9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá
Ôn tập nói chung được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với công việc kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Những công việc mà đòi hỏi tính tích cực của HS nhiều hơn là khi giảng kiến thức mới. Chúng ta có thể hợp nhất hoàn toàn tự giác cả ôn tập và kiểm tra vào làm một. Tuy nhiên tính mục đích của ôn tập và kiểm tra hoàn toàn khác nhau. Ở trường hợp thứ nhất là công tác củng cố tri thức, ở trường hợp thứ hai là việc kiểm tra chúng với sự cho điểm (đánh giá) thích đáng. Tất nhiên mặc dù ở tính mục đích khác nhau nhưng ôn tập và kiểm tra tiến hành một cách đồng thời. Bất kỳ việc ôn tập nào của GV (do GV tổ chức) cũng đồng thời tiến hành cả kiểm tra tri thức, mặc dù người GV không có dụng ý đạt mục đích này đi nữa. Liên hệ giữa ôn tập và kiểm tra là vô cùng khăng khít. Tổ chức ôn tập để tuyệt đối hóa nó, không có yếu tố kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra để tuyệt đối hóa nó, không có yếu tố ôn tập như thế không thể có được. Ở đây công việc có thể tiến hành chỉ là trong trường hợp thứ nhất, những yếu tố ôn tập trội hơn yếu tố kiểm tra, hoặc trong trường hợp thứ hai thì ngược lại. Thực tế việc giảng
dạy và học tập ở trường phổ thông cho ta thấy rõ điều này. Ôn tập được tổ chức theo tiết học thông qua kiểm tra (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm…) và việc đánh giá đúng trình độ nhận thức của HS qua kiểm tra giúp GV lựa chọn đúng nội dung và đối tượng cần ôn tập. Ôn tập tốt giúp người học thể hiện tốt trình đội nhận thức của mình trong bài kiểm tra trên lớp.
Như vậy ôn tập được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với kiểm tra và thông qua các hình thức tổ chức dạy học cơ bản. Việc tách riêng ôn tập và kiểm tra là do mục đích, nhiệm vụ của mỗi công việc và chúng ta không thể tuyệt đối hóa từng công việc được. Sự phân chia công việc như vậy trong tiết học chỉ mang tính tương đối. Có thể biểu diễn quan hệ đó qua sơ đồ sau:
h1: Sơ đồ mối quan hệ giữa ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá