QUA 3 NĂM 2007, 2008 VÀ 2009 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền %
1. Tiền mặt tại quỹ 1.530 2.118 3.700 588 38,43 1.582 74,69 2. Tiền gửi tại NHNN 1.049 1.500 2.570 451 42,99 1.070 71,33 3. Cho vay khách hàng 348.500 313.200 432.950 -35.300 -10,13 119.750 38,23 4. Đầu tư chứng khoán 100 150 200 50 50,00 50 33,33 5. Tài sản cố định 1.249 2.422 3.470 1.173 93,92 1.048 43,27 6. Tài sản có khác 12.572 20.610 32.110 8.038 63,94 11.500 55,80
TỔNG TÀI SẢN 365.000 340.000 475.000 -25.000 -6,85 135.000 39,71
(Nguồn: Phịng Kế tốn Ngân hàng Cơng Thương Chi nhánh Sóc Trăng)
Ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh giảm trong năm 2008 nhưng đến năm 2009 lại tăng. Tổng tài sản năm 2008 giảm nhẹ là do khoản mục cho vay khách hàng giảm. Tổng tài sản trong năm 2009 tăng chủ yếu là do cho vay khách hàng của Chi nhánh và các khoản mục khác cũng tăng tăng hơn so với năm 2008.
Để hiểu rõ nguyên nhân ta đi sâu vào từng khoản mục tài sản có những thay đổi như sau.
Cho vay khách hàng
Cho vay khách hàng và đầu tư vào chứng khoán là những khoản đầu sinh lời của Chi nhánh nhưng mức lợi nhuận và rủi ro khác nhau. So với việc đầu tư vào chứng khốn thì nghiệp vụ tín dụng có độ rủi ro lớn hơn và lợi nhuận đạt được cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, thơng thường cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng đầu tư của Chi nhánh. Năm 2008 cho vay khách hàng giảm 10,13% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho khoản mục cho vay khách hàng giảm. Nhưng đến năm 2009 cho vay khách hàng tăng 38,23% so với năm 2008. Khoản mục này tăng là do trong năm 2009 nền kinh tế ổn định nên huy động vốn của Chi nhánh tăng lên nên Chi nhánh đẩy mạnh cho vay nhiều hơn. Hơn nữa, trong năm 2008 với chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho các Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng khơng được vay nên nhu cầu vay vốn của các Doanh nghiệp tăng lên trong năm 2009. Bên cạnh đó, lãi suất cũng bình ổn nên các Doanh nghiệp cũng mạnh dạn đi vay nhiều hơn.
Đầu tư vào chứng khoán
Đầu tư chứng khoán cũng là một trong những tài sản mang lại thu nhập cho Chi nhánh. Các chứng khốn của Chính phủ là loại lỏng nhất vì chúng có thể mua bán hoặc trao đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng với chi phí giao dịch thấp. Do tính lỏng cao nên chứng khốn của Chính phủ được coi là tiền dự trữ loại 2. Nhìn chung đầu tư vào chứng khốn của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Đầu tư vào chứng khoán năm 2008, đạt 150 triệu đồng, tức tăng 50,00% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm 2008 tình hình kinh tế biến động, đầu tư vào chứng khốn để tăng sự an tồn trong tổng vốn đầu tư. Đến năm 2009 đầu tư vào chứng khoán của Chi nhánh là 200 triệu đồng, tăng 33,33% so với năm 2008. Đầu tư vào chứng khốn tăng vì đây là khoản đầu tư an tồn và tốt nhất. Mặc dù đây là khoản đầu tư an toàn và mức độ rủi ro thấp cũng đồng nghĩa với lợi nhuận tạo ra ít nên Chi nhánh chủ yếu sử dụng vốn huy động được để đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng.
Tiền mặt dự trữ tại quỹ
Tiền mặt là số tiền mà Chi nhánh phải dự trữ cho việc thanh toán hàng ngày trong giao dịch với khách hàng như: Chi trả lãi, vốn tiền gửi, giải ngân. Tiền mặt tại quỹ đóng vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và khả năng tạo lợi nhuận của Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng giữ tiền mặt tại quỹ nhiều thì năng lực thanh tốn vững mạnh, nhưng lại khơng tối đa hóa được lợi nhuận vì đây là phần tiền không sinh lời. Nhưng nếu Ngân hàng chạy theo lợi nhuận mà giữ tiền mặt tại quỹ quá ít, khi gặp phải luồng tiền rút ra lớn, đặc biệt là phần tiền gửi khơng kỳ hạn khơng dự tính được, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn do khơng đáp ứng kịp thời được.
Tiền mặt dự trữ của Chi nhánh trong 3 năm qua có tăng nhưng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2008 khoản mục này tăng 588 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,43% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008, nền kinh tế có nhiều khó khăn có nhiều diễn biến phức tạp nên khó đốn trước nhu cầu rút tiền của khách hàng. Vì vậy, Chi nhánh tăng dự trữ tiền mặt để đảm bảo chi trả tốt cho khách hàng. Đến năm 2009 tiền mặt tại quỹ tăng 1.582 triệu đồng, tức tăng 74,69% so với năm 2008. Tiền mặt tại quỹ tăng phù hợp với tình hình huy động vốn ngày càng tăng của Chi nhánh. Từ nguồn vốn huy động Chi nhánh sẽ dự trữ lại một phần tại quỹ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Mức dự trữ là bao nhiêu còn tùy thuộc vào khả năng quản trị và phải phù hợp vào tình hình cho vay, tình hình thức huy động vốn và phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Đây là khoản dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. Các Ngân hàng thương mại phải gửi một khoản dự trữ bắt buộc tính theo một tỷ lệ % trên tổng vốn huy động của Ngân hàng nhằm xác lập mối quan hệ giữa Ngân hàng Trung Ương với các Ngân hàng thương mại. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng qua các năm. Năm 2007 tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước là 1.049 triệu; năm 2008 là 1.500, tăng 42,99% so với năm 2007; năm 2009 là 2.570 triệu đồng, tăng 71,33% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng này là do vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm.
Tài sản cố định
Tài sản cố định là khoản đầu tư cơ bản để Ngân hàng hoạt động. Nó bao gồm: Máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn…Tổng tài sản cố định của Chi nhánh năm 2008 là 2.422 triệu đồng, tăng 1.173 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 93,92%) so với năm 2007. Năm 2009 tài sản cố định tăng 3.470 triệu đồng, tăng 43,27% so với năm 2008. Nguyên nhân là do Chi nhánh mua thêm một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… để trang bị về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Tài sản có khác
Tài sản có khác của Ngân hàng là khơng trực tiếp tham gia vào q trình kinh doanh cho vay khách hàng. Tài sản có khác bao gồm các khoản lãi phải thu, các khoản phải thu và các tài sản khác. Tài sản có khác của Chi nhánh tăng qua các năm, năm 2008 đạt 20.610 triệu đồng, tức tăng 63,94% so với năm 2007. Đến năm 2009 tài sản có khác đạt 32.110 triệu đồng, tăng 55,80% so với năm 2008. Tài sản có khác tăng là do các khoản phải thu tăng.
4.1.1.1. Phân tích nghiệp vụ tín dụng
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng của Ngân hàng trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. Tốc độ tăng cho vay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu vốn càng lớn, đặc biệt các Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chẳng hạn như Việt Nam, có đặc điểm hoạt động dựa vào nguồn vốn vay từ Ngân hàng là chủ yếu.