2.2. Căn cứ áp thuế chống bán phá giá
2.2.1.3. Xác định biên độ bán phá giá
Hành vi BPG được thể hiện qua biên độ BPG của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Biên độ BPG là đại lượng được tính bằng chênh lệch giữa GTTT với GXK của sản phẩm bị điều tra vào Việt Nam (Khoản 2 Điều 2 PLCBPG). Theo Điều 27 Nghị định 90/2005, có một số vấn đề cần quan tâm trong việc tính biên độ BPG như sau:
Thứ nhất: khi tính biên độ BPG phải điều chỉnh GTTT và GXK về cùng
Trang 37
bảo nguyên tắc công bằng đã được nhắc đến trong ADA. Bất kỳ một sự chênh lệch nào giữa 2 thông số này đều có thể tạo bất hợp lý trong kết quả so sánh. ADA cho rằng thông thường đây là khâu xuất xưởng. Khi hàng hóa mới xuất xưởng nó chưa chịu nhiều tác động của thị trường như các chi phí phát sinh trong khâu phân phối, lưu thơng hàng hóa. Cho nên nó sẽ phản ánh gần sát nhất với giá thành thực tế của sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ ghi nhận nguyên tắc này mà chưa có quy định cụ thể nó là khâu sản xuất nào.
Thứ hai: cần điều chỉnh GTTT và GXK về cùng thời điểm tính tốn hoặc
tại các thời điểm tính tốn gần nhau nhất (khoản 2). Vấn đề này cũng được giải thích trên cơ sở bảo đảm tính cơng bằng. Các giá trị được tính tốn ln phải có sự hợp lý lẫn nhau, nên các thời điểm tính tốn càng gần nhau càng tốt. Bởi lẽ, nếu không lựa chọn các giao dịch so sánh theo nguyên tắc này rất có thể sẽ dẫn tới những kết quả khơng khách quan. Ví dụ: GXK được tính đối với các giao dịch từ tháng 1 đến tháng 3, nhưng GTTT được lấy từ tháng 9 đến tháng 12. Trong suốt thời gian này, có thể có những sự biến động đột biến về giá cả, cung - cầu, thậm chí có sự thay đổi về pháp luật thuế của nước xuất khẩu làm cho mức thuế đánh vào loại hàng hóa này khi tiêu thụ tại nước họ tăng lên… Tất cả những vấn đề này rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng tới tính chính xác, khả quan của kết quả tính toán. Tuy nhiên, giả sử các thơng số này có thể tính tốn được trong nhiều khâu của quá trình từ sản xuất đến lưu thơng hàng hóa thì câu hỏi đặt ra là số liệu nào sẽ ưu tiên được lựa chọn? Kết hợp vấn đề này với vấn đề thứ nhất, chắc chắn chúng ta sẽ lựa chọn giá tại khâu hàng hóa được xuất xưởng để đảm bảo độ tin cậy. Với những mục đích hết sức thiết thực này, pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung những tiêu chí này trong việc điều chỉnh giá khi tính tốn biên độ BPG.
Thứ ba: trường hợp không thể xác định được GTTT và GXK cùng hoặc
gần thời điểm nhất có thể, Cơ quan điều tra có quyền tự mình điều chỉnh giá “trên cơ sở có sự khác biệt về thuế, điều kiện thương mại, dung lượng thương
mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác” (khoản 3).
Thứ tư: GTTT và GXK phải được quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ngày Bộ trưởng Bộ Công thương ký quyết định điều tra (khoản 4). Việc điều chỉnh tỷ giá trong các giao dịch là điều hết sức cần thiết bởi vì GTTT được tính theo giá nội địa của nước xuất khẩu, trong khi đó, GXK lại được tính bằng ngoại tệ. Sự khác biệt về đồng tiền chắc chắn sẽ tạo ra sự chênh lệch trong việc tính tốn. Có sự khơng thống nhất trong việc xác định thời điểm điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong giao dịch giữa ADA và pháp luật Việt Nam. Theo đó, Việt Nam xác định thời điểm điều chỉnh về tỷ giá hối đoái là
Trang 38
ngày có quyết định điều tra, cịn ADA lại quy định nó là ngày bán (tức là ngày ký hợp đồng, ngày đặt hàng, khẳng định đơn đặt hàng hoặc viết hóa đơn tùy thuộc vào việc hợp đồng chọn ngày nào - Chú thích số 8 ADA). Theo cách này, ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, đơn giản hơn cách tính của ADA vì chỉ phải điều chỉnh tỷ giá hối đối 1 lần, và được áp dụng đối với tất cả các giao dịch. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận tính chính xác cao hơn khi điều chỉnh tỷ giá đối với từng giao dịch theo quy định của ADA. Nếu Việt Nam chỉ quy định đơn giản một trường hợp như thế này thì khả năng vi phạm nguyên tắc công bằng trong việc so sánh GTTT với GXK rất có thể sẽ xảy ra. Giả sử có biến động lớn về tỷ giá, rõ ràng là tỷ giá cố định được xác định tại lúc có quyết định điều tra sẽ không hợp lý đối với tất cả các giao dịch. Trong những trường hợp như vậy, Việt Nam cần có một cơ chế thích hợp để tuân thủ nguyên tắc công bằng của pháp luật quốc tế mà ADA đã đặt ra.
Tầm quan trọng của việc xác định biên độ BPG trong một vụ kiện BPG luôn luôn được thừa nhận. Ai cũng hiểu biên độ BPG là chênh lệch giữa GTTT và GXK nhưng cách tính như thế nào thì lại khơng được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Điều này thực sự là thiếu sót rất lớn mà chúng ta phải bổ sung. Thiết nghĩ chúng ta nên ghi nhận những phương pháp tính biên độ BPG mà ADA đã xây dựng nên. Các phương pháp này gồm có:
Một là: So sánh bình qn gia quyền thơng thường với bình quân gia
quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được. Với phương pháp này, tất cả các giao dịch trong q trình điều tra sẽ được tính tốn để đưa ra một GTTT và một GXK duy nhất. Giá trị duy nhất này được tính là bình quân của tổng các giá trị được xem xét. Nếu đánh giá về khả năng đáp ứng nguyên tắc công bằng trong việc xác định biên độ BPG thì đây là một phương thức đã thỏa mãn, bởi vì với cách tính dựa trên bình qn gia quyền như thế này sẽ tạo khả năng cho các giao dịch không BPG bù trừ với các giao dịch BPG trong toàn bộ thời gian điều tra để đưa ra một kết quả chung nhất đối với cả thời kỳ. Mặt khác, phương thức này cũng thực hiện đơn giản hơn hai phương pháp sau bởi vì nó chỉ cần phải tính thương số giữa tổng GTTT hoặc tổng GXK với tổng số đơn vị sản phẩm, sau đó tính hiệu số giữa hai thương số mới tính tốn là sẽ có giá trị của biên độ BPG cần tìm.
Hai là: So sánh giữa GTTT với GXK của từng giao dịch. Với phương
thức này độ chính xác về biên độ BPG sẽ rất cao, nó được tính tốn rất tỉ mỉ, cụ thể qua từng giao dịch trong toàn bộ thời gian điều tra nên sẽ phản ánh khá chính xác sự biến đổi giá cả qua từng thời gian, qua đó đánh giá được sự tác động của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên cách tính này khá tốn thời gian vì biên độ BPG khơng phải được tính cho toàn bộ các
Trang 39
giao dịch mà nó chỉ tính cho từng giao dịch riêng lẻ. Để có một biên độ thống nhất làm căn cứ xác định hiện tượng BPG thì các cơ quan có thẩm quyền phải lấy biên độ phá giá nhân với tỉ trọng tương ứng của từng giao dịch trên tổng lượng hàng hóa xuất khẩu, sau đó cộng tất cả các kết quả này sẽ có biên độ BPG thống nhất của sản phẩm bị điều tra32.
Ba là: So sánh GTTT bình quân gia quyền với GXK của từng giao dịch.
Ở phương thức này, một GTTT duy nhất sẽ được sử dụng để so sánh với mỗi GXK ở từng giao dịch khác nhau trong toàn bộ thời kỳ điều tra. Phương thức này được ADA dự liệu nhằm áp dụng trong trường hợp có sự giải thích rõ ràng của cơ quan điều tra là phương thức sử dụng bình quân gia quyền so với bình quân gia quyền hoặc so sánh giữa giao dịch với giao dịch không thể áp dụng được do biên độ BPG khơng được tính tốn một cách đầy đủ. Các trường hợp được áp dụng theo ADA là khi cơ cấu giá xuất khẩu đối với những người mua
khác nhau, khu vực khác nhau và thời điểm khác nhau có sự chênh lệch đáng kể
(Điều 2 khoản 4 ADA).
Nói tóm lại, điều kiện “cần” để áp thuế CBPG là phải xác định được hành vi BPG xảy ra trên thực tế. Tính tốn 2 số liệu về GTTT và GXK được xem là quan trọng nhất trong việc xác định hành vi BPG, vì nó là căn cứ để xác định biên độ BPG. Nếu biên độ dương chứng tỏ có BPG, có thể sẽ có một lệnh thuế đánh vào hành vi này và ngược lại. Pháp luật Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý cơ bản nhất về cách tính tốn các thơng số này, tuy nhiên, theo tác giả nó vẫn chưa đầy đủ và cần phải hồn thiện thêm.