Những bất cập trong việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

Điều 3 luật thuế TNDN 2008 quy định “thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập

từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác”. Nhưng như thế

nào là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ, “thu nhập từ hoạt

động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó”18. Cách tiếp cận như vậy khơng đưa ra một định nghĩa chính xác về thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Sở dĩ luật quy định như vậy xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Trước hết, nhà làm luật lo ngại không bao quát hết tất cả các khoản thu nhập

chịu thuế của doanh nghiệp. Trong khi đó, luật khơng giải thích được chính xác thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, việc quy định một cách khái quát và kết hợp với cụm từ “thu nhập khác” được sử dụng nhằm để đảm bảo cho tất cả các khoản thu nhập chịu thuế đang và sẽ phát sinh mà chưa được quy định trong luật. Bên cạnh đó, tính cụ thể trong các văn bản luật của chúng ta rất thấp, nhà làm luật với tâm lý chủ quan là cứ quy định chung chung rồi sẽ cụ thể hóa ở các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, nhiều quy định chỉ mang

18

tính khái qt và rất khó áp dụng trên thực tế. Cụ thể, trong trường hợp này nếu muốn xác định thu nhập khác là thu nhập gì thì bắt buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ hơn ở các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN 2008. Vơ hình chung, Quốc hội đã trao cho Chính phủ, Bộ tài chính thẩm quyền lập pháp trong lĩnh vực pháp luật thuế19.

Thứ hai, xuất phát từ trình độ kỹ thuật lập pháp của chúng ta chưa cao nên

khơng có khả năng đưa ra quy định chính xác từng loại thu nhập chịu thuế. Trong thực tế, chúng ta có thể tìm thấy những trường hợp tương tự như quy định về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tất cả các văn bản pháp luật khác. Chẳng hạn Bộ luật dân sự quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, sau khi liệt kê các trường hợp không áp dụng thời hiệu, được kết thúc bằng một cụm từ là “các trường hợp khác do pháp luật quy định”. Các quy định tương tự cũng xuất hiện ở Luật thương mại, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư… Nhưng các trường hợp này rất ít được pháp luật giải thích “khác” là “khác”như thế nào.

Tóm lại, việc quy định về thu nhập chịu thuế của Luật Thuế TNDN 2008 vẫn dựa trên thói quen làm luật “cố hữu” vốn vẫn tồn tại nhiều bất cập. Tình trạng luật ban hành thiếu tính thực tế, chưa mang tính khoa học, gây khó khăn cho việc áp dụng. Bên cạnh đó, việc quy định phần lớn dựa trên tâm lý chủ quan của nhà làm luật mà không dựa trên một cơ sở lý luận vững chắc dẫn đến hệ quả tất yếu là sau khi tìm hiểu luật xong, chúng ta cũng khó có thể hiểu thu nhập chịu thuế là thu nhập gì, những khoản thu nhập mang tính chất như thế nào sẽ được xem là thu nhập chịu thuế. Hơn nữa, hiện nay trong quy định của luật, chúng ta cũng chưa xác định được chính xác các khoản thu nhập nào là khoản thu nhập khác, một số khoản thu nhập khác mà luật quy định tại khoản 2, điều 3 thực chất lại là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng về mặt lý luận phải giải quyết khi xây dựng Luật Thuế TNDN. Bởi nếu khơng xác định chính xác thu nhập chịu thuế sẽ không phản ánh đúng bản chất của sắc thuế TNDN, dễ đẫn đến hậu quả là đánh thuế sai đối tượng, đánh thuế trùng đối với các khoản thu nhập của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)