9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
1.2.3. Các nội dung mà hiện nay giáo viên và học sinh thường ôn tập, củng
củng cố
Để tìm hiểu các nội dung mà GV và HS thường ôn tập hiện nay, chúng tôi khảo sát trên phiếu điều tra đối với GV Vật lí ở các trường THPT vào đầu tháng 4 năm 2011 trên địa bàn Thành phố Hà giang. Chúng tôi nhờ và yêu cầu họ đánh số từ 1 đến 6 theo thứ tự giảm dần tính quan trọng (số 1 là nội dung quan trọng nhất cần được ôn tập, số 6 là ít quan trọng nhất) kết quả như sau:
TT Nội dung cần ôn tập ĐTB Mức độ
1 Kĩ năng giải bài tập Vật lí. 1,9 1 2 Kiến thức: khái niệm Vật lí, định luật Vật lí, thuyết Vật lí 2,7 2 3 Kĩ năng thu thập thông tin: đọc biểu đồ, đồ thị … 2,9 3 4 Kiến thức: về phương pháp nhận thức vật lí (phương pháp
nhận thức vật lí theo con đường lí thuyết và phương pháp nhận thức vật lí theo con đường thực nghiệm)
3,4 4
5 Kĩ năng xử lý thông tin: kĩ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hoá; kĩ năng so sánh, đánh giá…
3,7 5
6 Kĩ năng truyền đạt thông tin: trình bày bài, báo cáo kết quả 3,9 6 Bảng 4: Kq khảo sát nội dung GV thường ÔTCC
Bảng kết quả trên cho thấy hiện nay trong các hoạt động ôn tập các GV chủ yếu tập chung rèn cho HS các kĩ năng giải bài tập, các nội dung kiến thức về khái niệm Vật lí, định luật Vật lí, thuyết Vật lí…Ít quan tâm đến việc ôn
tập cho HS các nội dung kiến thức về phương pháp nhận thức Vật lí (phương pháp nhận thức Vật lí theo con đường lí thuyết và phương pháp nhận thức Vật lí theo con đường thực nghiệm), các kĩ năng thu thập, sử lý và truyền đạt thông tin. Sở dĩ như vậy vì hiện nay GV và HS đầu tư việc dạy học theo quan điểm “thi gì thì dạy học nấy”. Trong khi đó, nội dung trong các kì thi chưa chắc là đã đáp ứng việc đánh giá mục tiêu dạy học Vật lí như nêu trong chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng.