2.2. Căn cứ áp thuế chống bán phá giá
2.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại
Đây được xem là điều kiện “đủ” để xác định xem hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thể bị chịu các biện pháp CBPG hay khơng. Có nghĩa là khi đã xác định có hành vi BPG, có thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nước nhưng vẫn chưa chắc chắn hàng hóa bị điều tra sẽ bị áp dụng các biện pháp CBPG của Chính phủ Việt Nam. Điều kiện đặt ra ở đây là hành vi BPG phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại. Pháp luật Việt Nam khơng nói rõ nguyên nhân này có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại hay không. Nếu BPG là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại thì rõ ràng có mối quan hệ nhân quả. Nhưng giả sử bên cạnh hành vi BPG cịn có nhiều tác động khác dẫn đến thiệt hại thì khi nào có mối quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này và mối quan hệ này ở mức độ nào mới bị xem xét?
Điều V khoản 8 ADA và điều 19 PLCBPG quy định về quyền từ chối và chấm dứt điều tra như sau: “…các trường hợp điều tra được đình chỉ ngay lập
tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ phá giá không quá mức tối thiểu hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể”.
Mức tối thiểu được quy định là biên độ BPG thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Cịn khối lượng khơng đáng kể là “khối lượng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá
được BPG từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu”. Điều khoản này được xây dựng cũng dựa
trên sự giải thích về khả năng gây thiệt hại tới nền sản xuất trong nước. Theo đó, chủ thể bán phá giá sẽ không bị coi là gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và sẽ không bị truy cứu nếu thuộc một trong hai trường hợp:
Biên độ phá giá là không đáng kể: Trường hợp này, biên độ BPG là không đáng kể cho nên nó được miễn trừ việc điều tra do không đáp ứng điều kiện về khả năng gây thiệt hại đáng kể. Cần hiểu rằng, khơng có nghĩa là biên độ BPG này khơng gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, nhưng ảnh hưởng của nó là rất nhỏ.
Khối lượng hàng nhập khẩu không đáng kể: tức là với khối lượng ít như thế khả năng tác động tiêu cực tới ngành sản xuất là rất thấp. Mặt khác, theo tác giả, một nguyên nhân khác là do tính kinh tế của việc áp dụng biện pháp CBPG là: nếu xét về cái đạt được với chi phí bỏ ra thì rõ ràng là một sự so sánh khập khiễng, trong đó phần bất lợi sẽ thuộc về quốc gia nước nhập khẩu khởi xướng điều tra (bởi vì chi phí cho một vụ kiện BPG là rất lớn mà phần thu lại cho ngân sách nhà nước lại rất ít).
Trang 42
Hai trường hợp trên đây là ví dụ điển hình cho việc BPG không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Hoặc là có BPG nhưng thiệt hại gây ra khơng đáng kể. Nếu có thiệt hại xảy ra thì có thể là do nhiều lí do khác nhau mà khơng phải do hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Chẳng hạn, do năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam kém, do trang thiết bị không tiến bộ bằng doanh nghiệp nhập khẩu…
Câu hỏi đặt ra là nếu biên độ BPG lớn hơn 2% GXK hoặc “tổng khối lượng, số lượng, trị giá hàng hóa bán từ nhiều nước đáp ứng điều kiện tại điểm a khoản này không vượt quá 7% tổng số khối lượng, số lượng, trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam” (điểm b Khoản 4 Điều 2 PLCBPG) thì xác
định mối quan hệ nhân quả này như thế nào? Điều 28 Nghị định 90/2005 quy định các yếu tố sử dụng trong việc xác định mối quan hệ nhân quả gồm: (i) mối quan hệ giữa việc BPG hàng nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; (ii) số lượng và giá của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị BPG; (iii) mức độ giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước; (iv) khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước; (v) các yếu tố khác của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại khơng có một cách thức nào để xác định mối quan hệ nhân quả trong trường hợp có nhiều nhân tố cùng gây nên thiệt hại. Vấn đề này ADA xử lý bằng cách loại bỏ ảnh hưởng của các nhân tố không phải là hành vi BPG để xác định mối quan hệ nhân quả (Khoản 5 Điều 3 ADA). Còn trong pháp luật Hoa Kỳ thì khơng có sự phân biệt hay loại bỏ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác như ADA, mà chỉ cần có hành vi BPG được xem là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại thì đương nhiên có kết luận về mối quan hệ nhân quả33.
Tóm lại: pháp luật Việt Nam đã xây dựng nên một khung pháp lý cơ bản
về những khái niệm và các căn cứ để xác định việc xác định hành vi BPG, xác định thiệt hại cũng như chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề pháp luật mới chỉ dừng lại ở góc độ liệt kê mà chưa đưa ra cách thức triển khai thực hiện, ví như khái niệm khơng đáng
kể đối với số lượng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ tại nước xuất khẩu để tính
GTTT tại Khoản 3 Điều 3 PLCBPG... Thậm chí có nhiều vấn đề thiếu sót lớn so với quy định của ADA mà chưa được ghi nhận như: cách thức tính biên độ BPG, cách xác định GXK khi có nước trung gian thứ 3, cách xác định mối quan hệ nhân quả khi có nhiều yếu tố cùng là nguyên nhân gây đến thiệt hại…
33
Trang 43