9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
1.2.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng và ôn tập
tập kiến thức cho học sinh
Để tìm hiểu các biện pháp rèn luyện kĩ năng và ôn tập kiến thức cho HS mà GV đã và đang thực hiện, chúng tôi tiến hành khảo sát trên phiếu điều tra
vào đầu tháng 4 năm 2011 ở Hà giang. Chúng tôi đã tiến hành nhờ giáo viên thực hiện bài trắc nghiệm và yêu cầu họ đánh số thứ tự từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần tính thường xuyên (số 1 là thường xuyên sử dụng nhất, số 9 là ít sử dụng nhất), kết hợp với dự giờ của các GV và thu được kết quả như sau:
TT Các biện pháp ĐTB Mức độ
1 Hướng dẫn học sinh giải bài tập. 2,2 1 2 Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. 2,5 2 3 Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo
2,6 3
4 Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 2,9 4 5 Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng cách xây
dựng sơ đồ, bảng biểu.
4,4 5
6 Bổ túc kiến thức cho học sinh 4,7 6 7 Động viên, khích lệ kịp thời những học sinh có tiến bộ 5,0 7 8 Tổ chức cho học sinh thảo luận nội dung kiến thức cần
ôn tập
5,5 8
9 Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa
6,9 9
Bảng 2: Kết quả ks thực trạng các biện pháp rèn kĩ năng và Ôn tập Kết quả trên cho thấy các biện pháp mà GV ở các trường phổ thông thường xuyên sử dụng nhất trong các hoạt động tổ chức hướng dẫn HS ôn tập là hướng dẫn HS giải bài tập , hướng dẫn trả lời các câu hỏi . Các biện pháp tích cực khác như hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu, tổ chức cho HS thảo luận nội dung kiến thức cần ôn tập… thì ít được giáo viên sử dụng.
Qua dự giờ (chính khóa buổi sáng và giờ hướng dẫn học sinh ôn tập buổi chiều) quan sát hoạt động của GV và HS, chúng tôi có một số nhận định.
Trong các tiết học GV cũng đã có chú ý tới việc hướng dẫn HS ôn tập như: Ôn lại những kiến thức cũ có liên quan trưc tiếp đến việc tiếp thu kiên thức mới; ôn lại kiến thức vừa học; hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và giải bài tập, kiểm tra việc học bài cũ của HS…. Một số GV cũng đã chú ý hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ nội dung bài học, lập dàn ý tóm tắt trong quá trình ôn tập, tổ chức cho HS trao đổi nhóm … Tuy nhiên, việc hướng dẫn HS chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập, giảng giải cho HS các nội dung đó hoặc giảng giải theo bài mẫu, yêu cầu HS thực hiện lại như GV đã hướng dẫn. Việc chỉ ra cách thức thực hiện và yêu cầu HS tự thực hiện ít được GV quan tâm. Do đó HS còn lúng túng nhiều trong việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, phần lớn chỉ sao chép lại như trong vở ghi.
Về phía HS, chúng tôi khảo sát trên phiếu điều tra vào đầu tháng 4 năm 2011 với câu hỏi: “Nếu được tổ chức hướng dẫn ôn tập một nội dung kiến thức nào đó trong chương trình thì em thích đươc thầy cô giáo tổ chức theo những cách nào sau đây?” và kết quả thu được như sau:
TT Cách thức tổ chức Kết quả Tỉ lệ % 1 Hướng dẫn làm các bài tập luyện tập 116/200 58 2 Hướng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến
thức
108/200 54
3 Hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập 72/200 36 4 Hướng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức. 68/200 34 5 Ôn tập thông qua các bài thực hành thí
nghiệm ngoại khóa
56/200 28
6 Tổ chức thảo luận trao đổi nhóm. 48/200 24 Bảng 3: Kq khảo sát nhu cầu Ôn tập củng cố của HS
Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy ngoài mong muốn được GV hướng dẫn làm bài tập và hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập, thì nhiều HS
còn có nhu cầu muốn được GV hướng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức và hướng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức. Những nhu cầu đó của HS là hợp lý, và GV cần thay đổi cách thức tổ chức các tiết ôn tập để đáp ứng những yêu cầu đó, đồng thời tăng cường hướng dẫn HS tự ôn tập ở nhà bằng cách hướng dẫn học sinh tự lập dàn ý tóm tắt, sơ đồ tóm tắt bài học.