Những thay đổi về thu nhập được miễn thuế TNDN

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 45)

2.1 Những thay đổi của luật thuế TNDN hiện hành về xác định thu nhập

2.1.2 Những thay đổi về thu nhập được miễn thuế TNDN

Như đã phân tích ở phần 1.3 quá trình phát triển của luật thuế TNDN về xác định thu nhập chịu thuế, Luật thuế TNDN 2008 đã đưa ra quy định tương đối rõ khi xác

30

định thu nhập tính thuế so với luật thuế TNDN 2003. Cụ thể “thu nhập tính thuế trong

kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản kết chuyển từ các năm trước”31. Quy định này sẽ giúp cho việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế được thuận lợi hơn so với quy định cũ (trong luật thuế TNDN 2003 chỉ quy định về thu nhập miễn thuế mà không đưa ra quy định này).

So với luật Thuế TNDN 2003, một số khoản thu nhập được chuyển từ không chịu thuế (luật 2003) sang miễn thuế (luật thuế TNDN 2008). Cụ thể, từ việc “Hộ gia

đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ hộ gia đình và cá nhân nơng dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ” 32 đã được chuyển sang “thu nhập được miễn thuế bao gồm từ nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.”33. Sự chuyển đổi này thể hiện quan điểm đánh thuế của nhà

nước đã có sự thay đổi, bởi khơng chịu thuế và miễn thuế là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nếu một khoản thu nhập thuộc diện khơng chịu thuế có nghĩa là nhà nước khơng có ý định đánh thuế đối với khoản thu nhập đó. Hay nói cách khác, khoản thu nhập đó được nhà nước đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh của sắc thuế do nhà nước ban hành. Nhưng đối với miễn thuế là một khái niệm khác, miễn thuế là việc quốc gia miễn nghĩa vụ thuế phải nộp đối với các đối tượng nộp thuế có phát sinh thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế. Về mặt lý luận, khoản thu nhập này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của sắc thuế nhưng vì lý do nhằm để thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội của mình, quốc gia tạm thời miễn không thu thuế đối với các khoản thu nhập này. Như vậy, thu nhập miễn thuế vẫn thuộc phạm vi điều tiết của sắc thuế, vẫn phải đăng ký, kê khai, nhưng không phải nộp thuế. Ngược lại, không chịu thuế là loại ra khỏi phạm vi điều tiết của sắc thuế dẫn đến hệ quả là không cần phải đăng ký, kê khai. Trong trường hợp này, việc chuyển các khoản thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã sang thu nhập được miễn thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN 2008 thể hiện sự đối xử bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, do quy mơ các hợp tác xã còn nhỏ lẻ và đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển các loại hình hợp tác xã trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp do đó tạm thời miễn thuế đối với các khoản thu nhập này của hợp tác xã mà không đưa vào diện không chịu thuế nữa. Trong tương lai, một khi hợp tác xã đã lớn mạnh và hoạt động sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định, khoản thu nhập này của hợp tác xã sẽ bị đánh thuế thu nhập như những khoản thu nhập khác. Như vậy, mục đích của cách quy định mới là hướng đến việc buộc mọi

31

Khoản 1, điều 7 luật thuế TNDN 2008

32

khoản thu nhập đều phải kê khai nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên hoàn và hợp lý trong xác định thu nhập chịu thuế, khơng bỏ sót thu nhập. Thực hiện theo hướng giảm dần các ưu đãi của nhà nước trong chính sách thuế, thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vận hành, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, hạn chế sự hỗ trợ của nhà nước. Đây cũng chính là một trong những cam kết mà chúng ta phải thực hiện khi gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới), dỡ bỏ dần những ưu đãi trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp nội địa. Đó là nguyên nhân mà Quốc hội phải chuyển khoản thu nhập này sang thu nhập miễn thuế.

Bên cạnh đó, luật Thuế TNDN 2008 đã bổ sung, mở rộng các khoản thu nhập được miễn thuế như thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV, thu nhập từ dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, các khoản tài trợ…. Việc bổ sung hoặc tiếp tục ghi nhận các quy định này nhằm thể hiện sự ưu đãi của nhà nước ưu tiên khuyến khích hoạt động sản xuất nơng nghiệp, lồng ghép các chính sách xã hội của nhà nước vào trong luật. Trong quá trình xây dựng luật, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng khơng nên đưa q nhiều chính sách xã hội vào trong luật. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân, tác giả cho rằng việc lồng ghép này hồn tồn khơng có gì mâu thuẫn với chủ trương giảm mức ưu đãi “phi thị trường” của nhà nước dành cho doanh nghiệp. Bởi việc chúng ta bổ sung thêm những điều kiện để doanh nghiệp được miễn thuế là có lợi cho người lao động và khuyến khích các doanh nghiệp cùng thực hiện các chính sách xã hội. Cần lưu ý rằng đối tượng của những khoản thu nhập được miễn thuế này là người lao động có điều kiện khó khăn làm việc trong doanh nghiệp chứ khơng phải doanh nghiệp. Nó hồn tồn khơng tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nên chúng ta cần mạnh dạn thực hiện. Hơn nữa, cần bổ sung thêm nhiều khoản thu nhập được miễn thuế sao cho có lợi nhất cho người lao động. Những khoản thu nhập được miễn thuế phải có tác dụng khuyến khích, hướng doanh nghiệp đến mục tiêu là gia tăng phúc lợi, quan tâm đến đời sống của người lao động. Nếu thực hiện được việc này sẽ có tác dụng rất lớn, bởi doanh nghiệp sẽ sở hữu được lợi thế vơ hình quan trọng nhất, đó là tinh thần làm việc của người lao động. Một khi thực hiện những chính sách này kết hợp với chính sách giảm trừ chi phí sẽ giúp phát huy năng lực làm việc, khả năng lao động sáng tạo của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp lên mức tối đa, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế.

33

Một phần của tài liệu Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)