2.3.1. Xác định thuế chống bán phá giá phải nộp
Nhằm tạo cơ sở pháp lý về việc tính, thu, nộp cũng như hoàn trả thuế CBPG đối với hàng hóa nhập khẩu BPG vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 5 tháng 12 năm 2005 (Thông tư 106/2005) để thống nhất hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi pháp luật CBPG.
Theo hướng dẫn này, thuế CBPG sẽ được tính bằng cơng thức sau:
Các biện pháp thuế CBPG tạm thời hoặc chính thức chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu BPG vào thị trường nước nhập khẩu sau thời điểm mà quyết định áp thuế CBPG tạm thời hoặc quyết định áp thuế CBPG chính thức được đưa ra (Khoản 1 Điều 10 ADA). Việt Nam khơng có một quy định nào rõ ràng về vấn đề này mà chỉ đưa ra các yếu tố cần phải có trong quyết định áp thuế của Bộ trưởng Bộ Cơng thương (có yếu tố về ngày có hiệu lực và thời hạn áp thuế). Để không trái với pháp luật WTO, thời điểm áp dụng thuế BPG được xác định trong quyết định của Bộ trưởng Bộ Cơng thương cũng phải được tính cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ sau khi có quyết định chính thức về việc áp thuế. Lưu ý là số lượng hàng hóa nhập khẩu để tính thuế CBPG phải là số lượng hàng hóa thực tế nhập vào Việt Nam chứ không phải là số lượng được ghi trên tờ khai hải quan. Vì vậy, nếu có sự chênh lệch giữa số lượng thực tế và số lượng trên giấy tờ dù là vơ tình hay cố ý thì thuế CBPG chỉ được tính trên cơ sở số lượng hàng hóa thực tế nhập vào Việt Nam.
Giá tính thuế CBPG được thực hiện như đối với thuế nhập khẩu (Điểm 1.2 Mục III). “Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế”
(Khoản 2 Điều 9 Luật thuế xuất nhập khẩu 2005). Cửa khẩu nhập đầu tiên được hiểu “là cảng đích ghi trên vận đơn. Đối với loại hình vận tải bằng đường bộ,
đường sắt hoặc đường sơng thì cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên hợp đồng” (Khoản 13 Điều 2 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010
hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu). Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán mà
Thuế CBPG = X Số lượng hàng hóa nhập khẩu BPG vào Việt Nam Giá tính thuế X Thuế suất
Trang 44
giá thực tế phải trả tại cửa khẩu nhập đầu tiên sẽ là khác nhau. Ví dụ: trong thương mại quốc tế, có 2 loại điều kiện thương mại phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là CIF và FOB. Nếu giao dịch theo điều kiện CIF thì giá thực tế đến cửa khẩu nhập sẽ bao gồm cả các chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm. Nếu giao dịch theo điều kiện FOB thì giá này khơng có chi phí bảo hiểm và phí vận chuyển. Vì thế, phụ thuộc vào đặc thù của các điều kiện thương mại trong mỗi hợp đồng mà có cách tính khác nhau về giá thực tế mà nhà nhập khẩu phải trả đến cửa khẩu nhập để tính thuế CBPG. Thơng tư 205/2010 quy định 6 phương pháp tính giá trị hải quan đối với hàng nhập khẩu gồm: phương pháp trị giá giao dịch; phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt; phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự; phương pháp trị giá khấu trừ; phương pháp trị giá tính tốn và phương pháp suy luận. Theo đó, giá trị hải quan sẽ được tính tuần tự theo 6 cách này và sẽ dừng lại ở phương pháp gần nhất có thể tính tốn được. Lưu ý là thời điểm tính giá trị hải quan để tính thuế CBPG cũng như thuế nhập khẩu không phải là thời điểm lúc nhập khẩu, thời điểm trong hợp đồng hay theo thị trường mà là là vào lúc đối tượng nộp thuế đăng ký và nộp tờ khai hải quan (Điều 14 Luật thuế xuất nhập khẩu 2005, Khoản 1 Mục IV Thông tư 106/2005).
Thuế suất tính thuế được xác định dựa trên quyết định áp thuế CBPG của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với hàng nhập khẩu BPG vào Việt Nam. Về mặt nguyên tắc thì thuế suất thuế CBPG không được cao hơn biên độ BPG được tính tốn trong q trình điều tra (Khoản 2 Điều 22 PLCBPG). Khi tiến hành điều tra, công việc trước tiên là xác định tên các doanh nghiệp để gửi bản câu hỏi điều tra. Sau đó, dựa trên các chứng cứ được các doanh nghiệp cung cấp hoặc tự mình thu thập được, Cơ quan điều tra sẽ tính tốn biên độ BPG cho từng doanh nghiệp. Trong trường hợp số lượng các doanh nghiệp bị điều tra là quá lớn, Cơ quan điều tra có quyền giới hạn phạm vi điều tra (Khoản 2 Điều 25 Nghị định 90/2005). Quy định này của pháp luật Việt Nam phù hợp với kinh nghiệm lập pháp của một số nước lớn trên thế giới như Hoa Kỳ hay EU34. Với cách quy định về việc giới hạn điều tra, cơ quan điều ra sẽ chỉ tính tốn biên độ BPG cho các doanh nghiệp thuộc diện bị điều tra, còn các doanh nghiệp còn lại, biên độ BPG được tính bằng biên độ BPG bình quân gia quyền áp dụng cho người bị yêu cầu được tính biên độ BPG riêng (Khoản 4 Điều 25 Nghị định 90/2005). Nếu các doanh nghiệp này tự nguyện cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời trong q trình điều tra thì vẫn có thể được Cơ quan điều tra tính tốn biên độ riêng, trừ trường hợp số lượng doanh nghiệp yêu cầu quá lớn không đáp ứng được thời gian điều tra theo luật định.
34
Trang 45
Như vậy, thuế CBPG áp dụng đối với hàng hóa BPG nhập khẩu vào Việt Nam được tính tốn bằng tích số giữa số lượng hàng hóa BPG nhập khẩu vào Việt Nam, giá trị tính thuế và thuế suất thuế CBPG. Thực tế cho thấy Bộ trưởng Bộ Cơng thương có thể đưa ra một lệnh thuế CBPG tạm thời, hoặc có cả lệnh áp thuế CBPG chính thức. Cho nên, cách tính thuế này được áp dụng cho cả thuế CBPG tạm thời và chính thức.
2.3.2. Thu - nộp thuế chống bán phá giá
Đối tượng nộp thuế CBPG là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế CBPG (Mục II Thông tư 106/2005). Hành vi BPG hàng hóa có tiền đề là hoạt động nhập khẩu hàng hóa, cho nên mặc dù thuế CBPG không phải là một loại thuế thu nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước như thuế nhập khẩu, song nó cũng có bản chất là một loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế là người trực tiếp nhập khẩu hàng hóa mà khơng phải là người tiêu dùng hàng hóa đó. Các đối tượng này có thể là chủ hàng của lơ hàng được nhập khẩu hoặc tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu. Bản chất của hoạt động ủy thác là bên nhận ủy thác nhân danh chính mình để thực hiện cơng việc mà nó được ủy thác, vì thế nó có tư cách tương đương như chủ hàng nếu được chủ hàng ủy thác nhập khẩu hàng hóa, chịu mọi trách nhiệm trong quá trình khai báo cũng như nộp thuế. Ngồi ra, có thể có các chủ thể khác thực hiện việc nộp thuế thay khi được chủ hàng ủy quyền như đại lý làm thủ tục hải quan, các tổ chức tín dụng…, nhưng trong trường hợp này chủ hàng vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc khai báo và nộp thuế nếu có sai sót.
Đối tượng nộp thuế phải nộp toàn bộ các khoản thuế CBPG (hoặc các khoản đảm bảo thanh toán thuế CBPG) trước khi nhận hàng nhập khẩu. Thơng tư 106/2005 khơng có sự phân loại thời hạn nộp thuế CBPG căn cứ vào đối tượng chịu thuế như thuế nhập khẩu quy định trong Luật thuế xuất nhập khẩu 2005. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu có thể bắt buộc là trước khi nhận hàng, là 30 ngày, là 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày… kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tùy thuộc vào loại hàng hóa là hàng tiêu dùng, hàng hóa là vật tư, nguyên liệu sản xuất hay các hàng hóa thơng thường khác (Điều 15 Luật xuất nhập khẩu). Trong khi đó, về mặt nguyên tắc tất cả các hàng hóa chịu thuế CBPG đều phải được nộp thuế trước khi nhận hàng (Khoản 2 Mục IV Thông tư 106/2005). Có hai trường hợp ngoại lệ mà thời hạn nộp thuế CBPG không phụ thuộc vào thời điểm nhận hàng là: (1) các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp cho đối tượng nộp thuế thì thời hạn này bắt buộc là 30 ngày kể từ khi nộp tờ khai hải quan; (2) hàng hóa tạm nhập tái xuất để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập tái xuất theo quy định của
Trang 46
cơ quan có thẩm quyền. Để xảy ra trường hợp (2) thì đối tượng nộp thuế phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: (a) có hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ít nhất là 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan được cơ quan hải quan xác nhận là khơng có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, khơng cịn nợ thuế q hạn, khơng cịn nợ tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; (b) được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp (Đoạn 2 Khoản 2 Mục IV Thông tư 106/2005 và Khoản 2 Điều 15 Luật xuất nhập khẩu 2005). Nếu khơng đáp ứng điều kiện (a) hoặc (b) thì thuế CBPG phải được nộp trước khi nhận được hàng.
Các quy định trên cho thấy, hầu hết các hàng hóa sẽ chỉ được nhập vào Việt Nam khi nó đã nộp đủ thuế CBPG. Điều 23 PLCBPG có đưa ra trường hợp thuế CBPG “có hiệu lực trở về trước” đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời khi có 2 điều kiện:
a. “Hàng hóa nhập khẩu đó bị BPG
b. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa BPG vào Việt Nam tăng đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước”.
Vậy với hàng hóa trong tình huống bị áp thuế do hậu quả của hiệu lực trở về trước thì sẽ xử lý như thế nào? Trên thực tế, hàng hóa bị áp dụng hiệu lực hồi tố được xem xét trước khi có quyết định áp thuế CBPG tạm thời, vì thế nó đã được nhập khẩu vào Việt Nam và được tiêu dùng tại Việt Nam. Vậy nên sẽ khơng có cái gọi là “nộp thuế trước khi nhận hàng” nữa. Trong những trường hợp này thuế CBPG sẽ nộp trong thời hạn nào thì pháp luật nước ta chưa có quy định.
Điều 44 Luật Quản lý thuế của Quốc Hội khóa XI số 87/2006/QH ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định đối tượng nộp thuế có thể nộp thuế tại các địa điểm sau: kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý thuế tại nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy thác thu thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đối với thuế CBPG thì chỉ có duy nhất cơ quan hải quan là cơ quan được thu thuế và là nơi đối tượng nộp thuế tiến hành nộp thuế (Mục V Thông tư 106/2006).
Như vậy, khi bị áp thuế CBPG dù là tạm thời hay chính thức thì đối tượng nộp thuế cũng phải nộp thuế trong thời hạn luật định. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thu thuế nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc nhà nước
Trang 47
(nếu là thuế tạm thời), hoặc nộp vào ngân sách nhà nước (nếu là thuế chính thức).
2.3.3. Hồn thuế chống bán phá giá
Có hai trường hợp được hồn trả trong vụ kiện CBPG là: mức thuế tạm thời mà đối tượng nộp thuế đã nộp lớn hơn thuế chính thức trong quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Hoặc khi các khoản đảm bảo thanh toán thuế CBPG cao hơn mức thuế CBPG theo quyết định chính thức (Mục VI Thơng tư 106/2005). Khái niệm hoàn thuế CBPG được hiểu theo nghĩa của trường hợp thứ nhất.
Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra có quyền ra quyết định áp thuế CBPG tạm thời. Vì là điều tra sơ bộ cho nên đơi khi sẽ có những trường hợp tính tốn biên độ BPG ở giai đoạn này là khơng chính xác, dẫn đến mức thuế phải nộp cũng không đúng. Trong quá trình điều tra tiếp theo, Cơ quan điều tra gửi kết luận điều tra cho Hội đồng xử lý nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về vụ kiện BPG. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
1. Kết luận hàng hóa nhập khẩu bị điều tra khơng BPG hoặc thuộc trường hợp miễn trừ truy cứu. Lúc này mọi khoản thuế tạm thời được thu trước đó đều phải được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế (Khoản 2 Điều 41 Nghị định 90/2005).
2. Kết luận hàng hóa nhập khẩu có BPG nhưng với biên độ BPG cao hơn với biên độ được tính trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Lúc này, Hội đồng xử lý sẽ xem xét, trình lên Bộ trưởng Bộ Cơng thương để áp thuế CBPG chính thức. Đối với khoản chênh lệch giữa thuế tạm thời và thuế chính thức (chênh lệch âm) sẽ khơng bị truy thu (Khoản 3 Điều 23 PLCBPG). 3. Kết luận hàng hóa nhập khẩu có BPG nhưng với biên độ thấp hơn biên
độ tính trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Dẫn tới thuế CBPG chính thức thấp hơn thuế tạm thời. Lúc này, khoản chênh lệch (chênh lệch dương) cũng sẽ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế (Khoản 4 Điều 23 PLCBPG).
Tác giả cho rằng quy định hoàn trả thuế CBPG quy định như Thơng tư 106/2005 là chưa chính xác. Xét về bản chất thì, khơng bị áp thuế CBPG khơng đồng nghĩa với thuế CBPG bị áp bằng không (0). Cho nên điều kiện “thuế BPG
tạm thời đã nộp cao hơn thuế CBPG theo quyết định chính thức của Bộ trưởng Bộ Công thương” trong Thơng tư 106/2005 thì trường hợp khơng bị áp thuế
CBPG chính thức khơng thể đáp ứng được. Bởi, rõ ràng là hàng hóa nhập khẩu khơng BPG, nên khơng thể có đại lượng nào về thuế chính thức được sử dụng
Trang 48
để so sánh với thuế tạm thời trước đó. Cách quy định này khiến cho Thơng tư mới chỉ ghi nhận một trường hợp phải hoàn trả thuế CBPG khi có sự chênh lệch dương giữa thuế tạm thời và thuế CBPG chính thức. Trong khi đó, Nghị định 90/2005 có nhắc đến quyền được hoàn trả thuế nếu xảy ra khả năng thứ nhất nêu trên, nhưng cách ghi nhận của Thông tư 106/2005 lại chưa thừa nhận về quyền này (hoặc có thừa nhận nhưng câu chữ khơng rõ ràng nên không thể hiểu vấn đề theo hướng đó).
Vấn đề hồn trả (ngồi hồn trả khoản chênh lệch dương) cũng đã được ADA đề cập tại Khoản 5 Điều 10 ADA, song nó chỉ tác động tới các khoản tiền ký quỹ được thu trong thời gian áp dụng biện pháp tạm thời và các tài sản đảm bảo35. Tuy nhiên, tác giả cho rằng nếu các khoản tiền ký quỹ, tài sản đảm bảo được hồn trả thì khơng có lý gì thuế tạm thời đã thu lại khơng được hồn trả. Mặt khác, khoản chênh lệch dương được hồn trả thì thật vơ lý khi một khoản thuế được thu khơng có căn cứ lại không được trả lại cho đối tượng nộp thuế.
Sau khi có quyết định chính thức của Bộ trưởng Bộ Công thương, đối tượng nộp thuế gửi cơng văn đề nghị hồn thuế kèm theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu, chứng từ nộp thuế (nếu có) tới cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được hoàn trả thuế CBPG. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm tiến hành hồn trả thuế CBPG cho đối tượng nộp thuế (Mục VII Thông tư 106/2005).