PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 64)

DỤNG CỦA VIB KIÊN GIANG

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại lợi nhuận cho đơn vị mình. Và hoạt động kinh doanh phải an tồn và hiệu quả thì đơn vị đó mới tồn tại lâu dài. Đây cũng là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành cơng lâu dài của Ngân hàng. Chính vì vậy, chất

lượng hoạt động tín dụng ln được đề cao trong hoạt động kinh doanh của VIB Kiên Giang.

Do đó cần phải phân tích nhiều yếu tố có liên quan, tiêu biểu là các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 12: CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIB KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009-2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Năm Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 6T/2011 2011 6T/2012 1.VHĐ Trđ 253.575 322.040 420.880 421.872 526.058 2.TNV Trđ 281.453 357.445 462.138 468.252 555.046 3.TDN Trđ 414.900 577.887 779.807 779.370 873.274 4.DSTN Trđ 694.936 1.020.116 1.155.065 1.348.381 882.319 5.DSCV Trđ 936.572 1.183.103 1.356.985 1.549.864 976.223 6.Nợ xấu Trđ 1.756 467 467 467 352 7. Dư nợ BQ Trđ 294.082,0 496.393,5 678.847,0 678.628,5 826.322,0 8.Dư nợ/VHĐ Lần 1,63 1,79 1,85 1,84 1,66 9.Nợ xấu/TDN % 0,42 0,08 0,06 0,06 0,04 10.Hệ số TN % 74,19 86,22 85,12 87 90,38 11.VQVTD Vòng 2,36 2,05 1,7 1,98 1,06 Ghi chú: - :TNV: Tổng nguồn vốn - TDN: Tổng dư nợ - DSTN: Doanh số thu nợ - DSCV: Doanh số cho vay - BQ: Bình quân - TN: Thu nợ

- VHĐ: Vốn huy động - Trđ: Triệu đồng

- ĐVT: Đơn vị tính - VQVTD: Vịng quay vốn tín dụng

4.6.1. Dư nợ trên tổng vốn huy động

Dư nợ trên tổng vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay của Ngân hàng. Tỷ số này cao quá hay thấp quá đều không tốt, nếu tỷ số

này cao quá cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu tỷ số này thấp quá chứng tỏ Ngân hàng chưa tận dụng được nguồn vốn huy động để cho vay sinh lời. Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ số này đều tăng qua 3 năm 2009-2011 . Cụ thể, năm 2009 là 1,63 lần, năm 2010 tăng lên 1,79 lần. Năm 2010 1,79 đồng dư nợ chỉ có 1 đồng vốn tham gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động. Đến năm 2011 tỷ số này tiếp tục tăng đạt 1,84 lần, điều này chứng tỏ vốn huy động có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tóm lại, qua 3 năm 2009-2011 và 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động đều lớn hơn 1. Cho thấy tốc độ tăng của vốn huy động không bằng tốc độ tăng của dư nợ. Vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần tích cực hơn nữa để gia tăng nguồn vốn huy động, chủ động được nguồn cung tín dụng tránh sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển để giảm áp lực về chi phí, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng.

4.6.2. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này tăng đều đặn qua 3 năm 2009-2011. Do Ngân hàng rất chú trọng công tác thẩm định để quyết định món vay. Mặc dù không chỉ dựa vào hệ số thu hồi nợ để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng thơng qua chỉ tiêu này có thể thấy được cơng tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, cũng chưa phản ánh tồn bộ cơng tác thu hồi nợ .

Tóm lại, hệ số thu nợ qua các năm khá cao, cho thấy công tác thẩm định của cán bộ Ngân hàng được thực hiện rất chặt chẽ. Chi nhánh ngân hàng cần phát huy hơn nữa từ khâu chọn lọc khách hàng đến việc xem xét cung cấp tín dụng đến khâu thu hồi nợ đến hạn. Ngoài ra, Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích thõa thuận trong HĐTD khơng.

4.6.3. Nợ xấu / tổng dư nợ

Qua số liệu và biểu đồ ta thấy nợ xấu của Chi nhánh qua các năm giảm mạnh, thậm chí năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 khơng có khoản nợ xấu trung hạn. Tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng khống chế ở mức thấp. Điều này cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ đạt thành tựu nhất định. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm nhưng nợ xấu khơng theo đó mà tăng lên. Qua các năm chỉ số này tại Chi nhánh đều nhỏ hơn 1% đạt mức an toàn cao mà theo các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo.

Dựa vào bảng 12 ta thấy chỉ số này có xu hướng giảm qua các năm, chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng không ngừng nâng cao. Ngân hàng đã kiểm sốt tốt q trình cho vay cũng như thu hồi nợ, chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ln được duy trì ở mức thấp.

4.6.4. Vịng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này liên quan đến mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, tùy theo Ngân hàng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn như thế nào thì thời gian thu hồi vốn sẽ khác nhau. Cụ thể như năm 2009 là 2,36 vòng, sang năm 2010 thì giảm xuống cịn 2,05 vịng, năm 2011 là 1,98 vòng và đến 6 tháng đầu năm 2012 là 1,06vòng. Vòng quay vốn tín dụng qua các năm tại Chi nhánh có xu hướng giảm do qua các năm các khoản cho vay trung hạn tăng cao góp phần làm giảm sự luân chuyển của đồng vốn. Năm 2009 vịng quay tín dụng cao là do trong năm có nhiều khoản nợ đến hạn và Ngân hàng thu được nợ.

Riêng 6 tháng đầu năm 2012 vịng quay tín dụng giảm mạnh so với các năm trước do năm này khoản cho vay trung hạn của chi nhánh tăng mạnh làm giảm vịng quay vốn.

Tóm lại, vịng quay vốn tín dụng vủa Ngân hàng qua các năm ở mức độ vừa phải. Ngân hàng tránh được tình trạng vịng luân chuyển nhanh đồng nghĩa với kì hạn cho vay ngắn, độ rủi ro thấp nhưng mức ổn định tín dụng khơng cao, tốn nhiều chi phí cho việc thu nợ đến hạn và chi phí tìm kiếm khách hàng mới.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIB KIÊN GIANG

5.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 5.1.1. Điểm mạnh

Thành phố Rạch Giá là một những thành phố đang trên đà phát triển hết sức sôi động, cơ sở hạ tầng được nâng cao, nhiều cơng ty, xí nghiệp đang thành lập hay mở rộng quy mô. Nhu cầu vốn đang là vấn đề được dặt ra hết sức cấp thiết.

Qua 3 năm 2009-2011 và 6 tháng đầu năm 2012 kết quả huy động vốn của VIB Kiên Giang là khá cao vì vậy cần phát huy hơn nữa nhất là trong điều kiện nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động như hiện nay. Với uy tín, thương hiệu VIB Kiên Giang, tính thích hợp của sản phẩm cùng với đa dạng hóa đối tượng khách hàng, VIB Kiên Giang đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng rất cao, và có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ trong khu vực.

Cơ sở vật chất của Chi nhánh khá khang trang, đầy đủ giúp các hoạt động diễn ra nhanh chóng.

Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và kinh nghiệm, làm việc lâu tại địa bàn nên rất thuận lợi để phát triển Ngân hàng.

Các sản phẩm tín dụng mà VIB Kiên Giang cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. VIB Kiên Giang là Ngân hàng đi đầu trong hệ thống Ngân hàng cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: Cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học,…

5.1.2. Điểm yếu

Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cịn mỏng, chưa có đơn vị kinh doanh tuyến huyện nên khi triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới của VIB Kiên Giang chưa được phủ rộng khắp tỉnh. Do công tác phát triển mạng lưới kinh doanh ở tuyến huyện đã được đặt ra nhưng trong triển khai còn chậm do đây là

tiêu chí thứ hai của Ngân hàng sau khi Ngân hàng khai thác tốt và có hiệu quả ở những địa bàn lớn như trung tâm thành phố và những khu vực đông dân cư.

Trong huy động vốn, nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, huy động vốn trung và dài hạn cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do lãi suất còn nhiều biến động, cùng với lạm phát nên ý thức người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để đảm bảo lợi ích của họ. Trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động đã được Ngân hàng thực hiện khá tốt nhưng do nhu cầu khách hàng đa dạng nên khó đáp ứng kịp trong hiện tại.

Cơng tác huy động mặt dù đạt được một số thành tích nhất định, nguồn vốn huy động có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn còn phụ thuộc vốn điều chuyển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.

Công tác thẩm định mất khá nhiều thời gian ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cán bộ thẩm định cịn ít, cán bộ một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc.

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao cho thấy cho vay trung và dài hạn chưa được mở rộng nhiều. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như mức độ ổn định của các khoản cho vay của Ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức mạng lưới chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và với tiềm năng của tỉnh, mạng lưới ATM trong địa bàn chưa rộng so với một số ngân hàng như Đông Á, Vietcombank, Agribank.

Trong địa bàn, hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng được thành lập lâu, có uy tín và mạng lưới ATM rộng khắp. Việc lắp đặt các máy ATM cần chi phí rất lớn. Do đó, Ngân hàng cân đối kỹ về chi phí sử dụng máy và hoạt động phải có hiệu quả, hiện nay trên địa bàn có 2 máy ATM được đặt tại chi nhánh và siêu thị Co.opmart Kiên Giang nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, VIB Kiên Giang cũng khắc phục được hạn chế này bằng cách liên kết các ATM của các ngân hàng khác, hiện tại thẻ của VIB vẫn rút được tiền tại 14.000 máy ATM của các ngân hàng trên tồn quốc mà khách hàng khơng phải tốn phí, và chi phí này đã được VIB trả thay khách hàng.

Do yếu tố chủ quan của phía khách hàng vay vốn và sử dụng vốn không hiệu quả, hoạt động kinh doanh không tạo ra lợi nhuận dẫn đến khơng có khả

năng hồn trả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng nên vẫn còn tồn tại các khoản nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.2.1. Đối với huy động vốn

Do Ngân hàng chưa có phịng giao dịch tuyến huyện nên cán bộ Ngân hàng cần xuống tận địa bàn các huyện trong tỉnh để tiếp cận khách hàng. Mở rộng chiến lược Marketting, quảng cáo tiếp cận khách hàng ở tận vùng nông thôn.

Tăng cường đầu tư hơn nữa vào các thiết bị công nghệ như máy ATM để khuyến khích người dân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh song song với việc cung cấp các tiện ích cho khách hàng.

Các dịp lễ, tết hay những ngày có sự kiện quan trọng liên quan đến hoạt động của Ngân hàng cần có hình thức khuyến mãi, tặng q cho khách hàng như nón bảo hiểm, áo, balô du lịch, áo mưa,…có in logo thương hiệu Ngân hàng Quốc Tế. Ngoài ra nhân ngày sinh nhật khách hàng thân thiết có giao dịch thường xuyên với Ngân hàng, Ngân hàng cần cử cán bộ đến tặng quà sinh nhật để thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng đến khách hàng.

Ngân hàng luôn quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu như thay đổi logo mới, slogan mới để tạo ấn tượng đậm nét của VIB. Đóng góp một cách thiết thực cho xã hội ví dụ như trong năm qua Ngân hàng đã tài trợ 300 triệu đồng cho việc xây dựng bệnh viện phục vụ người nghèo tại tỉnh Kiên Giang.

Để hạn chế nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động bằng các biện pháp đưa ra các hình thức huy động mới như: tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi, phát hành kỳ phiếu có khuyến mãi, tăng cường phát hành các loại giấy tờ có giá, thu hút tiền gửi của chủ đầu tư trong thời gian chờ đền bù giải tỏa bằng hình thức gửi tiền có kỳ hạn theo tiến độ thanh tốn nhằm hạn chế vốn điều chuyển với lãi suất cao để giảm chi phí cho Ngân hàng.

Ngồi yếu tố lãi suất, thưởng vật chất thông qua bốc thăm trúng thưởng cũng là một yếu tố kích thích huy động tiền gửi. Việc đưa ra những giải thưởng lớn bằng các tiện nghi sinh hoạt như: ti vi, tủ lạnh, máy giặc... cũng có thể là một động lực khá hấp dẫn để huy động tiền gửi tiết kiệm.

Duy trì và củng cố mối quan hệ với doanh nghiệp lớn trên địa bàn để giữ ổn định số dư tiền gửi, và giảm thu phí dịch vụ đối với các đối tượng này vì đây là những khách hàng có lượng giao dịch lớn và thường xuyên với Ngân hàng. Ngồi ra Ngân hàng cần có kế hoạch phát triển rộng mạng lưới các đơn vị kinh doanh trong địa bàn

Duy trì chính sách huy động tiền gửi ngắn hạn, đồng thời cần tăng cường tiền gửi trung và dài hạn, bên cạnh đó cần có thêm một số ưu đãi đối với nguồn vốn huy động này.

Khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng để đảm bảo thật tốt yêu cầu phát triển ngày càng cao của Ngân hàng.

5.2.2. Đối với hoạt động tín dụng

Tăng cường hơn nữa nhân viên thẩm định để sang sẻ bớt công việc đảm bảo công tác thẩm định của Ngân hàng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho Ngân hàng cũng như khách hàng. Đồng thời nhằm để thực hiện tốt khâu sàn lọc khách hàng trước khi đi đến quyết định cấp tín dụng. Nên có sự phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và hợp lý phù hợp với chuyên môn của từng cán bộ, tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, theo đó cán bộ thẩm định sẽ không tiếp xúc với khách hàng (để đảm bảo tính khách quan). Trong q trình thẩm định nên thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và hợp lý.

Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn hơn nữa cho độ ngũ cán bộ, đặc biệt là cơng tác chăm sóc khách hàng. Các cán bộ tín dụng cần phát huy hơn nữa bản lĩnh, chức năng của mình trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chủ động đến với khách hàng, tìm ra các khách hàng tiềm năng sẽ đem lại kết quả tốt cho Ngân hàng và nên chủ động đến với khách hàng trong suốt q trình quan hệ tín dụng và có lịch giao dịch với khách hàng ở địa bàn mình quản lý. Có thể ngân hàng sẽ có một vài buổi cùng các khách hàng ngồi lại để nghe những đóng góp, ý

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng quốc tế việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)