Đối tượng tác động, phạm vi tác động của thuế chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu (Trang 28 - 34)

Trong các định nghĩa mang tính pháp lý về hành vi BPG, các quốc gia thành viên không đưa ra khái niệm về “sản phẩm”, tức là chỉ quy định về hành vi mà không nêu rõ về đối tượng của hành vi. Nhận thấy, sản phẩm có thể là hàng hóa hoặc có thể là dịch vụ, sản phẩm là vơ hình hay hữu hình… Tuy nhiên, theo tác giả, cần phải khẳng định rằng đối tượng của hành vi BPG mà các hiệp định đã đề cập đến chỉ bao gồm hàng hóa mà khơng áp dụng với dịch vụ, bởi những lý do sau:

Thứ nhất: Bản thân GATT 1994 và hiệp định ADA là các hiệp định đa

biên về thương mại hàng hóa (được quy định tại Phụ lục 1A Tuyên bố Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994) mà tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phải tuân thủ. Do vậy, đối tượng điều chỉnh của các hiệp định này là về thương mại hàng hóa. Hoạt động dịch vụ được quy định chi tiết tại Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ - GATS (Phụ lục 1B Tuyên bố Marrakesh), và hiệp định này khơng có quy định về hành vi BPG đối với dịch vụ.

Thứ hai: Do bản chất của sản phẩm dịch vụ là khơng định hình cụ thể,

nói cách khác dịch vụ là một sản phẩm vơ hình, vì thế rất khó để xác định được giá trị của dịch vụ khi xuất khẩu. Các nhà kinh tế học phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa ở các đặc điểm: tính vơ hình của dịch vụ; quá trình sản xuất (cung ứng) và tiêu thụ xảy ra đồng thời; không thể lưu trữ dịch vụ. Để xác định một sản phẩm có BPG hay khơng nhất thiết phải có hai yếu tố là GTTT của sản phẩm và giá trị xuất khẩu của sản phẩm ấy. Với phân tích trên, khả năng khơng thể xác định được GXK của dịch vụ đó là rất cao. Bởi vì, dịch vụ này chưa hình thành hoặc có hình thành trên thực tế nhưng rất khó có giá trị chính xác để xác định GXK tại thị trường nước xuất khẩu. Lí do chủ yếu là do sự khó khăn trong việc nhận dạng cách thức mà dịch vụ có thể được giao dịch trong quan hệ thương mại quốc tế để tính chính xác khối lượng và số lượng dịch vụ được vận chuyển qua biên giới20.

Về vấn đề này, Điều 1 PLCBPG của Việt Nam quy định “pháp lệnh này

quy định về các biện pháp CBPG thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng các biện

20 Ths. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam – những

Trang 22

pháp đó đối với hàng hóa bị BPG nhập khẩu vào Việt Nam”, như thế hành vi

BPG chỉ được thực hiện đối với hàng hóa, do đó, biện pháp thuế CBPG cũng chỉ được áp dụng đối với hàng hóa mà khơng bao gồm dịch vụ. Trên thực tế, nước ta đang tồn tại 2 văn bản pháp luật cùng điều chỉnh về vấn đề này và nó bộc lỗ rõ sự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Pháp lệnh Giá là một trong những văn bản quy định về BPG, phạm vi điều chỉnh của nó bao gồm chủ yếu là hoạt động mua bán ở trong nước nhưng không loại trừ việc điều chỉnh với hàng nhập khẩu. Chính điều này làm cho đối tượng tác động của hành vi BPG đối với hàng nhập khẩu lại bao hàm cả phá giá về dịch vụ. Nếu xét trên phương diện điều chỉnh là các giao dịch trong nước thì phá giá dịch vụ hồn tồn có thể xảy ra và cần có sự can thiệp của nhà nước, nhưng với sản phẩm nhập khẩu thì điều này là chưa phù hợp. PLCBPG ra đời không mặc nhiên làm cho khoản 3 Điều 4 của Pháp lệnh Giá mất hiệu lực. Do đó có những cách hiểu khác nhau về đối tượng tác động của BPG hàng nhập khẩu dẫn đến sai lầm trong việc xác định đối tượng tác động của thuế CBPG. Với tính chất là một văn bản pháp lý chính thức điều chỉnh hành vi BPG hàng nhập khẩu vào Việt Nam, PLCBPG cùng với sự phân tích trên, chúng ta cần phải có một khẳng định rõ ràng rằng đối tượng tác động thuế CBPG là hàng hóa nhập khẩu BPG vào thị trường Việt Nam.

Khoản 3 Điều 5 PLCBPG quy định “biện pháp CBPG chỉ được áp dụng

trực tiếp đối với hàng hóa BPG vào Việt Nam theo quy định của pháp lệnh này”. Như vậy, phạm vi tác động của thuế CBPG chỉ bao gồm các hàng hóa

nhập khẩu vào Việt Nam có hành vi BPG, bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp thuế CBPG. Việc quy định như thế này hoàn toàn đúng theo học thuyết của Mac - Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật, bởi vì có ngun nhân mới có kết quả, kết quả là cái tất yếu xảy ra khi nguyên nhân tồn tại. Trong trường hợp này, BPG chính là nguyên nhân, thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước là kết quả. Và do đó, biện pháp phịng vệ sẽ chỉ được áp dụng để tác động lên nguyên nhân gây nên hậu quả. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả nhận thấy có vướng mắc ở việc quy định thuế CBPG là loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng nhập khẩu.

Điều 11 Luật số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) quy định: “Ngoài

việc chịu thuế theo quy định tại khoản 2 điều 10 của Luật này, hàng hóa nhập khẩu cịn phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam;

Trang 23

2. Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

3. Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

4. Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.”

Với cách quy định như thế này, rõ ràng các loại thuế tự vệ, thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu chỉ được pháp luật Việt Nam xem như là một loại thuế bổ sung cho thuế nhập khẩu vào Việt Nam. Khẳng định này một lần nữa được nhắc lại tại Khoản 1 Điều 2 PLCBPG, theo đó “thuế CBPG là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong

trường hợp hàng hóa bị BPG nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước”. Câu hỏi đặt ra là, đối với

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc diện được miễn thuế hoặc khơng phải nộp thuế nhập khẩu thì có được điều tra áp thuế CBPG hay khơng? Và có phải tất cả các trường hợp phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều được áp thuế chống bán phá giá với tư cách thuế nhập khẩu bổ sung khơng?

Thứ nhất: hàng hóa được miễn thuế hoặc được xét miễn thuế nhập khẩu

(quy định chi tiết tại Điều 16, 17 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005) chủ yếu là những loại hàng hóa được đưa vào thị trường Việt Nam không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời như hàng hóa tạm nhập, tái xuất, hàng hóa là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ, hàng hóa được nhập khẩu bởi những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao…; Ngoài ra, các mặt hàng được xét miễn thuế còn được coi là chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước ta trong việc phát triển kinh tế đất nước (ví dụ như miễn thuế với tài sản cố định của dự án đầu tư ODA vào Việt Nam)… Tất cả các trường hợp này đều phải khai báo hải quan, vẫn tồn tại một mức thuế nhập khẩu nhất định. Song, vì các lí do trên mà được Nhà nước miền nghĩa vụ nộp thuế dẫn đến thuế phải nộp là (0) đồng. Như vậy, nếu có hiện tượng BPG và đảm bảo các yêu cầu luật định thì thuế CBPG sẽ được áp dụng đúng như vai trò là một loại thuế bổ sung cho thuế nhập khẩu. Lúc này số thuế nhập khẩu sẽ tăng lên bằng với mức thuế

Trang 24

CBPG theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Theo đó, tổng số thuế nhập khẩu phải nộp khi hàng hóa BPG được tính theo cơng thức:

∑ thuế nhập khẩu = thuế nhập khẩu (0 đồng) + thuế CBPG

Thứ hai: Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 quy định một số

trường hợp hàng hóa nhập khẩu khơng phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do không thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm:

1. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngồi, hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ khơng hồn lại;

3. Hàng hóa từ nước ngồi nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu.

Theo quy định của khoản 1 Điều 2 PLCBPG thì rõ ràng các biện pháp CBPG sẽ khơng được áp dụng trong những trường hợp này, bởi vì bản chất của thuế CBPG là một khoản thuế bổ sung cho thuế nhập khẩu. Nói cách khác là muốn áp thuế CBPG phải có một thuế nhập khẩu trước đó. Như vậy thì để được áp thuế CBPG các hàng hóa này cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn là đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Dựa vào phân tích này, tất cả các trường hợp trên đều không bị áp thuế CBPG cho dù nó có đủ bằng chứng và kết luận có BPG trên thực tế.

Khơng thể áp thuế CBPG đối với khoản 1 nêu trên là điều hợp lý. Quá cảnh là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một nước qua của khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó (Khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2005). Chuyển khẩu là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (Điều 30 Luật Thương mại năm 2005). Mặc dù các hành vi này có đi qua lãnh thổ Việt Nam nhưng nó khơng làm phát sinh hành vi tiêu dùng tại Việt Nam, không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, sản xuất của ngành sản xuất trong nước. Vì vậy, đánh thuế nhập khẩu và thuế CBPG là một điều vơ lý do nó khơng phát sinh các yếu tố làm căn cứ đánh thuế.

Trang 25

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 2 cũng không thể đánh thuế nhập khẩu hay thuế CBPG. Do bản chất của hoạt động viện trợ khơng nhằm mục đích kiếm lợi mà là hoạt động nhân đạo, nếu đánh thuế sẽ làm hạn chế sự hợp tác tương trợ của các chủ thể có khả năng. Mặt khác, đối tượng hướng đến của hàng hóa viện trợ là những người có hồn cảnh khó khăn, thuế nhập khẩu lại là thuế gián thu, người tiêu dùng là người thực trả cho các khoản thuế, cho nên nếu đánh thuế sẽ khơng bảo đảm được mục đích của hoạt động nhân đạo này.

Khoản 3 quy định không đánh thuế nhập khẩu với hàng hóa từ nước ngồi nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Khu phi thuế quan được xây dựng và chuyên sản xuất hàng hóa nhằm mục đích xuất khẩu cho nên nó được miễn các khoản thuế xuất khẩu, nhập khẩu để giảm tối đa chi phí sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Trong khu phi thuế quan cũng có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh, và đương nhiên họ cũng cạnh tranh với nhau. Nếu một bên cạnh tranh không lành mạnh chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới bên kia (giả sử cùng lĩnh vực kinh doanh). Xét ví dụ sau: doanh nghiệp nước ngoài A chuyên xuất khẩu linh kiện làm nguyên liệu sản xuất đầu vào cho các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất X. A có hành vi BPG các linh kiện cho các doanh nghiệp này. Trong khu chế xuất cũng có những doanh nghiệp B, C, D kinh doanh các mặt hàng này nhằm trao đổi buôn bán cho các doanh nghiệp cùng khu chế xuất. Hoặc ở các khu chế xuất khác có các nhà sản xuất E, F cũng bán những linh kiện trên cho các doanh nghiệp ở X. Giữa A và các doanh nghiệp B, C, D, E, F chắc chắn các nhà sản xuất mua linh kiện làm nguyên liệu đầu vào sẽ lựa chọn A do giá thành rẻ hơn, sẽ tối thiểu hóa chi phí sản xuất (mặc dù cả ba trường hợp đều không bị đánh thuế nhập khẩu do không thuộc đối tượng chịu thuế). Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp B, C, D, E, F sẽ giảm đi do có số lượng lớn hàng hóa của A nhập vào Việt Nam. Vậy nếu thiệt hại cho B, C, D đủ lớn để nộp đơn đánh thuế CBPG thì có được cơ quan chức năng điều tra áp thuế CBPG không. Trường hợp này hồn tồn có thể xảy ra, đặc biệt là khi các khu phi thuế quan được xây dựng ngày càng nhiều trong xu hướng phát triển thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Cơ chế nào để bảo vệ các nhà sản xuất Việt Nam trong tình thế này? Rõ ràng, nếu xét theo câu chữ quy định trong PLCBPG thì các bên sẽ không được nộp đơn xin áp thuế CBPG do nó khơng đáp ứng yếu tố về đối tượng chịu thuế, bất lợi sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba: theo quy định pháp luật Việt Nam, ngoài những trường hợp được miễn thuế và không thuộc diện chịu thuế, tất cả các hàng hóa nhập khẩu

Trang 26

vào Việt Nam đều phải nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu nếu: “hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam; hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước” (Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005). Khái niệm

đường biên giới trong thuế xuất nhập khẩu không đồng nghĩa với đường biên giới trong công pháp quốc tế, mà phải hiểu đây là biên giới về mặt kinh tế. Do đó, khơng khó hiểu khi xuất hiện những khái niệm về khu phi thuế quan. Khu phi thuế quan được hiểu là “khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngồi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu” (Khoản 1 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu

2005). Khi nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan vào tiêu dùng tại Việt Nam thì chủ thể nhập khẩu sẽ phải nộp thuế nhập khẩu. Khoản 1 Điều 3 PLCBPG quy định hàng hóa BPG nhập khẩu BPG vào Việt Nam là những hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường. Pháp luật không yêu cầu xuất xứ của hàng hóa BPG phải là ở nước ngồi, do đó những hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam cũng có thể bị đánh thuế CBPG. Cùng là hành vi nhập khẩu,

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)