5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
5.2.2. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Tăng cường hơn nữa nhân viên thẩm định để sang sẻ bớt công việc đảm bảo công tác thẩm định của Ngân hàng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho Ngân hàng cũng như khách hàng. Đồng thời nhằm để thực hiện tốt khâu sàn lọc khách hàng trước khi đi đến quyết định cấp tín dụng. Nên có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và hợp lý phù hợp với chuyên môn của từng cán bộ, tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, theo đó cán bộ thẩm định sẽ khơng tiếp xúc với khách hàng (để đảm bảo tính khách quan). Trong q trình thẩm định nên thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và hợp lý.
Nâng cao năng lực, trình độ chun môn hơn nữa cho độ ngũ cán bộ, đặc biệt là cơng tác chăm sóc khách hàng. Các cán bộ tín dụng cần phát huy hơn nữa bản lĩnh, chức năng của mình trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chủ động đến với khách hàng, tìm ra các khách hàng tiềm năng sẽ đem lại kết quả tốt cho Ngân hàng và nên chủ động đến với khách hàng trong suốt q trình quan hệ tín dụng và có lịch giao dịch với khách hàng ở địa bàn mình quản lý. Có thể ngân hàng sẽ có một vài buổi cùng các khách hàng ngồi lại để nghe những đóng góp, ý kiến sẽ giúp Ngân hàng tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn cho quá trình hoạt động.
Phân cơng cán bộ tín dụng phụ trách từng khu vực nhất định. Bố trí như vậy nhằm giúp cán bộ nắm bắt được tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất
kinh doanh của người dân, hiểu được nhu cầu của họ để từ đó kịp thời đáp ứng nhu cầu đó. Cơng tác sàn lọc này sẽ đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Gắn quyền lợi của nhân viên với quyền lợi của Ngân hàng, sự nổ lực của nhân viên phải được bù đắp xứng đáng có như vậy sẽ làm cho các nhân viên làm việc tận tụy và hết mình.
Ngân hàng cần mở rộng cho vay trung và dài hạn để có mức lãi suất cao hơn, đồng thời đảm bảo hoạt động tín dụng ổn định hơn, tiết kiệm chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới so với cho vay ngắn hạn.
Theo dõi dư nợ một cách chặt chẽ hơn nữa, khi có món nợ nào đến hạn thì kịp thời thơng báo, đơn đốc khách hàng trả nợ.
Khi có những khoản nợ xấu xuất hiện thì cần tìm hiểu ngun nhân để có hướng xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì xử lý theo hướng cứng rắn hơn như: phát mãi tài sản thế chấp. Nếu khách hàng không trả nợ được do nguyên nhân khách quan do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khách hàng.
Nên thành lập một bộ phận chuyên phân tích và xử lý rủi ro tín dụng. Nên xây dựng một mạng thông tin luôn cập nhật thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính ngân hàng, thơng tin về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của khách hàng,... nhằm kịp thời phòng ngừa rủi ro.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB Kiên Giang. Tuy rằng hiện VIB Kiên Giang vẫn đang hoạt động bình thường khơng có dấu hiệu gì đáng lo ngại nhưng để hoạt động của Chi nhánh được phát triển thì thật sự các giải pháp đó sẽ phần nào có ít cho q trình hoạt động của Ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Những năm vừa qua VIB Kiên Giang đã góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế cho Thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang và các khu vực khác trong tỉnh. Thực hiện tốt vai trị là trung gian tài chính kết nối giữa người cần vốn và người thừa vốn lại với nhau. Hoạt động đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng đang được phát triển đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và tạo cơ sở phát triển trong tương lai.
Do sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết nên từ năm 2009 đến năm 2012 các mặt hoạt động của Ngân hàng đã có bước tiến vượt bậc. Qua tiếp cận thị trường đầu tư, đội ngũ lãnh đạo và hệ thống cán bộ tín dụng đã trưởng thành lên rất nhiều. Đây vừa là cơ hội, vừa là điều kiện để từng bước góp phần để đất nước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.
Dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng trưởng khá tốt, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Với sự nhiệt tình của Ngân hàng, khách hàng đến giao dịch ln được hài lịng đúng với câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Mặc dù VIB Kiên Giang đã rất thận trọng trong cơng tác tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn cịn tồn tại. Ngân hàng ln trăn trở và đề ra nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ này đến mức thấp nhất để tận thu các khoản nợ của khách hàng. Đây sẽ là sự phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Chi nhánh.
Xét về mặt lợi ích thì thu nhập của Ngân hàng khá tốt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vừa đảm bảo cho các cán bộ cơng nhân viên có cuộc sống tốt để góp sức vào Ngân hàng, cùng Ngân hàng vượt qua các trở ngại, đem lại một kết quả kinh doanh tốt nhất cho Ngân hàng.
Song song đó, qua phân tích, cho thấy Ngân hàng Quốc tế Việt Nam – chi nhánh tỉnh Kiên Giang vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh như khả năng tiếp cận nguồn vốn trong địa bàn vẫn chưa
đạt kết quả cao so với tiềm năng phát triển của tỉnh, cơng tác tín dụng trong địa bàn vẫn chưa đạt kết quả tương xứng so với số lượng lớn các doanh nghiệp trong địa bàn, cơng tác thu nợ vẫn cịn gặp khó khăn. Do Chi nhánh mới thành lập lại gặp tình hình kinh tế khó khăn như: lạm phát, ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ đến hoạt động ngân hàng, nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn có thâm niên hoạt động lâu năm và giàu kinh nghiệm.