sào Đối với những cây cao thì

tiến hành dùng thang để trèo lên cây bẻ cành, chùm quả, kết hợp với sào gắn lưỡi hái để thu hái quả. Ở những nơi địa hình bằng phẳng thì ở phần phía dưới gốc cây mẹ tiến hành trải bạt để hứng quả khi bẻ cành hoặc cắt cành để hạn chế hạt rơi rụng ra ngoài.

Hình 4.20: Thu hái quả Mắc khén bằng thang

Phương pháp này đảm bảo thu hái triệt để, chất lượng và năng suất quả thu hái cao. Tỷ lệ hạt rơi rụng ra ngoài thấp, nên thường được áp dụng.

Chùm quả Mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt từ trên cây xuống thì tiến hành cắt cuống quả, phân loại và đựng vào trong bao tải hoặc xọt đựng.

4.4.2.2. Phương pháp bảo quản

Quả Mắc khén sau khi thu hái thường được phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày để vỏ quả tự nứt, trong quá trình phơi tiến hành đảo để vỏ quả được phơi khô hoàn toàn. Khi quả Mắc khén nứt thì tiến hành vò nhẹ để hạt bung hết ra, sau đó tiến hành tách vỏ quả và hạt ra, sẩy hạt sạch sẽ rồi đem bảo quản. Hạt Mắc khén được bảo quản theo hai phương pháp: Bảo quản lạnh và bảo quản khô.

- Bảo quản lạnh: Duy trì ở nhiệt độ 50C là hiệu quả nhất. Chủ yếu hạt được cất trữ trong kho lạnh, phương pháp này ít được người dân áp dụng. Tuy nhiên, đối với khí hậu vùng Tây Bắc nên bảo quản lạnh thì sức nảy mầm sẽ đảm bảo hơn. Bằng phương pháp này, sau thời gian 6 - 12 tháng hạt chín thu hoạch và bảo quản, tỷ lệ nảy mầm còn đạt được 80% so với tỷ lệ nảy mầm sau khi hạt chín thu hoạch ở trên cây xử lý gieo ươm ngay. Qua thời gian 12 - 15 tháng chín thu hoạch và bảo quản, tỷ lệ nảy mầm chỉ còn đạt 10 - 20% so với tỷ lệ nảy mầm sau khi hạt chín thu hoạch ở trên cây xử lý gieo ươm ngay.

- Bảo quản khô: Cho hạt vào lọ sành, hoặc chum, vại kín sau đó dùng nilon hoặc vải bọc kín và buộc lại để nơi thoáng mát. Hoặc theo kinh nghiệm bảo quản, cất giữ của người dân địa phương có thể sau khi thu hái xong treo lên gác bếp. Phương pháp bảo quản khô thường được người dân bản địa áp dụng phổ biến. Hạt được bảo quản theo phương pháp này s au 3 - 6 tháng hạt chín thu hoạch và bảo quản, tỷ lệ nảy mầm còn đạt được 60% so với tỷ lệ nảy mầm sau khi hạt chín thu hoạch ở trên cây xử lý gieo ươm ngay. Qua thời gian 6 - 12 tháng tỷ lệ nảy mầm chỉ còn đạt 10 – 15% so với tỷ lệ nảy mầm sau khi hạt chín thu hoạch ở trên cây xử lý gieo ươm ngay.

4.4.2.3. Xử lý hạt

Hạt Mắc khén trước khi được xử lý được loại bỏ hết tạp chất và hạt lép. Có 5 cách xử lý hạt như sau:

- Cách 1: Ngâm hạt trong nước lạnh

Đãi sạch hạt, xử lý bằng thuốc tím với nồng độ 0,05% trong thời gian từ 15 - 20 phút để diệt nấm bệnh, sau đó đem ra rửa sạch bằng nước nước lã, ngâm hạt trong nước lạnh 6 - 8h, sau đó đem gieo hạt trong cát ẩm tỷ lệ 1 hạt/5 cát ẩm.

- Cách 2: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh khoảng 450C- 500C)

Đãi sạch hạt, xử lý bằng thuốc tím với nồng độ 0,05% trong thời gian từ 15 - 20 phút để diệt nấm bệnh, sau đó đem ra rửa sạch bằng nước nước lã, ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) 6 - 8h, sau đó đem gieo hạt trong cát ẩm tỷ lệ 1 hạt/5 cát ẩm.

- Cách 3: Ngâm hạt trong nước nóng (2 sôi, 1 lạnh khoảng 700C - 750C) Đãi sạch hạt, xử lý bằng thuốc tím với nồng độ 0,05% trong thời gian từ 15 - 20 phút để diệt nấm bệnh, sau đó đem ra rửa sạch bằng nước nước lã, ngâm hạt trong nước nóng (2 sôi, 1 lạnh) 6 - 8h, sau đó đem gieo hạt trong cát ẩm tỷ lệ 1 hạt/5 cát ẩm.

- Cách 4: Đốt hạt trực tiếp

Rải một lớp cát dày 2-3cm, cho hạt Mắc khén lên trên đốt hạt trực tiếp bằng rơm trong 5 - 7 phút sau đó phủ 1 lớp cát dày 2 - 3cm lên trên.

- Cách 5: Đốt ủ hạt

Tạo một hố sâu 5 - 7cm, rải một lớp cát dày 2 - 3cm, cho hạt Mắc khén lên và rải thêm một lớp cát dày 2 - 3cm lên trên rồi lấy rơm đốt ủ trong vòng 2 - 3h.

Qua bảng 4.24 trên ta thấy, tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén là rất thấp. Trong đó, phương pháp xử lý đốt ủ hạt đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 28,10. Điều này chứng tỏ việc nhân giống Mắc khén từ hạt là rất khó khăn, vì vậy cần có các phương pháp nhân giống khác như: Giâm hom, nuôi cấy mô để nâng cao hiệu quả của công tác nhân giống cho loài cây này.

4.4.2.4. Kỹ thuật tạo bầu

- Vỏ bầu: Đối với cây Mắc khén dùng vỏ bầu chất liệu polyetylen có màu trắng đục, hoặc đen đảm bảo độ dai và bền khi đóng cũng như trong suốt thời gian nuôi cây con ở vườn ươm, vận chuyển cây. Kích thước bầu: 9cm x 14cm.

- Thành phần hỗn hợp ruột bầu:

89% đất tầng A + 10% phân chuồng hoai + 1% NPK.

- Kỹ thuật tạo bầu: áp dụng kỹ thuật thông thường.

4.4.2.5. Kỹ thuật gieo ươm

Bước 1: Tạo nền gieo hạt: Tiến hành cuốc và lên luống chiều rộng 45 - 50cm. Phun thuốc trừ nấm 1 - 2 ngày, san phẳng luống gieo và phun nước trước khi gieo vài giờ. Dùng thêm lượng phân hữu cơ đã được ủ hoai sàng nhỏ bón lót trước khi gieo. Đảo đều phân và đất ở độ sâu từ 2 - 5cm.

Bước 2: Gieo hạt:

Gieo vãi đều trên luống, sau khi gieo xong lấy đất mịn lấp hạt, độ lấp của đất thường 1 - 2 lần hạt (khoảng 2 - 4mm). Tránh lấp quá dày làm hạt khó nảy mầm.

Bước 3: Che phủ và tưới nước:

Dùng rơm rạ hay ràng ràng đã qua khử trùng cắm phủ kín mặt luống. Dùng bình phun sương hoặc ô doa tưới nước đủ ẩm cho luống gieo.

Bước 4: Làm cỏ xới đất: Làm cỏ và kết hợp xới đất mặt thoáng khí.

Bước 5: Bảo vệ luống gieo: Rắc, phun thuốc xung quanh mặt luống phòng chống kiến, dế và các loại côn trùng ăn mầm hạt.

4.4.2.6. Cấy cây vào bầu

Khi mầm có chiều cao từ 0,5 - 1cm, cây có 2 - 3 lá thật đem cây cây vào bầu.

- Kĩ thuật cấy cây:

Chuẩn bị cấy cây: Tưới nước cho luống bầu đủ ẩm từ hôm trước.

Chọn những cây có chiều cao tương đối bằng nhau, nhổ cây đến đâu đặt ngay vào khay hoặc bát nước đến đó (nước chỉ ngập phần rễ)

Bước 1: Dùng que cấy tạo lỗ giữa bầu, độ sâu từ 0,5 - 1cm.

Bước 2: Đặt cây vào lỗ cấy ngập phần cổ rễ cây từ 0,5 - 1cm, tay cầm vào phần lá cây hoặc phần sát gốc cây.

Bước 3: Ép đất kín cổ rễ (ép nhẹ), sao cho mặt bầu phẳng tránh đọng nước.

Bước 4: Tưới nước sau khi cấy. Lượng nước tưới 4 - 5 lít/m2.

Bước 5: Làm giàn che (che phủ 80 - 90% mặt luống trong 10 ngày đầu, sau đó giảm dần xuống che 40% ánh sáng).

4.4.2.7. Chăm sóc bảo vệ sau khi gieo hạt, cấy cây

- Che nắng: Che nắng 7 - 10 ngày, sau đó tùy từng điều kiện thời tiết có thể dỡ bỏ vật liệu che phủ, nên chọn những ngày thời tiết râm mát để mở giàn che.

- Tưới nước: Cây con mới mọc dưới 1 tháng tuổi: Mỗi ngày tưới 1 - 3 lần, lượng nước tưới 2 - 3 lít/1m2/lần.

Cây trên 1 tháng tuổi: Tưới nước ngày 1 - 2 lần, lượng nước tưới 4 - 5 lít/1m2/lần.

Trước khi bứng cây đi trồng 1 - 2 tháng cần ngừng hoặc hạn chế tưới nước tạo điều kiện cho cây hóa gỗ, giảm lượng nước trong cây.

- Nhổ cỏ phá váng:

Định kỳ làm cỏ, phá váng 2 tuần một lần (dừng làm cỏ, phá váng trước khi xuất vườn 30 - 40 ngày). Dùng que nhọn xới nhẹ lớp đất mặt trên bề mặt bầu tránh làm tổn thương đến rễ độ sâu xới đất 4 - 5cm. Trước khi đem cây đi trồng 1-2 tháng dừng làm cỏ, xới đất.

- Bón thúc:

Bón thúc bằng phân chuồng hoai với lượng 1 - 3kg/m2, phân vô cơ như đạm 3 - 7g/m2, lân 10 - 15g/m2, kali 3,5 - 5g/m2. Để tăng khả năng chống hạn, chống rét nên dùng nhiều kali và lân. Bón thúc có thể thực hiện bón vào đất hoặc bón vào lá.

- Đảo bầu: áp dụng như kỹ thuật thông thường.

- Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh thối cổ rễ: Chủ động phun phòng bệnh thối cổ rễ bằng thuốc Boóc đô dung dịch 0,5 - 1%, phun 1 lít/m2. Chu kì phun 10-15 ngày/lần. Trường hợp phát hiện có bệnh tăng cường nồng độ 1 - 1,5% với chu kì phun 7 ngày/lần.

Sâu xám ăn lá, thân: Cách phòng trừ hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào các buổi sáng.

Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi thì tỷ lệ cây con bị bệnh đều không đáng kể, không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.26: Tình hình sâu, bệnh hại tại vườn ươm

Stt Loài sâu,

Bệnh hại Ngày phát hiện Diện tích, mức độ hại

Ý kiến của cán bộ kỹ

thuật

1 Sâu ăn lá 10/04/2009 Không đáng kể Bắt giết

2 Sâu ăn lá 17/04/2009 Không đáng kể Bắt giết

Qua bảng kết quả về tình hình sâu, bệnh hại tại vườn ươm cho ta thấy số cây bị sâu bệnh hại là không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn phải áp dụng các biện pháp phòng tránh và theo dõi tình hình sâu, bệnh hại thường xuyên tránh bùng phát thành dịch là ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tại vườm ươm.

4.4.2.8. Kết quả sinh trưởng của cây Mắc khén tại vườn ươm

Đề tài tiến hành theo dõi bắt đầu từ khi cây cấy vào bầu, cách 7 ngày đo sinh trưởng về chiều cao và đường kính cổ rễ một lần, đo trong 6 tháng. Kết quả tổng hợp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.27: Sinh trưởng của cây Mắc khén tại vườn ươm

Tháng theo dõi Số cây kiểm nghiệm

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình các tuần Doo (cm) Hvn (cm) 1 365 0,05 1,63 2 364 0,10 4,23 3 362 0,14 6,07 4 361 0,18 10,91 5 361 0,21 16,24 6 361 0,25 26,29

trưởng ở mức trung bình, do hạt Mắc khén có chứa phôi rất nhỏ, hàm lượng chất dinh dưỡng để nuôi phôi không nhiều. Tuy nhiên, qua 6 tháng theo dõi cũng đã cho ta thấy kết quả về cây Mắc khén sinh trưởng tại vườn ươm đạt chất lượng cây con tương đối tốt, cây ít bị sâu bệnh phá hoại, trong số 365 cây theo dõi từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6 còn 361 cây (4 cây đã bị chết).

Cây Mắc khén sinh trưởng mạnh về chiều cao từ tháng thứ 4 trở đi, đặc biệt có sự chêch lệch rất mạnh giữa tháng thứ 5 và 6 và sau 6 tháng theo dõi chiều cao trung bình của cây tại vườn ươm đạt 26,29cm.

Sinh trưởng về đường kính cổ rễ giữa các tháng theo dõi biến đổi tương đối đều không có sự chênh lệch quá lớn. Đến tháng thứ 6 đường kính cổ rễ trung bình của cây tại vườn đạt 0,25cm.

4.4.2.9. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

Cây Mắc khén khi ươm trong vườn được 6 tháng (tính từ khi cấy cây mạ) có chiều cao trên 20cm, đường kính cổ rễ 2mm trở lên là đạt tiêu chuẩn đem trồng.

* Đảo bầu và phân loại cây con:

Trước khi đem cây con đi trồng 1 đến 2 tháng phải đảo bầu để cắt đứt các rễ cây ăn sâu xuống đất và giãn mật độ bầu để cây phát triển cân đối.

* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

- Trồng cây tập trung dưới tán rừng:

+ Tuổi cây: 6 đến 12 tháng tuổi (từ khi cấy cây vào bầu) + Chiều cao cây: 20cm trở lên.

+ Đường kính cổ rễ: 2mm trở lên

+ Cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.

- Trồng cây phân tán xung quanh vườn hộ gia đình, trên nương rẫy: + Tuổi cây: 12 đến 18 tháng tuổi

+ Chiều cao cây: 50cm trở lên. + Đường kính cổ rễ: 3mm trở lên

+ Cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)