Như đã biết, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát cho vay trong năm để cung ứng vốn cho nền kinh tế. Cịn về thu nợ thì khơng phản ánh tồn bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn của các khoản vay. Còn dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn liên quan trực tiếp đến việc tạo thu nhập cũng như lợi nhuận cho Ngân hàng. Dư nợ phản ánh tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.
4.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến hạn thanh tốn hoặc đến hạn mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Dư nợ cho biết số tiền cần phải thu từ khách hàng. Để thấy rõ hơn tình hình dư nợ của Ngân hàng ta tìm hiểu qua hình 8 bên dưới:
344.972 527.780 724.573 36.688 28.297 36.925 17.872 21.810 33.240 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2009 2010 2011 Năm Triệu đồng Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn
Hình 8:TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Qua hình trên ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và đều tăng qua 3 năm 2009-2011. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và tăng giảm không ổn định. Nhìn chung tổng dư nợ đều tăng qua các năm, do thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu do Hội Sở đề ra cho VIB Kiên Giang về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh ln tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, làm cho tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Nguyên nhân chính vẫn là do Ngân hàng ưu tiên cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, do đó dư nợ ngắn hạn tăng là phù hợp với DSCV và DSTN ngắn hạn đều tăng. Đồng thời Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, thêm vào đó là áp dụng chính sách
lãi suất linh hoạt để giữ chân khách hàng hiện tại. Mặt khác do Chi nhánh mở rộng thị phần trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, khi đó DSCV tăng lên và dư nợ cũng tăng tương ứng.
Năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng mạnh (gần 53%) so với 2009, do các khoản vay đến hạn trả của năm trước chưa thu hồi được kéo dài sang năm 2010. Như đã biết, tình hình kinh tế 2009 vẫn chưa đi vào ổn định do ảnh hưởng của cuộc khủng hồng tài chính tồn cầu, điều này làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng nên khoản vay tồn động sang năm 2010.
Sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Nguyên nhân là do DSCV tăng cao nhưng DSTN tăng với tốc độ chậm hơn. Ngoài ra, dư nợ ngắn hạn tăng còn do nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân trong địa bàn tăng. Đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, kinh doanh nhỏ lẻ có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn. Bên cạnh đó do một số khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng góp phần làm cho dư nợ ở kì hạn này tăng lên.
Dư nợ trung và dài hạn
Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ. Những năm vừa qua tình hình dư nợ trung và dài hạn khơng ổn định. Năm 2010 dư nợ trung hạn giảm so hơn 23% so với 2009. Nhưng sang năm 2011 tăng 30,5% so với 2010. Dư nợ dài hạn giảm đều đặn qua các năm, nguyên nhân là do chính sách tín dụng của Ngân hàng chủ trương thắt chặt hơn trong cho vay dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh.
Dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 đạt 873.274 triệu đồng tăng gần 12% so với cùng kì năm 2011. Từ số liệu có thể thấy dư nợ 6 tháng đầu năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cả năm, và dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chứng tỏ Ngân hàng chú trọng đẩy mạnh phát triển tín dụng ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm, thời gian còn lại chủ yếu đưa ra chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ đồng thời chăm sóc khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng.
Cụ thể tình hình dư nợ 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới:
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA VIB KIÊN GIANG6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
Đơn vị tính: triệu đồng 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 Số tiền % Ngắn hạn 728.142 770.803 42.661 5,86 Trung hạn 26.880 91.045 64.165 238,71 Dài hạn 24.785 11.426 (13.359) (53,90) Tổng 779.807 873.274 93.467 11,99
( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2011-2012 )
Tóm lại, dư nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm trong đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, do hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh.
4.4.2. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ đánh giá xác thực quy mơ tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, đo lường mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng. Với nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với chính sách mở rộng quy mơ tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ.
Kiên Giang là nơi mà đa số người dân sống bằng nghề nơng, do đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đồng thời Ngân hàng cịn đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bên cạnh việc phân tích dư nợ tín dụng theo thời hạn ta còn xem xét chỉ tiêu này theo các thành phần trong nền kinh tế. Sự tăng giảm được thể hiện qua bảng bên dưới:
Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 249.840 355.327 451.477 105.487 42,22 96.150 27,06 Cá nhân 165.060 222.560 327.893 57.500 34,84 105.333 47,33 Tổng 414.900 577.887 779.370 162.987 39,28 201.483 34,87
( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011)
Đối với doanh nghiệp
Tình hình dư nợ qua các năm có nhiều biến động, năm 2010 dư nợ của doanh nghiệp tăng hơn 42%, đến năm 2011 dư nợ tiếp tục theo chiều hướng tăng so với 2010. Do năm 2011 có nhiều khoản thu chưa đến hạn đối với doanh nghiệp đồng thời cho vay đối với doanh nghiệp tăng nên góp phần làm dư nợ tăng. Mặc dù cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng DSCV nhưng dư nợ doanh nghiệp lại chiếm cao hơn dư nợ cá nhân điều này cho thấy phần lớn các khoản cho vay trung và dài hạn tập trung vào doanh nghiệp nên thời gian thu hồi nợ lâu đối với đối tượng này nên dư nợ chiếm tỷ trọng cao hơn so với các cá thể.
Đối với cá nhân
Dư nợ có chiều hướng tăng qua các năm, do thành phần kinh tế này ngày càng lớn mạnh, cùng với chính sách tín dụng của Ngân hàng ngày càng chú trọng đến đối tượng này và xem đây là đối tượng khách hàng mục tiêu để hướng đến của Ngân hàng.
Tóm lại qua 3 năm 2009-2011 quy mô Chi nhánh ngày càng được mở rộng, Chi nhánh chủ động tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng, mở rộng thị trường mục tiêu nên dư nợ ngày càng tăng.
454.856 479.150 324.951 394.124 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 6T/2011 6T/2012 Năm Triệu đồng Cá nhân Doanh nghiệp
Sang năm 2012 dư nợ của doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng cao hơn cá thể trong tổng dư nợ. Ở đây dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 tăng trên 11% so với 6 tháng đầu năm 2011, trong khi DSCV cùng thời điểm giảm. Điều này cho thấy có dấu hiệu cần lưu ý trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng khi xem xét dư nợ theo thành phần kinh tế, các khoản cho vay trung và dài hạn có nên chỉ tập trung cho doanh nghiệp, như thế có thể rủi ro sẽ cao hơn so với việc dàn trãi khoản cho vay này cho cả doanh nghiệp và cá nhân.
Hình 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VIB KIÊN GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
Tuy nhiên, nhìn chung với phương châm mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng trưởng. Đạt được kết quả như trên là do Ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, phát triển quy mơ tín dụng.