CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.2.3. Phân tích tình hình tài chính thơng qua các tỷ số tài chính
Các tỷ số khả năng sinh lời
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận Lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu X 100 (%)
Tỷ số này được xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường hiệu quả sử dụng của 100 đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết lợi nhuận rịng mà các cổ đơng có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình. Hệ số càng lớn khả năng sinh lời tài chính càng lớn. Nếu Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu quá lớn so với lợi nhuận trên tổng tài sản chứng tỏ vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn.
Lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ số này đo lường khả năng của ban quản lý sử dụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, Lợi nhuận trên tổng tài sản giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. Lợi nhuận trên tổng tài sản cao biểu hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản để sinh lời. Nếu lợi nhuận trên tổng tài sản quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì lợi nhuận cao thì rủi ro cũng cao.
Lợi nhuận Lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA) =
Tổng tài sản X 100 (%) Tổng lợi nhuận trên tổng thu nhập (%)
Chỉ số này cho biết khả năng mang lại lợi nhuận của 100 đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập. Chỉ số này nói lên mức độ an tồn, bền vững trong các hoạt động ngân hàng.
Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%)
Chỉ số này tính giúp ta xác định được khoản chi phí phải bỏ ra để có được 100 đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 100, nếu nó lớn hơn 100 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Các tỷ số thanh khoản
Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, nghĩa là có bao nhiêu đơn vị tài sản có thể dùng để thanh tốn ngay trên 100 đơn vị vốn huy động được.
Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản (%)
Chỉ tiêu này nói lên có bao nhiêu đơn vị tài sản có thanh khoản trên 100 đơn vị tài sản. Nếu chỉ tiêu này tăng sẽ làm cho khả năng sinh lời của Ngân hàng giảm xuống, khả năng thanh khoản của Ngân hàng tăng lên và ngược lại.
Tổng dư nợ trên vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả sử dụng của 100 đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của Ngân hàng sử dụng tiền gửi để cho vay như thế nào. Chỉ tiêu này thấp phản ánh tính thanh khoản của Ngân hàng càng cao. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Các chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vịng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Chỉ tiêu dùng để đánh giá tính hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng với số vốn huy động trong cùng một thời gian, số lãi được trả cố định trong một tháng hoặc một năm. Chỉ tiêu này giúp đánh giá mức độ thu nợ của Ngân hàng. Doanh số thu nợ Vịng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Trong đó: Hê số thu nợ (%):
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định,
Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm Dư nợ bình quân =
Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt.
Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng của 100 đồng tài sản, tức là với 100 đồng tài sản có được thì Ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng và chỉ số này cũng cho biết quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tỷ số dư nợ trên tổng tài sản tăng khi:
- Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng trong khi tổng tài sản không đổi hoặc giảm - Hoặc tổng dư nợ không đổi nhưng tổng tài sản giảm
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ số gắn liền với rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. Hầu hết các Ngân hàng đều mong muốn khoản nợ quá hạn chiến tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động tín dụng của mình. Như vậy, chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng càng hiệu quả.
Tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản
Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%)
Chỉ số này nói lên việc sử dụng 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Tổng chi phí trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được Ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận Ngân hàng trong tương lai.