Những thay đổi về thu nhập chịu thuế TNDN

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 42)

2.1 Những thay đổi của luật thuế TNDN hiện hành về xác định thu nhập

2.1.1 Những thay đổi về thu nhập chịu thuế TNDN

Tại khoản 1 điều 3 Luật Thuế TNDN 2008 xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 điều này”. Như vậy, nếu so sánh với quy

định tại Luật thuế TNDN 2003: “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ ở nước ngồi”, quy định về thu nhập

chịu thuế gần như khơng có sự thay đổi nào. Chỉ có cụm từ “kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ ở nước ngồi” trong quy định về thu nhập chịu thuế năm 2003 thì nay được chuyển xuống đi kèm với các khoản thu nhập khác trong luật thuế TNDN 2008. Nhưng đây chỉ là sự thay đổi về mặt câu chữ, về nội dung, cách xác định thu nhập chịu thuế vẫn khơng có gì thay đổi.

Điểm mới trong cách xác định thu nhập chịu thuế của Luật Thuế TNDN 2008 là sự thay đổi về căn cứ xác định thu nhập chịu thuế. Luật thuế TNDN 2003 quy định “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp”. Như vậy, căn cứ xác định thu nhập chịu thuế chính là nguồn gốc thu nhập. Tất cả các thu nhập phát sinh có

nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế, khơng quan tâm chủ thể có thu nhập là cá nhân hay tổ chức. Chính vì vậy, trong suốt một thời gian dài, pháp luật thuế thu nhập của chúng ta trở nên chồng chéo, khơng có sự phân định rõ ràng giữa thu nhập của cá nhân (đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân) và thu nhập của tổ chức (đối tượng chịu thuế TNDN). Đã tồn tại sự đánh đồng giữa hai khoản thu nhập phát sinh từ hai chủ thể khác nhau, có địa vị kinh tế khác nhau, địa vị pháp lý khác nhau. Có thể kết luận một cách chủ quan rằng luật thuế TNDN 2003 là Luật Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các chủ thể mà không phải là Luật Thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp. Đây là vấn đề lý luận về mặt bản chất của thuế TNDN, bởi trong mọi trường hợp, hai khoản thu nhập này hoàn tồn khác nhau. Trong lộ trình cải cách thuế đến năm 2010, Quốc hội đã ban hành hai đạo luật là Luật Thuế TNDN và Luật Thuế thu nhập cá nhân nhằm mục đích chia tách, phân định rõ và điều chỉnh thu nhập của hai chủ thể này. Theo đó, tất cả các thu nhập hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình sẽ trở thành đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. “Tất cả các thu nhập hợp pháp của tổ chức (bao gồm doanh nghiệp được thành lập

theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã) thuộc diện chịu thuế TNDN”30. Luật Thuế TNDN 2008 đã tiếp cận ở một góc độ mới, nhưng chính xác hơn so với luật thuế TNDN 2003. Nó phản ánh sự chuyển đổi hồn tồn về căn cứ xác định thu nhập chịu thuế trong quan điểm lập pháp của nước ta. Từ cơ sở nền tảng là nguồn phát sinh thu nhập ở luật Thuế TNDN 2003 đã chuyển sang chủ thể có thu nhập theo quy định của Luật Thuế TNDN 2008. Việc thay đổi này phù hợp với bản chất của thuế TNDN là thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp. Với quy định này, lần đầu tiên chúng ta đã giải quyết triệt để vấn đề lẫn lộn, chồng chéo giữa thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp và thuế đánh vào thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu đã gọi là luật thuế TNDN thì nhiệm vụ của luật này là điều chỉnh những thu

nhập của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các khoản thu nhập của doanh nghiệp, và chỉ có

những khoản thu nhập của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế mới chịu sự điều chỉnh của luật này. Tóm lại, trước khi luật thuế TNDN 2008 được ban hành, chúng ta khơng có một đạo luật thuế TNDN đúng nghĩa mà chỉ có thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây có thể xem là một điểm tiến bộ trong pháp luật thuế TNDN của nước ta, đã xác định đúng đối tượng chịu thuế, phản ánh đúng bản chất của sắc thuế này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)