Chúng tôi tiến hành cho HS của các lớp trên sử dụng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao).
3.1.4. Tổ chức thực nghiệm
Bƣớc 1: Chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng: - Các lớp thực nghiệm: 12A2; 12A4; 12A6 - Các lớp đối chứng: 12A1; 12A3; 12A5
Bƣớc 2: Thành lập tổ thực nghiệm:
Tổ thực nghiệm bao gồm tác giả và nhóm giáo viên Vật lí trường THPT
Bƣớc 3: Đánh giá kết quả tự ôn tập, củng cố kiến thức của HS bằng bài kiểm tra trước khi thực nghiệm.
Bƣớc 4: Chuyển giao nội dung trang Web đã thiết kế cho giáo viên phụ trách lớp thực nghiệm.
Bƣớc 5: Tiến hành thực nghiệm.
dung ôn tập trên trang Web thông qua sự điều hành của giáo viên.
Tổ chức cho học sinh lớp đối chứng ôn tập, kiểm tra đánh giá bằng phương pháp thông thường
Bƣớc 6: Đánh giá kết quả tự ôn tập, củng cố kiến thức của HS sau khi thực nghiệm.
Tổng hợp kết quả bài kiểm tra đánh giá của học sinh các lớp đối chứng và thực nghiệm
Bƣớc 7: Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
3.1.5. Phương pháp đánh giá
Dùng thang điểm 10 theo phân loại giỏi, khá, trung bình và yếu để đánh giá kiến thức, kĩ năng và các hoạt động sáng tạo của học sinh. Dùng phương pháp toán học để tính toán các tham số đặc trưng giúp cho việc đánh giá chính xác và khách quan kết quả thực nghiệm.
Trong đó: X : giá trị trung bình cộng; n: số học sinh; xi: giá trị điểm số.
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm
3.2.1.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả trước thực nghiệm
Xác định trình độ ban đầu của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, sự tương quan giữa các trình độ đó.
3.2.1.2. Nội dung kiểm tra
- Nội dung kiến thức toàn chương : Hạt nhân nguyên tử - Vật lí lớp 12 - chương trình nâng cao.
- Những nội dung đó được thể hiện qua các mức độ: tri thức, kĩ năng.
3.2.1.3. Kết quả n n X n X k i i i 1
Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh chúng tôi thu thập và sử lí số liệu được kết quả như sau:
Lớp Số HS Thực hiện Tỉ lệ % theo xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A1 34 Đối chứng 5.9 35.3 47 11.8 12A2 36 Thực nghiệm 2.8 33.4 55.6 8.2 12A3 35 Đối chứng 2.8 40 51.5 5.7 12A4 34 Thực nghiệm 0 35.3 44.1 20.6 12A5 33 Đối chứng 3 30 54 12 12A6 32 Thực nghiệm 0 25 34.4 40.6 Bảng 6: Kết quả khảo sát trước thực nghiệm
Bảng 7: Bảng tỉ lệ % kết quả trước thực nghiệm:
h12: Đồ thị biểu diễn các kết quả khảo sát trước thực nghiệm
0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng Thực nghiệm
Dựa vào kết quả học tập trước thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng có kết quả học Vật lí ở mức độ trung bình - khá.
- Tỉ lệ các loại điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau.
- Chúng tôi đã chọn các lớp có tỉ lệ giỏi, khá thấp hơn làm lớp thực nghiệm, các lớp còn lại làm lớp đối chứng.
3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
3.2.2.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả sau thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả (kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập và nâng cao kết quả ôn tập, củng cố của HS) của việc thiết kế và sử dụng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao).
- Việc sử dụng trang web sẽ giúp cho HS rèn luyện tính tự giác học tập thể hiện qua các Module có trong bài học như Tóm tắt kiến thức, Ôn tập có phản hồi hay trả lời các câu hỏi...
- Sử dụng trang web để Ôn tập củng cố còn giúp kích thích hứng thú học tập và khả năng tư duy logic. Cụ thể như để rèn cho kĩ năng giải toán phóng xạ HS có thể hoàn thành bài Game có sẵn trên web giúp cho việc học trở lên bớt căng thẳng.
- Trong việc áp dụng Module Ôn tập theo sơ đồ Graph người viết đã sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo của Tony Buzan áp dụng tạo thành sơ đồ để học sinh tự học và chiếm lĩnh kiến thức một cách có hệ thống
- Ngoài ra trang web còn giúp học sinh tránh được các sai lầm thường mắc phải khi học chương này bằng những hướng dẫn cụ thể. Giúp HS phát triển tư
Comment [PXQ2]: Ở dưới em phải trình bày các biểu hiện chứng tỏ:
-kĩ năng tự học của HS tốt như thế nào? -HS hứng thú thể hiện như thế nào?
duy sáng tạo, đào sâu mở rộng kiến thức, khả năng trình bày ý kiến thông qua các Diễn đàn, các trò chơi Ô chữ.
- Thông qua quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy rằng các em học sinh có tinh thần học tập tự lực chiếm lĩnh kiến thức rất cao. Sau thực nghiệm khi được hỏi HS phát biểu trang web rất hay và hữu ích, nó giúp cho HS có công cụ học tập ở bất kì đâu và ở bất kì thời điểm nào
- Bên cạnh đó tác giả luận văn vận dụng cơ sở lí luận dạy học Vật lí hiện đại trong việc tổ chức quá trình hoạt động nhận thức vật lí của HS một cách tích cực, tự chủ và sáng tạo bằng việc điều khiển dẫn dắt HS tự lực giải quyết mâu thuẫn nhận thức một cách sáng tao. Thông qua các Diễn đàn thảo luận nhóm nhiều HS đưa lên các câu hỏi làm cho các HS khác khi đọc vào sẽ mất cân bằng tao ra mâu thuẫn kiến thức từ đó dẫn tới hành động kích thích sự tìm tòi trả lời những câu hỏi đó.
3.2.2.2. Nội dung kiểm tra
- Nội dung kiến thức toàn chương : Hạt nhân nguyên tử - Vật lí lớp 12 - chương trình nâng cao.
- Những nội dung đó được thể hiện qua các mức độ: tri thức, kĩ năng.
3.2.2.3. Kết quả
Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá HS, chúng tôi thu được kết quả: Lớp Số HS Thực hiện Tỉ lệ % theo xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A1 34 Đối chứng 5.9 35.3 47 11.8 12A2 36 Thực nghiệm 13.9 38.9 41.7 5.5 12A3 35 Đối chứng 2.8 40 51.5 5.7 12A4 34 Thực nghiệm 5.9 47 35.3 11.8 12A5 33 Đối chứng 3 30 54 12 12A6 32 Thực nghiệm 6.3 34.4 50 9.3
Bảng 9: Bảng kết quả tỉ lệ % sau khi thực nghiệm:
h13: Đồ thị biểu diễn các kết quả khảo sát sau thực nghiệm
3.3. Kết luận chƣơng III
Dựa vào kết quả phân tích, so sánh trên có thể rút ra một số kết luận sau: * Định tính: Nhìn chung học sinh có hứng thú với phương pháp học tập mới như có ý thức tự giác hơn khi ôn tập, trao đổi thảo luận nhóm nhiều hơn, hăng hái hơn khi trao đổi các nội dung ôn tập giữa các học sinh với nhau hoặc với giáo viên.
* Định lượng: Trước thực nghiệm, kiến thức và kĩ năng cơ bản mà HS nắm được ở mức độ khá, giỏi có phần nghiêng về lớp đối chứng. Sau khi tiến hành thực nghiệm, kết quả nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản của HS lớp thực nghiệm ở mức độ khá, giỏi tăng lên rõ rệt và tỉ lệ điểm yếu giảm.
Như vậy chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng trang sử dụng trang Web đã góp phần hỗ trợ HS lớp 12 tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” .
0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng Thực nghiệm
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Đề tài : Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao) đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá khi HS học xong phần kiến thức “Hạt nhân nguyên tử”. - Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đã đề xuất những nội dung, hình thức và phương pháp cần hướng dẫn cho HS tự ôn tập và kiểm tra kiến thức phần : “ Hạt nhân nguyên tử”.
- Các module trong trang Web được xây dựng đã góp phần giúp HS tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại.
Việc thiết kế trang Web bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy và học được thể hiện ở một số điểm sau:
- Nội dung rõ ràng, khoa học, chính xác và bám sát về nội dung, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Khơi dậy hứng thú học tập cho HS.
- Tăng cường học tập cá thể (tự học) và học tập hợp tác (thông qua diễn đàn).
- HS tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Vận dụng tương đối thành công học thuyết Vùng phát triển gần
Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả và khả thi của đề tài. Ngoài ra, việc sử dụng trang Web góp phần giúp GV và HS bước đầu tiếp xúc và hình thành thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
2. Kiến nghị và định hƣớng phát triển đề tài
kiến nghị sau:
- Tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại, nối mạng Internet băng thông rộng, xây dựng các phòng học bộ môn đảm bảo nhu cầu dạy và học theo nhiều hình thức khác nhau ở các trường THPT.
- Tăng cường bồi dưỡng GV và HS sử dụng thành thạo máy vi tính và khai thác tối đa nguồn tài nguyên phong phú trên mạng Internet. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi mới chỉ thiết kế trang Web với các nội dung thuộc phần kiến thức “Hạt nhân nguyên tử”. Hy vọng rằng trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các nội dung kiến thức khác trong chương trình Vật lí cấp trung học phổ thông ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ngọc Anh (2008), “Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học Toán ở trường THPT nhằm tích cực hoạt hoạt động học tập của học sinh” , Luận văn thạc sỹ.
2. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên) (2008),
SGK Vật lí 12, NXBGD.
3. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên) (2008),
SGV Vật lí 12, NXBGD.
4. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí, NXBGD.
5. Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Vật lí.
6. Bộ GD&ĐT (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ thông môn Vật lí, NXBGD.
7. Bộ GD&ĐT (2010), Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lí THPT
8. Đại học sư phạm Hà Nội (2009), Kỉ yếu hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
9. Nguyễn Văn Khải (chủ biên) (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông, NXBGD.
10. Hoàng Phê (chủ biên) (1992),Từ điển tiếng Việt. 11. Vũ Quang (chủ biên) (2008), SBT Vật lí 12, NXBGD.
12. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB ĐHSP.
13. Nguyễn Trọng Sửu (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Vật lí, NXBGD.
14. Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm (2004), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học.
15. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXBGD.
16. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, NXBGD.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN (phiếu số 1)
Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. Xin cảm ơn đồng chí !
1. Theo đồng chí những yếu tố sau đây có vai trò như thế nào đối với kết quả học tập của học sinh. (Đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 9 theo mức giảm dần yếu tố quan trọng: số 1 là quan trọng nhất, số 9 là ít quan trọng nhất; có thể có các nội dung được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Học sinh có phương pháp học tập khoa học Học sinh nắm vững kiến thức cũ
Học sinh tự tin trong học tập Học sinh có sức khỏe tốt
Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Giáo viên thường xuyên quan tâm tới việc hướng dẫn học sinh ôn tập
Giáo viên nhiệt tình và có phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh
Giáo viên luôn quan tâm kích lệ động viên học sinh kịp thời 2. Theo đồng chí hoạt động tổ chức, hướng dẫn ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh có vai trò như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh? (Đồng chí hãy đánh dấu X vào dòng phù hợp với suy nghĩ của mình)
Rất quan trọng
Không quan trọng bằng các hoạt động khác Tùy thuộc vào nội dung chương trình
Không cần tổ chức, hướng dẫn học sinh tự biết cách ôn tập
3. Theo đồng chí các nội dung nào sau đây cần được ôn tập củng cố? (Đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 6 theo mức độ giảm dần tính quan trọng: số 1 là quan trọng nhất, số 6 là ít quan trọng; có thể có các nội dung được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Kiến thức, khái niệm vật lí, thuyết vật lí
Kiến thức: Về phương pháp nhận thức vật lí (phương pháp nhận thức vật lí theo con đường lí thuyết và phương pháp nhận thức vật lí theo con đường thực nghiệm).
Kĩ năng giải bài tập vật lí
Kĩ năng thu thập thông tin, đọc biểu đồ, đồ thị
Kĩ năng xử lý thông tin: kĩ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hoá; kĩ năng so sánh, đánh giá…
Kĩ năng truyền đạt thông tin, trình bày đánh giá kết quả
4.Đồng chí thường áp dụng những biện pháp nào trong quá trình ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. (Đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần tính thường xuyên của đ/c: số 1 là thường xuyên nhất, số 4 là ít thường xuyên nhất, có thể có các biện pháp được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt bài học.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu.
Động viên, khích lệ kịp thời những học sinh có tiến bộ. Bổ túc kiến thức cho học sinh.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nội dung kiến thức cần ôn tập Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa. Một biện pháp khác của đồng chí khi áp dụng có hiệu quả:
………...……… ………...……… 5. Theo đồng chí, học sinh gặp những khó khăn gì trong quá trình ôn tập. (đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 4 theo mức độ giảm dần mức khó khăn