2.2. Căn cứ áp thuế chống bán phá giá
2.2.2. Xác định thiệt hại
PLCBPG đã sao chép gần như toàn bộ nội dung của ADA về vấn đề xác định thiệt hại do BPG gây ra. Theo đó, việc xác định thiệt hại được xem xét trên các cơ sở sau:
Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa BPG vào Việt Nam so với khối lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được tiêu thụ hoặc sản xuất trong nước đã, đang, hoặc sẽ tăng lên đáng kể một cách tương đối hoặc tuyệt đối (điểm a Khoản 2 Điều 12). Việc quy định như thế này dẫn tới khả năng là tất cả các hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp đều có thể bị áp dụng các biện pháp CBPG. Bởi vì khái niệm thế nào là tăng tương đối, tuyệt đối không được nhắc đến trong ADA, cũng như văn bản pháp luật Việt Nam. Hơn nữa giữa tương đối và tuyệt đối khơng tồn tại một giá trị nào khác, nói cách khác tuyệt đối và tương đối bao gồm tất cả các giá trị. Cho nên việc quy định tương đối hay tuyệt đối
32
Trang 40
cũng chẳng có ý nghĩa gì hết. Lúc này có thể nói, việc xác định thiệt hại phụ thuộc rất lớn vào sự giải thích Cơ quan điều tra.
Tác động về giá của hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG đến việc phải hạ giá hoặc kìm hãm khả năng tăng giá hợp lý của hàng hóa tương tự trong nước (Điểm b Khoản 2 Điều 12). Điều này thực chất đang muốn nói đến tác động tiêu cực của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với ngành sản xuất Việt Nam. Tác động này thể hiện qua 2 khía cạnh: (1) hàng hóa tương tự trong nước khơng được bán với mức giá bình thường mà phải hạ giá để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu BPG. (2) Việc tăng giá bán hàng hóa một cách tự nhiên, hợp lý khơng thể diễn ra một cách bình thường. Nếu khơng tăng giá sẽ gây tổn thất cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng nếu tăng giá bán sẽ không giữ được khách hàng, mất mối làm ăn, lúc này tổn thất còn lớn hơn rất nhiều.
Tác động xấu đến ngành sản xuất trong nước hoặc đến sự hình thành ngành sản xuất mới trong nước (Điểm c Khoản 2 Điều 12). Việt Nam phân chia khái niệm thiệt hại thành thiệt hại đáng kể (nên hiểu là thiệt hại vật chất đáng kể theo chú thích số 9 ADA) và đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Nếu điểm a, b được nói đến trên đây là thiệt hại thực tế đã phát sinh thì điểm c chỉ là thiệt hại đe dọa xảy ra. Thiệt hại này là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được (Khoản 8 Điều 2 PLCBPG).
Kết luận về các vấn đề trên là cơ sở cho xác định thiệt hại, nhưng đưa ra kết luận dựa trên những yếu tố nào thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể. Những yếu tố tham khảo được quy định tại Khoản 7 Điều 3 ADA như sau: (1) tỷ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được BPG vào thị trường trong nước và đó là dấu hiệu cho thấy rất có khả năng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn; (2) năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu đủ lớn hoặc có sự gia tăng đáng kể trong tương lai gần về năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu; (3) liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể về giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu nữa hay không; (4) số thực tồn kho của sản phẩm được điều tra. Đây là một danh sách mở, vì vậy ADA khơng yêu cầu các nước thành viên bắt buộc phải sử dụng tất cả các yếu tố này để xác định, đánh giá mức độ thiệt hại do hành vi BPG gây ra. Trong q trình điều tra, Cơ quan điều tra có quyền tìm kiếm các yếu tố khác mà mình cho là thích hợp để tính tốn. Xét thấy chúng ta nên có điều khoản quy định về vấn đề này chi tiết hơn.
Trang 41