0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Thời vụ ra chồi, nụ, hoa, quả và thời vụ quả chín, chu kỳ sai quả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MẮC KHÉN (Trang 89 -89 )

Bằng việc quan sát thực tế 3 năm (2010 - 2012) và nghiên cứu đặc điểm vật hậu của loài Mắc khén được tổng kết qua bảng sau:

Bảng 4.14: Kết quả các pha vật hậu loài Mắc khén

Các pha vật hậu Thời gian diễn ra

I. Thời kỳ sinh dưỡng

1. Ra chồi Từ 17/1 đến 25/2

2. Hình thành cành lá Từ 15/2 đến 10/3

3. Mầm hoa xuất hiện Từ đầu tháng 4 đến tháng hết tháng 4

II. Thời kỳ nụ

1.Mầm hoa lớn lên Từ cuối tháng 4 đển 10/5

2. Hình thành nụ Từ 20/5 đến 15/6

III. Thời kỳ nở hoa

1. Hoa đầu tiên nở Đầu tháng 6 đến hết tháng 6

2. Hoa nở rộ Từ 10/7 đến 25/7

3. Hoa bắt đầu tàn Từ 25/7 đến 15/8 4. Kết thúc hoa nở Từ 20/8 đến 30/8

IV. Thời kỳ có quả

1. Bắt đầu hình thành quả Từ 25/8 đến 10/9

2. Quả hình thành nhiều Từ 13/9 đến hết tháng 9 3. Quả bắt đầu chín Từ 25/9 đến 10/10

4. Quả chín rộ Từ 5/10 đến 15/11

5. Quả bắt đầu nứt Từ 20/10 đến 10/12

V. Kết thúc thời kỳ sinh dưỡng

1. Lá bắt đầu đổi màu Từ 27/11

2. Lá chuyển mầu vàng hoàn toàn Cuối tháng 11 đến 30/12

3. Lá bắt đầu rụng Từ 20/12

4. Lá rụng nhiều Từ 27/12 đến đầu tháng 1 năm sau

Qua bảng kết quả trên ta thấy, các pha của cây Mắc khén có sự dao động về thời gian ở các năm khác nhau, điều này được lý giải là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoại cảnh ở các năm khác nhau có sự sai khác. Để làm rõ mối quan hệ của các pha vật hậu với các yếu tố môi trường sống được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.15: Quan hệ giữa các pha vật hậu loài Mắc khén với các yếu tố môi trường sống

Đặc điểm thuộc các pha vật hậu

Lịch thời gian và các chỉ số yếu tố môi trường theo pha vật hậu Pha sinh dưỡng Pha hình thành nụ Pha hoa nở Pha hình thành quả Ngày tháng 17/1 – 30/4 30/4 – 15/6 1/6 – 25/7 25/8 – 30/9 Thời gian kéo dài

của pha (ngày)

103 25 45 35

Nhiệt độ trung bình của không khí (0C)

18,9 23,4 24,3 24,7

Độ ẩm của đất Khô Tương đối ẩm Ẩm Ẩm

Từ kết quả bảng trên ta thấy, thời gian diễn ra các pha là tương đối dài do cây Mắc khén phân bố ở các đai cao khác nhau, càng lên cao thời gian của các pha càng kéo dài hơn. Còn nhiệt độ và độ ẩm của đất cũng phản ánh một cách khá chính xác đối với loài cây này, Mắc khén mang đặc trưng là loài cây được phân bố ở những điều kiện ôn đới, chịu được những tháng khô, hạn kéo dài.

Chu kỳ sai quả:

Số liệu theo dõi về số lượng quả trong 3 năm (2010 - 2012) tại 3 địa điểm rừng tự nhiên: Huyện Thuận Châu, Mộc Châu và Mai Sơn của tỉnh Sơn La được thể hiện qua bảng 4.16.

Bảng 4.16: Chu kỳ sai quả của Mắc khén

Địa điểm Lần lặp Số quả trên 3 cành tiêu chuẩn của 1 cây (quả) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thuận Châu Lặp 1 464.675 480.980 459.241 Lặp 2 483.697 497.284 510.871 Lặp 3 489.132 513.589 467.393 Trung bình 479.168 497.284 479.168 Mộc Châu Lặp 1 366.849 404.893 413.045 Lặp 2 350.545 432.067 364.132 Lặp 3 309.784 456.523 380.436 Trung bình 342.392 431.161 385.871 Mai Sơn Lặp 1 342.392 399.458 342.392 Lặp 2 383.153 432.067 399.458 Lặp 3 317.936 478.262 432.067 Trung bình 347.827 436.595 391.306

Số liệu bảng 4.16 cho thấy: Số lượng quả trên một cành tại các điểm ở các năm biến đổi từ 342.392 đến 513.589 quả/cành. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố (chi tiết xem phụ biểu) cho thấy xác suất kiểm tra của F theo tiêu chuẩn

Bonferroni đều cho kết quả lớn hơn 0,05 (SigF > 0,05), điều này chứng tỏ số quả trên 1 cành ở các năm chưa khác nhau rõ rệt, đồng nghĩa với chu kỳ sai quả của Mắc khén là hàng năm. Điều này cũng khẳng định thêm chu kỳ sai quả của Mắc khén phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài chứ không ảnh hưởng bởi độ cao, hay điều kiện khí hậu, điều này cũng phù hợp đối với những loài cây lâm nghiệp loại quả (hạt) nhỏ có chu kỳ sai quả không rõ ràng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MẮC KHÉN (Trang 89 -89 )

×