Xác định chính xác thu nhập chịu thuế TNDN

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 55)

2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế TNDN

2.2.2.1 Xác định chính xác thu nhập chịu thuế TNDN

Về bản chất, thuế TNDN là thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đầu tiên khi xác định thu nhập chịu thuế là phải xác định chính xác thu nhập chịu thuế. Trên thực tế, đã có sự chồng chéo trong việc xác định thu nhập chịu thuế. “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác”40. Theo quan điểm của Luật Thuế TNDN 2008, liệu thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có “đồng nhất”

39

Theo ThS Phan Thị Thành Dương, Một số vấn đề hồn thiện pháp luật thuế TNDN, tạp chí khoa học pháp lý số 02/2003, trang 31

40

với thu nhập từ các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện nhằm mục đích sinh lời hay khơng ? Bên cạnh đó, việc xác định các khoản thu nhập khác vẫn chưa phản ánh đúng bản chất của khoản thu nhập này. Hiện nay, nhiều khoản thu nhập được xác định là thu nhập khác nhưng thực chất lại là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (kinh doanh chứng khoán, lãi vay, chuyển nhượng vốn…). Do đó, cần xác định lại phạm vi điều chỉnh của các khoản thu nhập chịu thuế cho đúng, phản ánh chính xác bản chất của từng loại thu nhập này.

Trước hết, để có thể xác định chính xác thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, chúng ta phải hiểu rõ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp là gì? Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” 42. Như vậy, tất cả các hoạt động doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích sinh lời đều là hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Cách tiếp cận như vậy sẽ tương đối rõ và chính xác hơn so với quy định hiện nay. Mặt khác, thu nhập khác là thu nhập gì, việc liệt kê một loạt thu nhập là thu nhập khác và kết thúc bằng cụm từ “và các khoản thu nhập khác” hồn tồn khơng giải quyết triệt để được vấn đề thu nhập khác. Dựa trên cách suy luận logic, nếu thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ là tất cả các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp, được thực hiện nhằm mục đích sinh lời thì

chúng ta có thể kết luận “thu nhập khác” có nghĩa là tất cả các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp nhưng được thực hiện khơng nhằm mục đích sinh

lời. Quy định như vậy sẽ giúp xác định chính xác thu nhập chịu thuế, phản ánh đúng

bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần nhập chung tất cả các khoản thu nhập của doanh nghiệp mà không nên tách riêng bất kỳ một khoản thu nhập nào do bản chất đặc thù của từng ngành nghề. Cần chỉnh sửa luật theo hướng chỉ phân chia thu nhập của doanh nghiệp thành 2 loại, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Ngồi ra, khơng nên tách riêng bất kỳ một khoản thu nhập khác để kê khai, hạch

tốn riêng sẽ gây khó khăn cho cơng tác quản lý.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)