0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Các đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật tái cấp vốn.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 45 -47 )

70 Xem Phụ lụ c4 và Phu lục 5.

3.2.2. Các đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật tái cấp vốn.

Thứ nhất, về đối tƣợng đƣợc tái cấp vốn.

Vấn đề xác định đối tượng được TCV hiện nay gặp nhiều khó khăn do sự khơng đồng bộ giữa luật và văn bản hướng dẫn thi hành. Như đã nói ở chương 2, Luật NHNN 2010 được ban hành thay thế cho Luật NHNN 1997, trong đó phạm vi chủ thể được TCV đã mở rộng không chỉ TCTD là ngân hàng mà cịn có TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn hoạt động TCV cho Luật NHNN 2010 chưa được ban hành mới mà vẫn sử dụng văn bản hướng dẫn hoạt động TCV của Luật NHNN 1997. Theo đó, chỉ TCTD là ngân hàng mới được TCV, hình thức cho vay cầm cố được mở rộng cho cả TCTD phi ngân hàng với điều kiện là TCTD đó phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Thực tế hiện nay, với một số thay đổi trong hoạt động nghiệp vụ của các TCTD thì TCTD nào cũng có khả năng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản nhưng chỉ một số ít TCTD được TCV. Vì văn bản hướng dẫn thi hành xác định phạm vi đối tượng được TCV hẹp hơn nhiều so với luật nên các TCTD nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của văn bản hướng dẫn sẽ khơng có cơ chế thực hiện quyền đươc vay vốn từ NHNN. Sự khác nhau giữa Luật

NHNN 2010 với văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động TCV có thể giải thích trên cơ sở sự khác nhau về thời gian ban hành văn bản. Tuy nhiên đáng nói là trong vấn đề này, Luật các TCTD 2010 cũng không thống nhất với Luật NHNN 2010. Khi quy định về các hoạt động cụ thể của TCTD, Luật các TCTD 2010 chỉ quy định quyền vay vốn từ NHNN cho ba chủ thể là NHTM, cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính. Sự khơng nhất qn của pháp luật gây ra nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng, trước hết là thái độ không tôn trọng pháp luật của các chủ thể, hơn nữa có thể gây ra sự thiếu minh bạch trong hoạt động cấp tín dụng của NHNN.

Để giải quyết bất cập trên, NHNN phải tạo sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, nói cách khác là cùng một nội dung điều chỉnh thì các văn bản pháp luật phải quy định như nhau, các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ cụ thể hóa văn bản có vị trí pháp lý cao hơn. Cụ thể phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động TCV mới để thay thế cho các văn bản trước đây khơng cịn phù hợp.

Thứ hai, về lãi suất tái cấp vốn.

Từ năm 2003, lãi suất thị trường được định hướng dựa trên cặp lãi suất TCV và lãi suất chiết khấu. Trong đó, lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn, lãi suất TCV là lãi suất trần. NHNN điều chỉnh hai loại lãi suất này phụ thuộc vào CSTT trong từng thời kì. Mặc dù những thay đổi trong lãi suất TCV thời gian gần đây đã có những đóng góp quan trọng nhằm thực hiện CSTTQG. Tuy nhiên nó vẫn chưa phản ánh được cung-cầu vốn của thị trường tiền tệ. Các thay đổi trong lãi suất TCV chưa thực hiện được vai trò điều hành lãi suất thị trường mà ngược lại cịn có xu hướng chạy theo lãi suất thị trường. Cụ thể như trong tháng 6 năm 2011, lãi suất TCV là 14% nhưng trên thực tế, lãi suất huy động VNĐ ở các ngân hàng thường bằng cách này cách khác đã ở 18-19%, lãi suất vay cộng thêm 4-5% nữa thành 22-24%75. Trong trường hợp này rõ ràng lãi suất TCV khơng hề có ý nghĩa định hướng lãi suất thị trường. Đối tượng hướng đến của cơng cụ TCV ngồi lãi suất cịn có tổng lượng tiền lưu thơng nhưng trên thực tế, mối quan hệ giữa TCV với tổng lượng tiền lưu thơng chưa rõ ràng.

Tóm lại, NHNN cần điều chỉnh lãi suất TCV một cách linh hoạt, bám sát các diễn biến của thị trường tiền tệ. Lãi suất TCV phải thực hiện tốt chức năng truyền dẫn đối với lãi suất thị trường, đồng thời tác động đến tổng lượng tiền lưu thông đúng theo mục tiêu điều hành của NHNN.

Thứ ba, giấy tờ có giá trong hoạt động tái cấp vốn.

75

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/06/bo-truong-ke-hoach-dau-tu-kinh-te-cuoi-nam-van-kho-khan/,thời gian truy cập 1h18’ ngày 30 tháng 6 năm 2011.

Các GTCG được sử dụng trong giao dịch TCV ngày càng được mở rộng về chủng loại, thời hạn, đơn vị tiền tệ... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD vay vốn từ NHNN. Tuy nhiên, các loại GTCG được chấp nhận cũng chỉ dừng lại ở GTCG do cơ quan nhà nước phát hành hoặc GTCG do Chính phủ bảo lãnh phát hành76

. Trái phiếu Chính phủ là loại GTCG được sử dụng chủ yếu trong giao dịch TCV nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng, tín phiếu Kho bạc dưới 364 ngày ít được phát hành. Chính vì vậy mà TCTD khó đầu tư vào GTCG để tham gia giao dịch TCV, các loại GTCG này hầu như chỉ có các NHTM nhà nước nắm giữ. Như vậy, chủng loại GTCG vẫn chưa có tính thúc đẩy TCTD tích cực tham gia nghiệp vụ TCV.

Có thể nói, việc quy định loại GTCG được chấp nhận trong giao dịch TCV cũng có khả năng tác động đến nền kinh tế. Do đó, NHNN cần mở rộng chủng loại GTCG được chấp nhận, ví dụ như trái phiếu của các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Một số công cụ đã được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ các nước như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi…nhưng hầu như chưa được hình thành, hoặc cịn ít sử dụng ở Việt Nam77

. NHNN nên xem xét và đưa ra quy định cụ thể chấp nhận những loại GTCG này trong giao dịch TCV.

Tóm lại, NHNN phải đa dạng hóa các GTCG được chấp nhận trong giao dịch TCV.

Thứ tƣ, về trình tự, thủ tục tái cấp vốn.

Quy trình TCV hiện nay làm hạn chế tính hỗ trợ khẩn cấp cho TCTD vì thời gian hoàn thành một đề nghị TCV cịn dài. Ngun nhân chính là do quy trình TCV trải qua nhiều bước khác nhau. Nếu TCTD có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian hồn thành một đề nghị TCV thường là hai ngày làm việc nhưng đối với các TCTD khơng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường kéo dài tới năm ngày làm việc. Khảo sát thực tiễn TCV tại NHNN chi nhánh TP.HCM cho thấy quy trình TCV khá phức tạp. Theo đó, TCTD nộp hồ sơ tại NHNN chi nhánh TP.HCM, NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ xem xét mức độ xác đáng sau đó lập tờ trình về đề nghị TCV gửi cho NHNN. Nếu NHNN chấp nhận TCV thì sẽ gửi Thơng báo chấp nhận TCV và thông báo cho chi nhánh về số GTCG của TCTD lưu kí tại Sở Giao dịch, sau đó NHNN ra Quyết định ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh thực hiện TCV78

. Vì phải trải qua nhiều

76 Tổ chức được bảo lãnh phát hành là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hơi, mặc dù đây

là chủ thể kinh tế nhưng chủ yếu lại thực hiện hoạt động phục vụ các chính sách của Chính phủ.

77 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/03/26/2524/ thời gian truy cập 14h33’ ngày 02 tháng 7 năm

2011.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 45 -47 )

×