Nhìn chung mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng vốn huy động của VIB Kiên Giang vẫn tăng qua các năm 2009, 2010, 2011 cho thấy Ngân hàng đang từng bước tự chủ về nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong tương lai khi nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, đòi hỏi Ngân hàng cần phát huy hơn nửa công tác huy động để có thể cung cấp vốn kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Chính vì vậy, huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng tất yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Việc huy động vốn một mặt đem lại nguồn vốn kinh doanh với chi phí thấp hơn vốn điều chuyển từ Hội sở. Mặt khác, giúp Ngân hàng nắm bắt được thông tin về tình hình tài chính của các thành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, giúp Ngân hàng vạch ra chiến lược cho vay đối với từng đối tượng khách hàng.
Để đảm bảo nguồn vốn huy động hợp lý, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, VIB Kiên Giang đã sử dụng các phương thức huy động chủ yếu như: huy động tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi của cá nhân dưới hình thức tiền gửi thanh toán hay tiết kiệm có kì hạn. Với việc linh hoạt trong công tác huy động vốn đã thu hút được khách hàng gửi tiền ngày càng nhiều nên vốn huy động tăng qua 3 năm 2009-2011. Để tìm hiểu kĩ hơn ta phân tích các thành phần của vốn huy động:
Bảng 2: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ THEO THỜI HẠN CỦA VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011) Ghi chú:
- TPKT: Thành phần kinh tế - TGTT: tiền gửi thanh tốn; - TK: tiết kiệm; - KH: kì hạn 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Theo TPKT 253.575 322.040 421.872 68.465 27,00 99.832 31,00 I. Doanh nghiệp 140.990 142.802 180.187 1.812 1,29 37.385 26,18 - TGTT 27.140 34.468 45.153 7.328 27,00 10.685 31,00 - TK có KH 113.850 108.334 135.034 (5.516) (4,84) 26.700 24,65 II. Cá nhân 112.585 179.238 241.685 66.653 59,20 62.447 34,84 - TGTT 15.601 56.931 61.596 41.330 264,92 4.665 8,19 - TK có KH 96.984 122.307 180.089 25.323 26,11 57.782 47,24 Theo thời hạn 253.575 322.040 421.872 68.465 27,00 99.832 31,00 - Khơng kì hạn 42.741 91.399 106.749 48.658 113,84 15.350 16,79 - Có kì hạn 210.834 230.641 315.123 19.807 9,39 84.482 36,63
Xét theo thành phần kinh tế:
Theo hình thức này vốn huy động gồm 2 thành phần: tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi của cá nhân. Qua bảng 2 ta thấy tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi doanh nghiệp trong tổng vốn huy động (trừ năm 2009). Các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh tốn. Ngân hàng ln cân đối các thành phần này với một tỷ lệ nhất định tùy theo tình hình của nền kinh tế và theo biến động của thị trường.
Tiền gửi của doanh nghiệp:
Khách hàng là các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn và phục vụ cho nhu cầu thanh toán, hay tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng để đầu tư sinh lợi. Tùy vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức tiền gửi kì hạn hay khơng kì hạn. Năm 2009 tiền gửi doanh nghiệp là 140.990 triệu đồng, đến năm 2010 lượng tiền này tăng 1,29%, mức tăng không đáng kể do sự gia tăng của khoản mục tiền gửi thanh toán cùng với sự giảm của khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Tiền tiết kiệm giảm do các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là mở tài khoản thanh toán phục vụ cho sản xuất kinh doanh, khơng vì mục đích sinh lợi nên tiền gửi tiết kiệm có kì hạn giảm. Chính vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, quảng bá đến doanh nghiệp để nâng cao tiền gửi của đối tượng này.
Năm 2011 lượng tiền gửi của doanh nghiệp tăng khá cao so với 2010 ( tăng 26,18%). Sự gia tăng này do các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, tình hình kinh tế đã khả quan hơn, các doanh nghiệp có nhiều phi vụ kinh doanh hơn nên lượng vốn tăng mạnh, cần mở tài khoản để thanh tốn trong q trình kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng tạo được uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích tốt nhất nên thu hút được lượng tiền khá lớn từ các đối tượng này.
Tiền gửi của cá nhân:
Đối với nguồn này thì khách hàng gửi tiền chủ yếu là tầng lớp dân cư ở địa bàn, họ gửi tiền vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích hưởng lãi là chủ yếu. Ngồi ra cịn nhằm đảm bảo an tồn cho số tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tồng tiền gửi của cá nhân, là hình
thức huy động vốn truyền thống tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng. Năm 2010, tiền gửi cá nhân đạt 179.238 triệu đồng tăng 59,2% so với năm 2009. Đến năm 2011 tăng 34,84% so với năm liền trước, chiếm trên 57% trên tổng vốn huy động. Xu hướng chung của người dân là chọn sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kì hạn để hưởng lãi suất cao. Nguyên nhân của sự gia tăng tiền gửi tiết kiệm là do Chi nhánh đã kịp thời điều chỉnh lãi suất và kì hạn phù hợp với diễn biến của thị trường, tăng cường công tác marketing, thực hiện chương trình tiết kiệm dự thưởng, cung cấp nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Xét theo thời hạn huy động vốn:
Vốn huy động khơng kì hạn
Vốn huy động khơng kì hạn tăng mạnh vào năm 2010 với tốc độ tăng trên 113% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 thì tăng chậm lại. Năm 2010 trước sức ép của cạnh tranh và lạm phát, lãi suất cao nên lượng vốn huy động tăng mạnh, đặc biệt là tiền gửi khơng kì hạn. Do tâm lý của khách hàng chờ cơ hội để đầu tư vào những lĩnh vực khác có hiệu quả hơn.
Sau khi NHNN quy định trần lãi suất huy động vào năm 2011, giới hạn trần huy động là 14%. Và từ đầu năm 2012 NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động, lần đầu từ 14% về 13% vào ngày 13/3, lần tiếp theo giảm từ 13% về 12% vào ngày 11/4, lần thứ ba giảm từ 12% về 11%. Hiện tại là 9%/năm và nhiều khả năng đây là lần giảm cuối cùng trong năm 2012. Việc NHNN đưa ra trần lãi suất huy động đã rút ngắn chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng. Vì vậy, cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng khơng cịn là giải pháp tối ưu nữa. Khách hàng có xu hướng chọn các ngân hàng lớn có uy tín. Mặc dù ngân hàng và khách hàng vẫn có thể thõa thuận về lãi suất nhưng quy định này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động của VIB Kiên Giang. Nên năm 2011 tiền gửi khơng kì hạn của khách hàng tăng chậm lại ( dưới 17%).
Vốn huy động có kì hạn
Chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động qua các năm. Nguồn này tương đối ổn định và đang có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Đây là dấu hiệu khả quan cho Ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn ổn định này.
Vốn huy động có kì hạn tăng mạnh vào năm 2011 dù các nguồn khác có dấu hiệu chững lại. Do nền kinh tế dần ổn định, người dân có nhu cầu gửi tiền
nhiều hơn. Bên cạnh đó, lãi suất ở trong năm tương đối ổn định nên khuyến khích người dân gửi tiền có kì hạn để hưởng lãi cao hơn.
Sang 6 tháng đầu năm 2012 vốn huy động tăng 25% so với cùng kì năm trước đó. Lượng tiền gửi của doanh nghiệp tăng mạnh so với cùng kì. Đạt được kết quả này do Ngân hàng đẩy mạnh hiện đại hóa cơng nghệ và các tiện ích như: Internet Banking, Mobile Banking... Đem lại cho khách hàng nhiều sản phẩm hiện đại. Đối với tiền gửi của doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi khơng kì hạn có lãi suất thấp vì tính chất khơng ổn định. Đây cũng là khoản huy động khá lớn và ngày càng có xu hướng mở rộng nên Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa để đưa ra chính sách huy động thích hợp.
Bảng 3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ THEO THỜI HẠN CỦA VIB KIÊN GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2011-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
( Nguồn: Từ VIB Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2011-2012 ) Ghi chú:
- TPKT: thành phần kinh tế
Tóm lại, VIB Kiên Giang đã đạt nhiều bước tiến lớn trong công tác huy động vốn qua 3 năm 2009-2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, do sự cạnh
6T2012/6T2011 Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 Số tiền % Theo TPKT 420.880 526.058 105.178 25,00 - Doanh nghiệp 158.654 271.916 113.262 71,39 - Cá nhân 262.226 254.142 (8.084) (3,08) Theo thời hạn 420.880 526.058 105.178 25,00 - Khơng kì hạn 79.290 190.580 111.290 140,36 - Có kì hạn 341.590 335.478 (6.112) (1,79)
tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng nên việc huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp khơng ít khó khăn. Do đó Chi nhánh cần nổ lực hơn nữa, xây dựng chiến lược huy động vốn linh động hơn nữa để bắt kịp với thị trường.
4.2. TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
4.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn
Kiên giang là một trong những tỉnh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, có điều kiện tự nhiên thuận lợi và giáp biển. Ví dụ điển hình là Huyện đảo Phú Quốc và Thành phố Rạch Giá. Do đó Chi nhánh cần có phương thức kinh doanh phù hợp để khai thác cơ hội kinh doanh này. Muốn vậy Chi nhánh phải nổ lực không ngừng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền và vay tiền từ đó ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Để làm được điều đó Ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả, mở rộng quy mô và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Những năm qua cùng với công tác huy động vốn Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế. Dưới đây là doanh số cho vay theo thời hạn:
Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 876.074 1.127.548 1.471.284 251.474 28,70 343.736 30,49 Trung hạn 19.343 24.565 55.180 5.222 27,00 30.615 124,63 Dài hạn 41.155 30.990 23.400 (10.165) (24,70) (7.590) (24,49) Tổng 936.572 1.183.103 1.549.864 246.531 26,32 366.761 31,00
Với sự nổ lực đó doanh số cho vay (DSCV) qua các năm 2009-2011 đều tăng, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản cho vay ngắn hạn ( chiếm trên 90% doanh số cho vay) và cơ cấu cho vay ít thay đổi. Năm 2010 DSCV đạt 1.183.103 triệu đồng tăng hơn 26% so với 2009 và đến năm 2011 DSCV tăng 31% so với năm trước.
Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế địa bàn và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Nhờ vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, điều này đáp ứng xu thế phát triển và cho nhu cầu sản xuất của người dân.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng lớn so với trung và dài hạn, cho thấy hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng là cho vay ngắn hạn. Điều này sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng khơng cao vì xét trong cùng điều kiện lãi suất cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Nhưng đổi lại cho vay ngắn hạn Ngân hàng sẽ thu hồi vốn lại nhanh, hạn chế rủi ro và công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng đơn giản hơn.
Qua 3 năm 2009-2011 DSCV ngắn hạn liên tục tăng, chủ yếu là do chính sách tín dụng của VIB Kiên Giang chú trọng đến tính an tồn cho đồng vốn, hạn chế rủi ro đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Mặt khác do điều kiện kinh tế ở địa bàn hoạt động, phần lớn khách hàng vay vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh theo thời vụ nên nhu cầu vốn phần lớn là ngắn hạn. Cụ thể: năm 2010 DSCV ngắn hạn tăng gần 29% so với 2009 và năm 2011 tăng hơn 30% so với 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là thời gian qua các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp cần thêm vốn lưu động để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Khách hàng vay vốn ở Ngân hàng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh mua bán nhỏ lẻ. Ngồi ra, Ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP về hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nơng thơn, đã góp phần làm tăng DSCV ngắn hạn. Mặt khác, do chính phủ tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để giảm bớt các tác động xấu đến nền kinh tế, đối phó với những khó khăn đang gặp phải cũng tác động tích cực làm
DSCV ngắn hạn tăng. Mặt khác, do Ngân hàng đã cung cấp tín dụng rộng khắp các xã, huyện và thành phố, nắm sát tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, đồng thời Ngân hàng có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của cơ quan ban ngành địa phương.
Doanh số cho vay trung hạn
Doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV nhưng cũng góp phần làm tăng DSCV qua các năm. Do kinh doanh trong ngành ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, những khoản vay mà Chi nhánh cho khách hàng vay là những khoản vay tương đối lớn và nếu thời hạn càng lâu thì khả năng phát sinh rủi ro rất cao. Vì thế, Ngân hàng rất thận trọng trong việc cấp tín dụng trung hạn, chỉ quyết định cho vay đối với những khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và kế hoạch trả nợ đầy đủ và đúng hạn để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. Đối với thời hạn cho vay này, Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với các dự án đầu tư trung hạn mua nhà đất, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ nhân viên và cho vay phát triển kinh doanh.
Năm 2011 DSCV trung hạn tăng mạnh (124,63%) so với năm 2010 do sản lượng xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản trong tỉnh tăng mạnh nên các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung hạn để đầu tư kho bãi, dự trữ hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Doanh số cho vay dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm do lãi suất vay cao do Ngân hàng đưa ra lãi suất cao nhằm bù đắp rủi ro lãi suất tăng lên trong tương lai. Mặt khác, tình hình lãi suất biến động phức tạp nên Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, hạn chế rủi ro tín dụng nên công tác thẩm định đối với các khoản vay này rất chặt chẽ.
VIB Kiên Giang hoạt động mạnh trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn. Dù mạng lưới kinh doanh không trải rộng như một số ngân hàng hoạt động lâu trên cùng địa bàn như: Agribank, Vietinbank, Đông Á Bank… Nhưng Ngân hàng đã không ngừng thu hút khách hàng trong các năm qua và đã có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng để giao dịch và vay vốn, đã làm cho doanh số cho vay của VIB Kiên Giang tăng qua các năm.
Tình hình cho vay của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2012 có nhiều biến