TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 49)

4.3. TÌNH HÌNH THU NỢ

4.3.1. TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

Bên cạnh DSCV thì doanh số thu nợ (DSTN) là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào DSTN ta biết được tình hình quản lý nguồn vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng của cơng tác thẩm định. Do đó, thu nợ được xem là công việc đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để hiểu rõ tình hình thu nợ của ngân hàng ta đi vào phân tích:

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011

Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011)

Những năm qua VIB Kiên Giang luôn cố gắng thực hiện hoạt động tín dụng với tiêu chí đạt chất lượng và an tồn nên DSTN ln tăng qua các năm 2009- 2011. Đạt được kết quả như vậy là do thời gian qua các cán bộ Ngân hàng tích cực trong việc quản lý món vay cũng như công tác thu hồi nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ khi đến hạn. Kiên giang là nơi đang trên đà phát triển, luôn tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế nhu cầu vốn để mở rộng quy mơ cũng tăng và họ càng ý thức được việc trả nợ đúng hạn để giữ uy tín, gắn kết lâu dài với Ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay cho thấy cơng tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân tương đối cao. Đồng thời cho thấy hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó Ngân hàng cần có chính sách thu nợ thích hợp hơn trong các năm tới. Vì nếu doanh số thu nợ quá cao cũng chưa chắc tốt, khi đó Ngân hàng có thể tốn kém nhiều chi phí cho việc thu hồi nợ và tái đầu tư mới. Hơn nữa, Ngân hàng còn mất một khoản thu từ tiền lãi cho vay, từ đó sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 643.117 944.740 1.274.491 301.623 46,90 329.751 34,90 Trung hạn 19.549 32.956 46.552 13.407 68,58 13.596 41,26 Dài hạn 32.270 42.420 27.338 10.150 31,45 (15.082) (35,55) Tổng 694.936 1.020.116 1.348.381 325.180 46,79 328.265 32,18

 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Cũng như DSCV ngắn hạn, DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sự phân hóa rõ rệt giữa DSTN theo thời gian, có thể thấy sự áp đảo của DSTN ngắn hạn, điều này là hiễn nhiên vì DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV nên thời gian thu hồi vốn nhanh. DSTN ngắn hạn tăng nhanh qua các năm 2009-2011. Cụ thể, DSTN ngắn hạn năm 2010 đạt 944.740 triệu đồng tăng gần 47% so với năm 2009. Năm 2011, DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng, đạt 1.274.491 triệu đồng tăng gần 35% so với 2010. Do thời gian qua Chi nhánh luôn tăng trưởng về cho vay ngắn hạn nên DSTN ngắn hạn luôn tăng qua các năm, song song đó là chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn nên hạn chế được tình hình nợ q hạn. Ngồi ra do ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng góp phần làm tăng DSTN ngắn hạn qua các năm 2009-2011. Tuy trong năm 2009 nền kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp, khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, trong lĩnh vực nơng nghiệp thì ảnh hưởng của dịch bệnh... Nhưng với sự hổ trợ tích cực từ phía Chính phủ, nền kinh tế dần ổn định góp phần tăng khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2011 DSTN ngắn hạn tăng mạnh so với 2010. Do trong năm Ngân hàng có thêm nhiều khách hàng mới là các doanh nghiệp trong địa bàn. Ngân hàng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các cá nhân kinh doanh vay vốn với chu kỳ ngắn để bổ sung vốn lưu động, mặt khác Ngân hàng luôn quan tâm, theo dõi và đôn đốc khách hàng, khách hàng họat động kinh doanh có hiệu quả nên trả nợ Ngân hàng đúng hạn góp phần làm DSCV ngắn hạn trong năm tăng.

Đạt được kết quả đó là do cơng tác chỉ đạo, điều hành tích cực của Ban lãnh đạo và sự nổ lực của cán bộ, nhân viên VIB Kiên Giang trong công tác quản lý và thu hồi nợ.

 Doanh số thu nợ trung hạn

DSTN trung hạn qua 3 năm 2009-2011 chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSTN (dưới 5%) và tăng trưởng mạnh qua 3 năm. Cùng với sự nổ lực của cán bộ Ngân hàng, chính sách thu nợ của Ngân hàng cũng thắt chặt hơn, khi đến hạn cán cán bộ tín dụng có nhiệm vụ nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng thời hạn nên DSTN trung hạn tăng.

 Doanh số thu nợ dài hạn

Cũng như DSTN trung hạn, DSTN dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSTN. DSTN dài hạn có xu hướng giảm qua các năm do các khoản vay dài hạn thường là những món vay lớn phục vụ cho mục đích mua sắm tài sản cố định để phục vụ sản xuất kinh doanh, khách hàng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ trong khi chi phí nhân cơng, ngun vật liệu không ngừng tăng cao nên họ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Đối với món vay dài hạn khách hàng thường trả gốc và lãi theo định kì, chia làm nhiều lần để trả nợ nên cũng khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm.

Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kì năm trước (giảm gần 26%) do khách hàng có xu hướng dự trữ tiền để mở rộng đầu tư khi giá cả trở nên đắt đỏ, họ thường gia hạn thời hạn trả và chấp nhận đóng lãi chứ khơng trả vốn. Từ đó làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.

Hình 6 : DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI VIB KIÊN GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012 1.097.145 799.555 40.272 65.223 17.541 17.648 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 6T/2011 6T/2012 Năm Triệu đồng Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

Tuy nhiên cũng có lý do là khách hàng vay tiền trong những năm trước trả dần cho đến năm 2012 thì nợ cũ của khách hàng đã giảm gần hết và bắt đầu phát sinh những khoản nợ mới nên doanh số thu nợ trong năm này giảm hoặc là do khách hàng làm ăn khơng có hiệu quả nên việc thu nợ không được thuận lợi làm cho doanh số thu nợ giảm đáng kể. Ngoài ra trong kì DSTN giảm cho vay trong kì gặp khó khăn.

Nhìn chung, tình hình thu nợ đạt kết quả khả quan là nhờ Chi nhánh đầu tư đúng hướng vào các lĩnh vực ngành nghề và các khách hàng làm ăn có hiệu quả, đảm bảo an toàn đồng vốn và thu hồi đồng vốn nhanh như xuất khẩu gạo, chế biến và khai thác thủy sản, xi măng, dịch vụ du lịch, cho vay bổ sung vốn lưu động cho các ngành nghề. Kết quả trên thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ngân hàng.

4.3.2. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế

Do hoạt động chính của Ngân hàng là đi vay và cho vay nên khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn đó phải có sự hồn trả gốc về lãi để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ln tìm ẩn rủi ro khi khách hàng khơng trả nợ đúng hạn hoặc khơng có khả năng trả nợ, làm cho Ngân hàng thua lỗ hay thậm chí phá sản.Do đó, cơng tác thu nợ ln được Ngân hàng đặc lên hàng đầu.

Mặc dù DSTN khơng đánh giá hoạt động tín dụng của Chi nhánh một cách tồn diện nhất nhưng nó thể hiện được khả năng phân tích, đánh giá khách hàng của cán bộ Ngân hàng. Do đó, doanh số thu nợ là một chỉ tiêu cần phải phân tích trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng ở mỗi thời kỳ vì đồng vốn thu hồi được góp phần tái đầu tư tín dụng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Và việc thu hồi nợ đúng như cam kết trong hợp đồng tín dụng đã là sự thành cơng của Ngân hàng.

Bảng 8: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIB KIÊN GIANG QUA CÁC NĂM 2009-2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Từ VIB Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011)

 Đối với doanh nghiệp

Quan sát bảng số liệu 7 ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng có nhiều biến động. Năm 2011, DSTN đối với doanh nghiệp đạt 588.164 triệu đồng (tăng trên 23% so với 2010), một trong những nguyên nhân làm tăng DSTN đối với doanh nghiệp trong năm là DSCV tăng, các doanh nghiệp hoạt động trong địa bàn phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn chủ yếu cho chu kì sản xuất kinh doanh ngắn và khi tạo được lợi nhuận họ ý thức được trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng để không phải chịu các khoản phạt khi để nợ quá hạn.

Đối với cá nhân

Cùng với DSCV thì DSTN đối với cá nhân cũng tăng qua các năm. Năm 2010 thu nợ cá nhân đạt 543.722 triệu đồng, tăng gần 106% so với 2009. Đến 2011, thu nợ đối với cá nhân đạt 760.217triệu đồng, tăng hơn 39% so với 2010. Do trong năm 2010 cho vay cá nhân tăng mạnh, cùng với việc thu được những khoản nợ đến hạn của các năm trước. DSTN tăng qua các năm cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng thực hiện khá tốt.

Đến 6 tháng đầu năm 2012 DSTN cá nhân đạt 510.369 triệu đồng giảm trên 23% so với cùng kì năm 2011. Cụ thể được thể hiện qua hình sau:

2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 430.860 476.394 588.164 45.534 10,57 111.770 23,46 Cá nhân 264.076 543.722 760.217 279.646 105,90 215.495 39,82 Tổng 694.936 1.020.116 1.348.381 325.180 46,79 328.265 32,18

667.019 488.046 530.369 351.950 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 Triệu đồng 6T/2011 6T/2012 Năm Cá nhân Doanh nghiệp

Hình 7:TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIB KIÊN GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

Giải thích cho DSTN 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kì năm 2011 là do DSCV cùng thời điểm giảm như đã giải thích ở trên.

Qua phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của VIB Kiên Giang ta thấy thu nợ có sự tăng giảm tương ứng với cho vay. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh đang diễn ra bình thường, cho vay bao nhiêu thì thu hồi cũng gần số đó.

4.4. TÌNH HÌNH DƯ NỢ

Như đã biết, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát cho vay trong năm để cung ứng vốn cho nền kinh tế. Còn về thu nợ thì khơng phản ánh tồn bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn của các khoản vay. Còn dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn liên quan trực tiếp đến việc tạo thu nhập cũng như lợi nhuận cho Ngân hàng. Dư nợ phản ánh tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.

4.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến hạn thanh toán hoặc đến hạn mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Dư nợ cho biết số tiền cần phải thu từ khách hàng. Để thấy rõ hơn tình hình dư nợ của Ngân hàng ta tìm hiểu qua hình 8 bên dưới:

344.972 527.780 724.573 36.688 28.297 36.925 17.872 21.810 33.240 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2009 2010 2011 Năm Triệu đồng Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

Hình 8:TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011

Qua hình trên ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và đều tăng qua 3 năm 2009-2011. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và tăng giảm khơng ổn định. Nhìn chung tổng dư nợ đều tăng qua các năm, do thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu do Hội Sở đề ra cho VIB Kiên Giang về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh ln tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, làm cho tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.

 Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Nguyên nhân chính vẫn là do Ngân hàng ưu tiên cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, do đó dư nợ ngắn hạn tăng là phù hợp với DSCV và DSTN ngắn hạn đều tăng. Đồng thời Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, thêm vào đó là áp dụng chính sách

lãi suất linh hoạt để giữ chân khách hàng hiện tại. Mặt khác do Chi nhánh mở rộng thị phần trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, khi đó DSCV tăng lên và dư nợ cũng tăng tương ứng.

Năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng mạnh (gần 53%) so với 2009, do các khoản vay đến hạn trả của năm trước chưa thu hồi được kéo dài sang năm 2010. Như đã biết, tình hình kinh tế 2009 vẫn chưa đi vào ổn định do ảnh hưởng của cuộc khủng hồng tài chính tồn cầu, điều này làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng nên khoản vay tồn động sang năm 2010.

Sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Nguyên nhân là do DSCV tăng cao nhưng DSTN tăng với tốc độ chậm hơn. Ngoài ra, dư nợ ngắn hạn tăng còn do nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân trong địa bàn tăng. Đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, kinh doanh nhỏ lẻ có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn. Bên cạnh đó do một số khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng góp phần làm cho dư nợ ở kì hạn này tăng lên.

 Dư nợ trung và dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khơng cao trong tổng dư nợ. Những năm vừa qua tình hình dư nợ trung và dài hạn khơng ổn định. Năm 2010 dư nợ trung hạn giảm so hơn 23% so với 2009. Nhưng sang năm 2011 tăng 30,5% so với 2010. Dư nợ dài hạn giảm đều đặn qua các năm, nguyên nhân là do chính sách tín dụng của Ngân hàng chủ trương thắt chặt hơn trong cho vay dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh.

Dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 đạt 873.274 triệu đồng tăng gần 12% so với cùng kì năm 2011. Từ số liệu có thể thấy dư nợ 6 tháng đầu năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cả năm, và dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chứng tỏ Ngân hàng chú trọng đẩy mạnh phát triển tín dụng ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm, thời gian còn lại chủ yếu đưa ra chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ đồng thời chăm sóc khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng.

Cụ thể tình hình dư nợ 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới:

Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA VIB KIÊN GIANG6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

Đơn vị tính: triệu đồng 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 Số tiền % Ngắn hạn 728.142 770.803 42.661 5,86 Trung hạn 26.880 91.045 64.165 238,71 Dài hạn 24.785 11.426 (13.359) (53,90) Tổng 779.807 873.274 93.467 11,99

( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2011-2012 )

Tóm lại, dư nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm trong đó dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, do hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân mở rộng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)