Thực trạng áp dụng pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu (Trang 55 - 60)

2.4. Thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện

2.4.1. Thực trạng áp dụng pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam

Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức, diễn đàn hợp tác kinh tế như ASEAN, APEC…, trong đó quan trọng nhất là sự kiện tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 11/1/2007. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận các cơ chế công bằng trong đối xử thương mại với các nước thành viên, đồng thời Việt Nam cũng được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ quyền lợi của mình. Đương nhiên là các quy chế của WTO về pháp luật CBPG theo ADA, Việt Nam phải có nghĩa vụ luật hóa vào nước mình để đảm bảo tính thống nhất giữa các thành viên trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật CBPG. PLCBPG của Việt Nam được ban hành trước khi gia nhập WTO, nhưng các phân tích trên cho thấy nó cũng dựa trên những ngun tắc, quy định cơ bản của ADA. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, nếu có hiện tượng BPG xảy ra, ta vẫn có thể sử dụng PLCBPG như một căn cứ pháp

35 Khoản 5 Điều 10 ADA: “Khi đã chính thức xác định khơng có dấu hiệu BPG thì tồn bộ các khoản

tiền ký quỹ đã thu trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản đảm bảo sẽ được giải phóng ngay”.

Trang 49

lý để kiện BPG. Tuy nhiên, trong suốt gần 7 năm (chính thức có hiệu lực năm 2005) thực hiện sứ mệnh của mình, PLCBPG chưa hề được sử dụng. Phải chăng hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam quá tốt, các nhà xuất khẩu thực hiện xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam đã cạnh tranh một cách hết sức cơng bằng, hồn hảo nên không gây tác động gì cho ngành sản xuất nội địa nước ta?

Trên thực tế câu trả lời không hẳn là như vậy, từ trước khi gia nhập WTO cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều áp lực khá lớn từ hàng nhập khẩu nước ngồi.

Ví dụ: vào khoảng đầu tháng 10 năm 2006, các nhà sản xuất nông sản Việt Nam đã chứng kiến việc nhập khẩu ồ ạt các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam. Các sản phẩm này được nhập khẩu vào Việt Nam với giá rất rẻ nhưng bán ở thị trường Trung Quốc lại đắt hơn so với nhập khẩu ở Việt Nam36. Nếu để chứng minh hàng hóa này BPG vào Việt Nam thì rõ ràng là có cơ sở, bởi có sự phân biệt giữa GTTT của sản phẩm bán tại thị trường Trung Quốc với GXK sang Việt Nam. Thế nhưng khơng có một hành động nào của Việt Nam phản ứng lại hiện tượng này.

Năm 2008, một lần nữa hàng hóa Trung Quốc lại bị nghi là có hiện tượng BPG vào Việt Nam. Nhưng lần này không phải với hàng nông sản mà đối với hàng dệt may – một ngành hàng mang tính chủ đạo trong xuất khẩu của Việt Nam. Lúc đó, thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Trung Quốc là Hoa Kỳ đang giảm mạnh các đơn hàng do suy thoái kinh tế, cho nên Trung Quốc tìm cách xuất khối lượng hàng lớn sang các nước trong khối ASEAN với giá rẻ hơn 50% so với mọi năm. Con số thống kê về lượng hàng này của Trung tâm thông tin thương mại, Bộ Công thương là 69% hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Việt Nam là nước trong khối ASEAN, đồng thời là nước láng giềng với Trung Quốc nên không thể tránh khỏi tác động này. Ngành sản xuất hàng may mặc trong nước cũng khơng có phản ứng nào trước tình huống rõ biết là BPG này. Mặc dù các chuyên gia nhận định rằng yêu cầu để tiến hành một vụ kiện CBPG với hàng may mặc của Trung Quốc đã đầy đủ37.

Một là: quy định về tính đại diện nhà sản xuất trong nước chiếm ít nhất

25% khối lượng hoặc giá trị của ngành hàng đó ở thị trường trong nước để đệ đơn. Hiệp hội dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn này.

36 http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhieu-loai-nong-san-Trung-Quoc-ban-pha-gia-vao-Viet-Nam/30145456/88/

Trang 50

Hai là: quy định về hàng hóa nhập khẩu chiếm 3% trở lên trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng đó và trên 7% nếu từ nhiều nước có thể bị khởi kiện CBPG tại Việt Nam nếu thấy có hiện tượng BPG. Thực tế điều này thì ai cũng thừa nhận tỉ lệ hàng dệt may của Trung Quốc đã vượt quá tỷ lệ 3%.

Gay gắt nhất phải nhắc tới là vào những tháng cuối năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam có động thái tiến hành một vụ kiện BPG đối với mặt hàng thép cuộn do Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Thép Trung Quốc được bán với giá chỉ bằng giá phôi thép ở Việt Nam, nên rẻ hơn rất nhiều hàng nội38. Chỉ trong vòng 2 tháng, sản lượng tiêu thụ của ngành thép Việt Nam giảm tới 28% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng nếu khơng có các biện pháp hỗ trợ chắc chắn việc bán thép giá rẻ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới ít nhất là 4 – 5 vạn cơng nhân ngành thép39. Trước tình hình đó, Cục quản lý cạnh tranh đã có những hướng dẫn bước đầu cho Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp thu thập các thông tin liên quan cũng như nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật để có thể đưa ra những lập luận, chứng cứ để phản ứng lại với hiện tượng này40. Tuy nhiên, vụ kiện BPG đầu tiên ở Việt Nam được hy vọng rất nhiều đã không xảy ra do khơng có bất kỳ một doanh nghiệp nào đứng ra khởi kiện vụ việc này. Thay vì khởi kiện CBPG, các doanh nghiệp quay sang hướng đàm phán với doanh nghiệp phía Trung Quốc để thương lượng41.

Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng khởi động một vụ kiện BPG đối với những trường hợp nêu trên nói riêng và việc vận dụng PLCBPG vào thực tiễn nói chung ở Việt Nam. Các nguyên nhân này có thể kể đến như sau:

Thứ nhất: hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa ý thức

được nhiều về ý nghĩa và tác dụng của các biện pháp CBPG vì vậy họ cịn thiếu tính liên kết và chủ động tham gia vào các vụ kiện CBPG. Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hơn hai thập kỷ, song những tàn dư của chế độ kinh tế hàng hóa bao cấp dường như vẫn cịn tồn tại. Chẳng hạn như vụ thép Trung Quốc bán giá thấp vào Việt Nam, giải pháp đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ tới và mong muốn thực hiện là nhờ vào sự hỗ trợ, can thiệp của Chính phủ để tăng thuế suất thuế nhập khẩu vào hàng hóa của Trung Quốc nhằm hạn chế bớt thiệt hại cho ngành sản xuất của mình. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn ít nhiều tư tưởng phụ thuộc vào Chính phủ mà chưa thể tự mình chủ động tiến hành một vụ kiện BPG.

38 http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/vietnamdudinhkientrung-nd-3006.html 39 http://www.huulienasia.com.vn/3-91-thep-ngoai-gia-re-ep-thep-no.html 40 http://vietbao.vn/Kinh-te/Thep-cuon-Trung-Quoc-ban-pha-gia-vao-Viet-Nam/65065917/87/ 41 http://tiengiang.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=2477&category=2

Trang 51

Yêu cầu của người đệ đơn kiện CBPG phải có “khối lượng, số lượng

hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước”. Nếu xét thị phần của một doanh nghiệp đơn lẻ, yêu cầu này có thể là khó thực hiện. Bởi việc một doanh nghiệp chiếm giữ tới 25% thị phần của một ngành sản xuất là khá hiếm, thơng thường sẽ có sự phân chia thị phần giữa các doanh nghiệp và khoảng cách là khơng nhiều. Vì vậy, để đạt được tỉ lệ 25%, cần có sự giúp sức của nhiều doanh nghiệp. Mặt khác, nếu có sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ tạo khối liên kết chặt chẽ hơn, gánh nặng trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong q trình thu thập chứng cứ để đệ đơn cũng sẽ được chia sẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ mới cạnh tranh với nhau mà chưa biết hợp tác với nhau trước những nguy hại mà đối thủ nước ngoài đem tới42.

Thứ hai: năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Thể hiện ở

chỗ: (1) khả năng thu thập các tài liệu, chứng cứ của thị trường nước xuất khẩu để chứng minh hành vi BPG. Để đảm bảo điều kiện hợp lệ của một đơn kiện CBPG, người nộp đơn phải đưa ra một số yếu tố quan trọng như: “biến động số

lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa tại thị trường nước nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu điều tra”, các thông tin về GTTT, GXK của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian 12 tháng... Việt Nam trước giờ luôn được xem là một nước đang phát triển, chưa có kinh nghiệm “đi kiện” trong các vụ kiện mang tính chất quốc tế, nên việc thu thập các chứng cứ ở nước bạn như thế này khá mới mẻ. Hơn nữa, sự khác biệt về phương thức hoạt động kinh doanh, đặc thù về kinh tế, thói quen bn bán giữa hai thị trường chắc chắn sẽ gây khó khăn trong q trình thu thập chứng cứ.

(2) Mặt khác, chi phí cho một vụ kiện BPG rất lớn mà nguyên đơn là người phải chi trả, đây thực sự trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bản thân hành vi BPG là do các doanh nghiệp thực hiện, do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gây nên, vì thế một vụ kiện BPG được hiểu là thuộc đối tượng điều chỉnh của mảng tư pháp quốc tế. Chính vì vậy một vụ kiện có được khởi xướng và tiến hành hay không phụ thuộc rất nhiều vào đương sự mà đặc biệt là nguyên đơn. Chính phủ chỉ hành động những lúc cần thiết, chủ yếu là có các biện pháp hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước mình khởi kiện về mặt pháp lý và gợi ý các hướng giải quyết có lợi nhất để họ lựa chọn mà thôi (đồng thời nhà nước có trách nhiệm chi trả các chi phí cho các cơ quan thực thi pháp luật CBPG). Chính phủ Việt Nam khơng thể nào hỗ trợ về mặt vật chất để các bên tham gia một vụ kiện, hơn nữa với kinh nghiệm quá non

42

Trang 52

trẻ của Việt Nam, vụ kiện có thành cơng hay khơng chưa ai có thể chắc chắn được. Nếu thua kiện, tổn thất của các doanh nghiệp khởi kiện là rất lớn cho nên hành động “đánh đổi” mạo hiểm này không phải doanh nghiệp nào cũng dám làm.

(3) Để có các thơng tin về GXK, chứng cứ quan trọng để sử dụng là các chứng từ kế toán được sử dụng khi giao dịch giữa nhà xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có một hệ thống hồ sơ, sổ sách minh bạch, theo tiêu chuẩn thống nhất. Với mục đích trốn thuế, hệ thống chứng từ được các bên sử dụng làm phương tiện “lách luật” phổ biến nhất ở Việt Nam, vì thế mà việc thu thập các số liệu về giao dịch sẽ không tránh khỏi sự mập mờ, phản ánh không chính xác số liệu trên thực tế. Nếu một vụ kiện được Việt Nam khởi xướng thì chắc chắn đây sẽ là vấn đề được các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để phản biện lại cáo buộc về khả năng gây thiệt hại về hàng hóa mà họ xuất khẩu vào Việt Nam. Ví dụ: để trốn thuế, các bên đồng ý khai báo thấp số lượng hàng nhập vào Việt Nam vào tờ khai hải quan (giả sử là vận chuyển thành công). Nếu dựa trên các chứng từ này để điều tra thì rõ ràng là khơng phản ánh số lượng hàng hóa thực tế được nhập vào Việt Nam. Nhiều giao dịch được thực hiện không minh bạch như thế này cộng dồn lại thì khả năng gây thiệt hại có thể sẽ được chứng minh theo hướng giảm đi. Bởi vì, số lượng và khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được coi là một trong những yếu tố quan trọng xác định có hay khơng một bị đơn bị khởi kiện. Luật yêu cầu số lượng hàng hóa tối thiểu của một nước nhập khẩu vào Việt Nam phải trên 3% mới bị coi là gây thiệt hại và bị truy cứu (trừ trường hợp ngoại lệ ở điểm b Khoản 4 Điều 2 PLCBPG). Vì thế, nếu đáp ứng đủ điều kiện này, rõ ràng bên xuất khẩu sẽ không bị truy cứu.

Từ phân tích trên đây, ta cịn có thể đưa ra kết luận về nhu cầu nâng cao năng lực quản lý về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta. Chính việc quản lý khơng chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng nhập lậu, nhập hàng qua các con đường tiểu ngạch nên khó kiểm sốt43. Nếu có kiện BPG thì lượng hàng này cũng khó được sử dụng để tính tốn trong q trình điều tra do khơng có số liệu thực tế. Vì thế, u cầu đặt ra là pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu cần có các cơ chế bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, hạn chế tối đa hiện tượng nhập lậu vào Việt Nam.

Xuất phát từ các lí do này, các doanh nghiệp chưa thể mạnh dạn đứng ra khởi kiện một vụ kiện BPG (mặc dù là rất mong muốn đi chăng nữa).

43

Trang 53

Thứ ba: một vụ kiện BPG không đơn thuần chỉ là vụ kiện thương mại

thông thường trong tư pháp quốc tế mà nó cịn bị ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị giữa các đối tác44. Trong mối quan hệ này, các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh ln có lợi thế và có thể tác động mạnh đến các quốc gia có tiềm lực kinh tế yếu hơn. Như phân tích nêu trên, Việt Nam chưa được thế giới công nhận là quốc gia phát triển mạnh. Vì thế trong nhiều trường hợp chúng ta ln ở thế yếu – đây là một bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế nói chung và trong các vụ kiện CBPG nói riêng. Nếu ta chủ động tiến hành một vụ kiện với nước lớn, họ có thể sử dụng sức mạnh chính trị hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp trả đũa thương mại để buộc ta phải nhượng bộ. Vì lẽ đó, trong những trường hợp này, một vụ kiện BPG sẽ không đạt được mục đích của mình mà ngược lại cịn gây bất lợi về sau.

Thứ tư: PLCBPG mới chỉ đưa ra một khung pháp lý cơ bản về BPG và

CBPG. Phân tích trong chương II cho thấy, pháp luật Việt Nam còn chưa đầy đủ, thiếu nhiều vấn đề quan trọng chưa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Cụ thể như: (i) pháp luật mới chỉ đưa ra những khái niệm về BPG mà chưa có các căn cứ rõ ràng để xác định GTTT, GXK, thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi; (ii) quy định về thời điểm nộp thuế, các trường hợp hoàn thuế. Khi thực thi pháp luật CBPG, sự thiếu hoàn thiện của pháp luật CBPG chắc chắn sẽ làm cản trở hoạt động khởi kiện, điều tra cũng như các vấn đề trong việc xác định, thu – nộp và hoàn thuế CBPG ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu đặt ra cho pháp luật Việt Nam là cần phải bổ sung, hồn thiện những thiếu sót này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)