QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011, VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Trong 3 năm qua 2009-2011 tình hình kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế tồn cầu. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất trần theo thơng tư 02/2011/TT-NHNN và 30/2011/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và VIB Kiên Giang nói riêng. Ngân hàng tồn tại và phát triển dựa trên mục tiêu là lợi nhuận. Thu nhập của Ngân hàng được quyết định bởi lãi suất trên khoản cho vay, đầu tư, và các khoản phí cung cấp dịch vụ. Bằng sự nổ lực của tập thể cán bộ ngân hàng VIB Kiên Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011, ta thấy các khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
( Nguồn:Từ VIB Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011)
Thu nhập
Tổng thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động lớn. Chủ yếu là do thu nhập từ lãi, nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh tăng qua các năm, thu nhập ngoài lãi cũng tăng đáng kể góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Năm 2010 thu nhập tăng 32,5% so với 2009. Qua năm 2011 tốc độ gia tăng thu nhập tăng lên, tăng khoảng 39,41% so với năm trước, đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động của Chi nhánh.
Thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ lãi qua 3 năm đều tăng với tốc độ không đều nhau. Cụ thể, năm 2010 tăng 24,91% so với năm 2009. Khoản thu nhập này tăng chủ yếu do sự tăng của doanh số cho vay do nhu cầu vốn gia tăng khi nền kinh tế đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Nguyên nhân chính là do chính sách tiền tệ lúc này được nới lỏng, nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực sau những biện pháp mạnh của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng được Ngân hàng quan tâm và mở rộng vì mang lại thu nhập ngày càng tăng cho Ngân hàng. Đến năm 2011 thu nhập từ lãi tiếp tục tăng, tăng 36,88% so với năm trước đó mặc dù NHNN đã đưa ra quy
2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số tiền % Số tiền % I.Tổng thu nhập 11.850 15.701 21.888 3.851 32,50 6.187 39,41
Thu từ lãi 11.415 14.259 19.518 2.844 24,91 5.259 36,88
Thu ngoài lãi 435 1.442 2.370 1.007 231,50 928 64,36
II.Tổng chi phí 10.417 12.641 16.808 2.224 21,35 4.167 32,96
Chi trả lãi 5.966 7.622 10.991 1.656 27,76 3.369 44,20
Chi phí ngồi lãi 4.451 5.019 5.817 568 12,76 798 15,90
định về lãi suất trần huy động để hạ lãi suất, kiềm chế lạm phát nhưng vẫn không ảnh hưởng đến nguồn thu của Ngân hàng vì lãi suất cho vay chỉ thực sự giảm vào cuối 2011.
Thu nhập ngoài lãi là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác. Nguồn thu này của Ngân hàng qua 3 năm tăng khá cao. Cụ thể, năm 2010 tăng 231,5%. Đến năm 2011 tốc độ tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 64,36% do Ngân hàng đã chú trọng đến các hoạt động dịch vụ nhằm phân tán rủi ro vì hoạt động tín dụng rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Nguồn thu nhập ngoài lãi mặc dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Đều này cho thấy Ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Chi phí
Chi phí hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm cũng có nhiều biến động. Năm 2010 chi phí tăng 2.224 triệu đồng ( tương đương 21,35%) so với 2009, thấp hơn mức tăng của thu nhập, đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động của Ngân hàng. Đến năm 2011 chi phí tăng gần 33% so với năm trước đó. Trong đó, chi phí lãi ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Cụ thể:
Chi phí lãi năm 2010 tăng 27,76% so với năm 2009 do sự cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng làm cho lãi suất huy động tăng cao. Đồng thời do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 8% lên 9% để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu theo Thơng tư 13/TT-NHNN. Năm 2011 chi phí lãi tăng đến 44,2%, mặc dù năm 2011 NHNN quy định trần lãi suất huy động là 14% nhưng do Ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động lớn vào năm 2011 để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Điều này chứng tỏ uy tín Ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo niềm tin và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Chi phí ngồi lãi là các khoản chi để duy trì hoạt động của Ngân hàng như: chi lương, chi phí dịch vụ, chi thuế, và các khoản chi khác. Chi phí ngồi lãi tăng với tốc độ chậm hơn. Tăng khoản 12,76% trong năm 2010 và 15,9% trong năm 2011. Nguyên nhân chính là do tình hình lạm phát đã kéo chi phí tăng lên. Cùng với việc chi trả nâng cao trình độ của nhân viên của VIB Kiên Giang để phục vụ nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. Ngồi ra chi phí tăng do Ngân hàng áp
16.538 29.556 13.240 25.258 3.298 4.298 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 Triệu đồng
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Năm
6T/2011 6T/2012
dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới đồng thời giữ chân khách hàng hiện tại.
Lợi nhuận
Mặc dù thu nhập và chi phí đồng thời tăng qua các năm nhưng VIB Kiên Giang vẫn thu được lợi nhuận do tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Đặc biệt, năm 2011 lợi nhuận tăng 113,54% so với năm trước đó do Ngân hàng thực hiện chính sách cho vay hợp lý, công tác thu hồi nợ đạt kết quả cao.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm có những bước phát triển đáng kể. Với sự nổ lực của cán bộ, nhân viên của Chi nhánh đã thích ứng và linh hoạt trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Các khoản mục thu nhập, chi phí và lợi nhuận tại VIB Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2012 đều tăng mạnh so với cùng kì năm trước đó. Thể hiện qua hình sau:
Hình 2: THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TẠI VIB KIÊN GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
Dựa vào hình trên ta thấy thu nhập 6 tháng đầu năm 2012 tăng mạnh so với cùng kì năm 2011, tăng 78,72% so với cùng kì năm trước. Song song đó chi phí cho hoạt động của Chi nhánh cũng tăng gần 91%. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận vì thu nhập đủ bù đắp chi phí hoạt động của Ngân hàng.
91% 9%
91% 9%
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG
4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
4.1.1. Khái quát về tình hình nguồn vốn qua 3 năm từ 2009-2011 và 6 tháng đầu năm 2012
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nguồn vốn ln đóng vai trò quan trọng, là điều kiện tất yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, Ngân hàng cần tạo nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, phù hợp với yêu cầu về vốn. Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Để Ngân hàng kinh doanh đạt lợi nhuận thì hoạt động huy động vốn vơ cùng quan trọng. Đây cũng là nguồn vốn được Ngân hàng sử dụng để kinh doanh với chi phí thấp hơn so với việc sử dụng vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Sau đây là hình thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm:
Hình 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA VIB KIÊN GIANG TỪ NĂM 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
95% 5% Vốn Huy Động Vốn Điều Chuyển 90% 10% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T/ 2012
253.575 27.878 322.040 35.405 421.872 46.380 526.058 28.988 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 T riệ u đồng 2009 2010 2011 6T/2012 N ăm Vốn Đ iều C huyển Vốn Huy Đ ộng Qua hình 3 ta thấy vốn huy động luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng cho thấy Ngân hàng chủ động hơn trong công tác cho vay đồng thời giảm áp lực về chi phí hơn so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên.
Góp phần làm cho nguồn vốn tăng là sự gia tăng của cả vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong điều kiện kinh tế đang phục hồi, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về vốn để mở rộng hoạt động, VIB Kiên Giang có thể huy động được số vốn ngày càng tăng như vậy là sự cố gắng khơng nhỏ của tập thể cán bộ tại Chi nhánh.
Hình 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Qua hình 4 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm giúp Ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn đạt 357.445 triệu đồng tăng gần 27% so với năm 2009. Sang năm 2011 vốn hoạt động Ngân hàng đạt 468.252 triệu đồng tăng gần 31% so với năm trước đó.
Vốn huy động là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn luôn được quan tâm hàng đầu. Do được ưu tiên phát triển nên vốn huy động tăng qua các năm.
Vào năm 2010 vốn huy động tăng 68.465 triệu đồng do trong năm tình hình lạm phát bắt đầu xãy ra, lãi suất ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó thu nhập người
dân ổn định khuyến khích họ gửi tiền nhiều hơn. Đặc biệt, VIB Kiên Giang ngay càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường nên thu hút được lượng lớn tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư.
Vốn điều chuyển cũng có xu hướng tăng với tốc độ gần bằng với tốc độ tăng của vốn huy động. Do nguồn vốn huy động tăng nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng nên Ngân hàng vẫn cần đến vốn điều chuyển từ Hội sở để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Đặc biệt sang năm 2012, 6 tháng đầu năm tổng nguồn vốn đã đạt tới 555.046 triệu đồng, và tỷ trọng của vốn huy động đạt gần 95% trong tổng nguồn vốn. Do các chương trình khuyến mãi Chi nhánh áp dụng thu hút được sự quan tâm của khách hàng như chương trình: mở tài khoản nhận ngay ưu đãi, 80 ngày chọn quà ưng ý, ba cơ hội trong tay nhận ngay quà tết... Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy Ngân hàng đã tận dụng được lượng tiền nhàn rổi trong dân cư, đem về lợi nhuận cao hơn so việc sử dụng vốn vay từ Hội sở.
Tóm lại, vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng, là điều kiện tất yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Việc tăng vốn huy động không chỉ nhằm khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trường mà cịn là thước đo uy tín của Ngân hàng.
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Nhìn chung mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng vốn huy động của VIB Kiên Giang vẫn tăng qua các năm 2009, 2010, 2011 cho thấy Ngân hàng đang từng bước tự chủ về nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong tương lai khi nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, đòi hỏi Ngân hàng cần phát huy hơn nửa công tác huy động để có thể cung cấp vốn kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Chính vì vậy, huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng tất yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Việc huy động vốn một mặt đem lại nguồn vốn kinh doanh với chi phí thấp hơn vốn điều chuyển từ Hội sở. Mặt khác, giúp Ngân hàng nắm bắt được thông tin về tình hình tài chính của các thành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, giúp Ngân hàng vạch ra chiến lược cho vay đối với từng đối tượng khách hàng.
Để đảm bảo nguồn vốn huy động hợp lý, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, VIB Kiên Giang đã sử dụng các phương thức huy động chủ yếu như: huy động tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi của cá nhân dưới hình thức tiền gửi thanh tốn hay tiết kiệm có kì hạn. Với việc linh hoạt trong công tác huy động vốn đã thu hút được khách hàng gửi tiền ngày càng nhiều nên vốn huy động tăng qua 3 năm 2009-2011. Để tìm hiểu kĩ hơn ta phân tích các thành phần của vốn huy động:
Bảng 2: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ THEO THỜI HẠN CỦA VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011) Ghi chú:
- TPKT: Thành phần kinh tế - TGTT: tiền gửi thanh tốn; - TK: tiết kiệm; - KH: kì hạn 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Theo TPKT 253.575 322.040 421.872 68.465 27,00 99.832 31,00 I. Doanh nghiệp 140.990 142.802 180.187 1.812 1,29 37.385 26,18 - TGTT 27.140 34.468 45.153 7.328 27,00 10.685 31,00 - TK có KH 113.850 108.334 135.034 (5.516) (4,84) 26.700 24,65 II. Cá nhân 112.585 179.238 241.685 66.653 59,20 62.447 34,84 - TGTT 15.601 56.931 61.596 41.330 264,92 4.665 8,19 - TK có KH 96.984 122.307 180.089 25.323 26,11 57.782 47,24 Theo thời hạn 253.575 322.040 421.872 68.465 27,00 99.832 31,00 - Khơng kì hạn 42.741 91.399 106.749 48.658 113,84 15.350 16,79 - Có kì hạn 210.834 230.641 315.123 19.807 9,39 84.482 36,63
Xét theo thành phần kinh tế:
Theo hình thức này vốn huy động gồm 2 thành phần: tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi của cá nhân. Qua bảng 2 ta thấy tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi doanh nghiệp trong tổng vốn huy động (trừ năm 2009). Các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh tốn. Ngân hàng ln cân đối các thành phần này với một tỷ lệ nhất định tùy theo tình hình của nền kinh tế và theo biến động của thị trường.
Tiền gửi của doanh nghiệp:
Khách hàng là các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn và phục vụ cho nhu cầu thanh toán, hay tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng để đầu tư sinh lợi. Tùy vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức tiền gửi kì hạn hay khơng kì hạn. Năm 2009 tiền gửi doanh nghiệp là 140.990 triệu đồng, đến năm 2010 lượng tiền này tăng 1,29%, mức tăng không đáng kể do sự gia tăng của khoản mục tiền gửi thanh toán cùng với sự giảm của khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Tiền tiết kiệm giảm do các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là mở tài khoản thanh toán phục vụ cho sản xuất kinh doanh, khơng vì mục đích sinh lợi nên tiền gửi tiết kiệm có kì hạn giảm. Chính vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, quảng bá đến doanh nghiệp để nâng cao tiền gửi của đối tượng này.
Năm 2011 lượng tiền gửi của doanh nghiệp tăng khá cao so với 2010 ( tăng 26,18%). Sự gia tăng này do các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, tình hình kinh tế đã khả quan hơn, các doanh nghiệp có nhiều phi vụ kinh doanh hơn nên lượng vốn tăng mạnh, cần mở tài khoản để thanh tốn trong q trình kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng tạo được uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích tốt nhất nên thu hút được lượng tiền khá lớn từ