2.2. Căn cứ áp thuế chống bán phá giá
2.2.1.2. Xác định giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu (GXK) được hiểu là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 ADA, GXK có thể là giá giao dịch thực tế hoặc giá tự tính, nó được thực hiện theo ba cách sau:
Thứ nhất: GXK được tính dựa trên các chứng từ chứng minh giao dịch
trong điều kiện thương mại thông thường giữa nhà sản xuất hoặc xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Các chứng từ này có thể là hợp đồng mua bán, email, vận đơn… có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, nó có được chấp nhận hay không phải dựa vào tính hợp pháp của nó chứ khơng phải chỉ là những chứng từ thể hiện giao kết giữa các bên. Pháp luật xuất nhập khẩu của một số nước Ả Rập và Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi cho thấy, các chứng từ này chỉ được coi là có giá trị pháp lý khi nó được hợp pháp hóa lãnh sự bởi Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của nước nhập khẩu đóng tại nước xuất khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu28. Ví dụ: Doanh nghiệp A đã xuất khẩu một số lô hàng lớn sang Thổ Nhĩ Kỳ và đang tiếp tục xuất lô hàng tiếp theo. Trong lúc này doanh nghiệp bị Thổ Nhĩ Kỳ khởi kiện BPG cùng với 1 số doanh nghiệp khác. Tất cả các giao dịch của A đều bị điều tra, tuy nhiên nếu giao dịch đang thực hiện thiếu điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự thì giá giao dịch giữa các bên thể hiện ở các chứng từ sẽ không được lấy làm căn cứ xác định GXK.
Thứ hai: khi khơng có GXK hoặc GXK khơng đáng tin cậy thì nó được
tính trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập. Trong pháp luật thương mại quốc tế tồn tại một phương thức giao dịch gọi là buôn bán đối lưu. Hàng đổi hàng là một giao dịch theo phương thức này. Theo đó khi giao dịch với nhau, các bên sẽ thực hiện đồng thời 2 hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu, tức là nhập một sản phẩm về nước mình và sẽ xuất một sản phẩm khác sang nước đã xuất khẩu. Trước đây loại giao dịch này chủ yếu được thực hiện với mục đích thỏa mãn nhu cầu, sau này nó đã bắt đầu tính đến giá trị của hàng hóa trao đổi. Khi mua bán hàng hóa theo phương thức này, thơng thường sẽ khơng có một giá giao dịch được xác lập giữa 2 bên về từng loại hàng hóa mà họ sẽ thỏa thuận với nhau về việc đổi hàng, nếu có giá trị bù trừ thì sẽ được tính và thanh tốn riêng theo yêu cầu của
28 http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Thong-tin-hoi-nhap/8160/Hop-phap-hoa-lanh-su-doi-voi-chung- tu-hang-hoa-xuat-khau
Trang 35
chủ nợ29. Như vậy, trường hợp này sẽ khơng có GXK. Ngồi ra cũng xảy ra trường hợp khơng có GXK khi mà cơ quan điều tra khơng thể xác định chính xác giá giao dịch xuất khẩu30. GXK không đáng tin cậy theo ADA là giá giao dịch mà nhà xuất khẩu và nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thỏa thuận về bù trừ (Khoản 3 Điều 2 ADA). Quan hệ này có thể là quan hệ phụ thuộc về mặt tài chính, khả năng kiểm soát lẫn nhau dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng giá thực tế của sản phẩm.
Khi rơi vào một trong hai trường hợp trên, ADA cho phép xác định GXK dựa vào giá bán lại hàng nhập khẩu lần đầu cho một người mua hàng độc lập. ADA không nêu rõ việc bán lại này thực hiện ở đâu, thị trường nước xuất hay nhập khẩu. Tuy nhiên, trường hợp này nên hiểu nó là giá bán lại ở thị trường nước nhập khẩu cho một người mua hàng độc lập đầu tiên. Bởi vì giá bán này có cấu thành từ GXK mà đáng lẽ ta có thể xác định được bằng cách thứ nhất (cộng với một số yếu tố như chi phí, thuế). Khi lấy giá này làm GXK, cơ quan điều tra cũng phải xét đến vấn đề điều chỉnh giá để đưa nó về cùng một tầng thương mại với GTTT để so sánh. Do đó, nếu GTTT được xác định từ giai đoạn xuất xưởng thì giá bán này cũng phải được khấu trừ các khoản thuế, chi phí thích hợp để có thể đưa ra một sự so sánh chính xác. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, khách hàng mua lại độc lập được hiểu là khách hàng khơng có quan hệ phụ thuộc với bên sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Quan hệ khơng phụ thuộc này có thể được xác định với phạm vi rất rộng. Pháp luật CBPG của Hoa Kỳ cho rằng khơng chỉ là các bên có quan hệ về sở hữu, tài chính mà thậm chí nó chỉ đơn thuần là quan hệ giữa các nhà phân phối với nhau cũng được xét là quan hệ phụ thuộc. Ví dụ: khi khách hàng mua lại là nhà phân phối một nhãn hiệu duy nhất, họ vẫn là khách hàng phụ thuộc mặc dù khơng có bất kỳ quan hệ sở hữu về cổ phần nào31. Xuất phát từ tính đa dạng trong cách hiểu về khái niệm khách hàng độc lập như ví dụ trên, chúng ta cần phải thận trọng trong việc xác định các yếu tố cần thiết để chứng minh tính độc lập của khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong q trình điều tra.
Thứ ba: nếu như sản phẩm đó khơng được bán lại cho một người mua
hàng độc lập, hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định. Cách tính này ADA để ngỏ cho các quốc gia thành viên tự quy định khi nội luật hóa vào nước mình.
29 http://xuatnhapkhauvietnam.com/phuong-thuc-buon-ban-doi-luu.html
30 Nguyễn Ngọc Sơn, tlđd, tr.75.
31 Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (2010), “Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ”, VCCI, Hà Nội, tr.78.
Trang 36
Cần lưu ý là theo ADA, nước xuất khẩu được xác định để tính tốn các thông số về GTTT, GXK không phải luôn luôn là nước trực tiếp xuất khẩu mà có thể là nước xuất xứ của hàng hóa (Khoản 5 Điều 2 ADA). Bởi vì khơng phải lúc nào nước mà hàng hóa có xuất xứ cũng đồng thời là nước xuất khẩu.
Về các vấn đề này, pháp luật nước ta đã ghi nhận y nguyên 3 cách thức tính GXK như định hướng của ADA (Khoản 4, 5 Điều 26 Nghị định 90/2005). Theo đó:
“4. GXK của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được tính bằng giá bán hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài bán cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam, xác định thông qua các chứng từ giao dịch hợp pháp.
5. Trường hợp khơng tồn tại GXK hoặc có căn cứ rõ ràng để cho rằng GXK nêu tại khoản 4 điều này là không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra sẽ xác định GXK theo một trong hai cách sau:
a. Giá được xây dựng trên cơ sở giá của hàng hóa nhập khẩu bán cho người mua độc lập đầu tiên tại Việt Nam;
b. Giá được tính tốn dựa trên các cơ sở hợp lý theo quyết định của Cơ quan điều tra.”
Các quy định pháp luật về tính GXK chỉ gói gọn trong 2 điều khoản này mà khơng có thêm hướng dẫn nào cụ thể khác. Vì thế nó bộc lộ nhiều thiếu sót nếu so sánh với phân tích trên trong quy định của ADA và thực tiễn pháp luật quốc tế. Các nội dung như yếu tố đánh giá mức độ tin cậy của GXK, khái niệm về tính độc lập của các bên trong giao dịch chưa được ghi nhận trong PLCBPG. Cách tính GXK dựa trên cơ sở hợp lý theo điểm b Khoản 5 cũng chưa được
Việt Nam xác định rõ như thế nào, cách thức tính ra sao. Ngồi ra, Việt Nam mới chỉ quy định về việc xác định thị trường nước xuất khẩu để tính GTTT (quy định tại khoản 2, 3 Điều 26 Nghị định 90/2005), mà chưa có điều khoản tương tự đối với việc tính GXK.