Kết luận chƣơng II

Một phần của tài liệu thiết kế trang web hỗ trợ học sinh ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức chương hạt nhân nguyên tử - vật lý 12 (nâng cao) (Trang 71 - 99)

9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

2.5. Kết luận chƣơng II

Trong quá trình nghiên cứu về nội dung chương trình; yêu cầu về chuẩn các kiến thức, kĩ năng và cùng với các điều tra về những sai lầm phổ biến của HS khi học kiến thức phần “Hạt nhân nguyên tử”, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải giúp HS tự ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản sau:

* Về kiến thức:

- Viết được biểu thức của Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng, năng lượng phản ứng…

- Các khái niệm vật lí: Đồng vị, khối lượng nguyên tử, năng lượng liên kết, độ hụt khối...v..v..

- Các đại lượng vật lí: Số hạt phân rã, khối lượng, tốc độ phân rã, chu kì..v..v..

- Các hiện tượng vật lí: Biến đổi hạt nhân nguyên tử, vỡ hạt nhân Urani...

- Các thuyết vật lí, các định luật bảo toàn: Số khối, điện tích, động lượng, năng lượng toàn phần

- Các đơn vị và cách đổi

- Các phương pháp nhận thức vật lí: ...

- Viết được công thức tính Độ hụt khối, năng lượng liên kết, số hạt, khối lượng chất ở thời điểm t nào đó, chất đã phân rã, Công thức tính độ phóng xạ……

- Viết được các hệ thức của định luật phân rã phóng xạ, các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân như Động lượng, năng lượng toàn phần

- Hiểu và vận dụng được phương pháp kết hợp các phương trình cả véc tơ và đại số để giải các bài toán về năng lượng hạt nhân

- Nêu được lí do tại sao năng lượng hạt nhân, năng lượng nhiệt hạch là rất cần thiết đối với thời đại ngày nay

- Nêu được những đặc tính của tia phóng xạ, phản úng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch

* Về kĩ năng:

- Nắm được phương pháp giải các bài tập Vật lí chương Hạt nhân nguyên tử như Phóng xạ, áp dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân….

- Giải được các bài tập tính tuổi các cổ vật, những bài toán về áp dụng định luật bảo toàn Động lượng ( các phương pháp chuyển từ phương trình véc tơ về phương trình đại số )

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của Nhà máy điện hạt nhân Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao) bao gồm các module:

- Tóm tắt lý thuyết

- Ôn tập kiến thức thông qua hệ thống các câu hỏi ôn bài và hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn bài.

- Ôn tập kiến thức thông qua hệ thống các bài tập trắc nghiệm có phản hồi.

- Ôn tập kiến thức thông qua thí nghiệm. - Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học.

- Ôn tập kiến thức thông qua các diễn đàn thảo luận nhóm. - Đánh giá mức độ thu nhận kiến thức thông qua bài kiểm tra. - Trò chơi ô chữ.

Trang Web sẽ góp phần giúp HS tự ôn tập củng cố kiến thức một cách khoa học đồng thời giúp các em tự đánh giá được mức độ thu nhận kiến thức mà từ đó có thể điều chỉnh được phương pháp học tập của mình. Đồng thời bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng dạy học hiện đại.

CHƢƠNG III

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Khái quát chung

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề tài nghiên cứu: website xây dựng có góp phần rèn cho HS kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả tự OTCC của HS không.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 04 đến tháng 05 năm 2011. chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với HS của 6 lớp 12 tại trường THPT chuyên Hà giang gồm 6 lớp 12: 12A1,12A2,12A3,12A4,12A5,12A6

3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành cho HS của các lớp trên sử dụng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao).

3.1.4. Tổ chức thực nghiệm

Bƣớc 1: Chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng: - Các lớp thực nghiệm: 12A2; 12A4; 12A6 - Các lớp đối chứng: 12A1; 12A3; 12A5

Bƣớc 2: Thành lập tổ thực nghiệm:

Tổ thực nghiệm bao gồm tác giả và nhóm giáo viên Vật lí trường THPT

Bƣớc 3: Đánh giá kết quả tự ôn tập, củng cố kiến thức của HS bằng bài kiểm tra trước khi thực nghiệm.

Bƣớc 4: Chuyển giao nội dung trang Web đã thiết kế cho giáo viên phụ trách lớp thực nghiệm.

Bƣớc 5: Tiến hành thực nghiệm.

dung ôn tập trên trang Web thông qua sự điều hành của giáo viên.

Tổ chức cho học sinh lớp đối chứng ôn tập, kiểm tra đánh giá bằng phương pháp thông thường

Bƣớc 6: Đánh giá kết quả tự ôn tập, củng cố kiến thức của HS sau khi thực nghiệm.

Tổng hợp kết quả bài kiểm tra đánh giá của học sinh các lớp đối chứng và thực nghiệm

Bƣớc 7: Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.

3.1.5. Phương pháp đánh giá

Dùng thang điểm 10 theo phân loại giỏi, khá, trung bình và yếu để đánh giá kiến thức, kĩ năng và các hoạt động sáng tạo của học sinh. Dùng phương pháp toán học để tính toán các tham số đặc trưng giúp cho việc đánh giá chính xác và khách quan kết quả thực nghiệm.

Trong đó: X : giá trị trung bình cộng; n: số học sinh; xi: giá trị điểm số.

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm

3.2.1.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả trước thực nghiệm

Xác định trình độ ban đầu của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, sự tương quan giữa các trình độ đó.

3.2.1.2. Nội dung kiểm tra

- Nội dung kiến thức toàn chương : Hạt nhân nguyên tử - Vật lí lớp 12 - chương trình nâng cao.

- Những nội dung đó được thể hiện qua các mức độ: tri thức, kĩ năng.

3.2.1.3. Kết quả n n X n X k i i i    1

Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh chúng tôi thu thập và sử lí số liệu được kết quả như sau:

Lớp Số HS Thực hiện Tỉ lệ % theo xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A1 34 Đối chứng 5.9 35.3 47 11.8 12A2 36 Thực nghiệm 2.8 33.4 55.6 8.2 12A3 35 Đối chứng 2.8 40 51.5 5.7 12A4 34 Thực nghiệm 0 35.3 44.1 20.6 12A5 33 Đối chứng 3 30 54 12 12A6 32 Thực nghiệm 0 25 34.4 40.6 Bảng 6: Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Bảng 7: Bảng tỉ lệ % kết quả trước thực nghiệm:

h12: Đồ thị biểu diễn các kết quả khảo sát trước thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng Thực nghiệm

Dựa vào kết quả học tập trước thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng có kết quả học Vật lí ở mức độ trung bình - khá.

- Tỉ lệ các loại điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau.

- Chúng tôi đã chọn các lớp có tỉ lệ giỏi, khá thấp hơn làm lớp thực nghiệm, các lớp còn lại làm lớp đối chứng.

3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm

3.2.2.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả sau thực nghiệm

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả (kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập và nâng cao kết quả ôn tập, củng cố của HS) của việc thiết kế và sử dụng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao).

- Việc sử dụng trang web sẽ giúp cho HS rèn luyện tính tự giác học tập thể hiện qua các Module có trong bài học như Tóm tắt kiến thức, Ôn tập có phản hồi hay trả lời các câu hỏi...

- Sử dụng trang web để Ôn tập củng cố còn giúp kích thích hứng thú học tập và khả năng tư duy logic. Cụ thể như để rèn cho kĩ năng giải toán phóng xạ HS có thể hoàn thành bài Game có sẵn trên web giúp cho việc học trở lên bớt căng thẳng.

- Trong việc áp dụng Module Ôn tập theo sơ đồ Graph người viết đã sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo của Tony Buzan áp dụng tạo thành sơ đồ để học sinh tự học và chiếm lĩnh kiến thức một cách có hệ thống

- Ngoài ra trang web còn giúp học sinh tránh được các sai lầm thường mắc phải khi học chương này bằng những hướng dẫn cụ thể. Giúp HS phát triển tư

Comment [PXQ2]: Ở dưới em phải trình bày các biểu hiện chứng tỏ:

-kĩ năng tự học của HS tốt như thế nào? -HS hứng thú thể hiện như thế nào?

duy sáng tạo, đào sâu mở rộng kiến thức, khả năng trình bày ý kiến thông qua các Diễn đàn, các trò chơi Ô chữ.

- Thông qua quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy rằng các em học sinh có tinh thần học tập tự lực chiếm lĩnh kiến thức rất cao. Sau thực nghiệm khi được hỏi HS phát biểu trang web rất hay và hữu ích, nó giúp cho HS có công cụ học tập ở bất kì đâu và ở bất kì thời điểm nào

- Bên cạnh đó tác giả luận văn vận dụng cơ sở lí luận dạy học Vật lí hiện đại trong việc tổ chức quá trình hoạt động nhận thức vật lí của HS một cách tích cực, tự chủ và sáng tạo bằng việc điều khiển dẫn dắt HS tự lực giải quyết mâu thuẫn nhận thức một cách sáng tao. Thông qua các Diễn đàn thảo luận nhóm nhiều HS đưa lên các câu hỏi làm cho các HS khác khi đọc vào sẽ mất cân bằng tao ra mâu thuẫn kiến thức từ đó dẫn tới hành động kích thích sự tìm tòi trả lời những câu hỏi đó.

3.2.2.2. Nội dung kiểm tra

- Nội dung kiến thức toàn chương : Hạt nhân nguyên tử - Vật lí lớp 12 - chương trình nâng cao.

- Những nội dung đó được thể hiện qua các mức độ: tri thức, kĩ năng.

3.2.2.3. Kết quả

Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá HS, chúng tôi thu được kết quả: Lớp Số HS Thực hiện Tỉ lệ % theo xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A1 34 Đối chứng 5.9 35.3 47 11.8 12A2 36 Thực nghiệm 13.9 38.9 41.7 5.5 12A3 35 Đối chứng 2.8 40 51.5 5.7 12A4 34 Thực nghiệm 5.9 47 35.3 11.8 12A5 33 Đối chứng 3 30 54 12 12A6 32 Thực nghiệm 6.3 34.4 50 9.3

Bảng 9: Bảng kết quả tỉ lệ % sau khi thực nghiệm:

h13: Đồ thị biểu diễn các kết quả khảo sát sau thực nghiệm

3.3. Kết luận chƣơng III

Dựa vào kết quả phân tích, so sánh trên có thể rút ra một số kết luận sau: * Định tính: Nhìn chung học sinh có hứng thú với phương pháp học tập mới như có ý thức tự giác hơn khi ôn tập, trao đổi thảo luận nhóm nhiều hơn, hăng hái hơn khi trao đổi các nội dung ôn tập giữa các học sinh với nhau hoặc với giáo viên.

* Định lượng: Trước thực nghiệm, kiến thức và kĩ năng cơ bản mà HS nắm được ở mức độ khá, giỏi có phần nghiêng về lớp đối chứng. Sau khi tiến hành thực nghiệm, kết quả nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản của HS lớp thực nghiệm ở mức độ khá, giỏi tăng lên rõ rệt và tỉ lệ điểm yếu giảm.

Như vậy chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng trang sử dụng trang Web đã góp phần hỗ trợ HS lớp 12 tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” .

0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng Thực nghiệm

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Đề tài : Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” - Vật lí lớp 12 (chương trình nâng cao) đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá khi HS học xong phần kiến thức “Hạt nhân nguyên tử”. - Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đã đề xuất những nội dung, hình thức và phương pháp cần hướng dẫn cho HS tự ôn tập và kiểm tra kiến thức phần : “ Hạt nhân nguyên tử”.

- Các module trong trang Web được xây dựng đã góp phần giúp HS tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại.

Việc thiết kế trang Web bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy và học được thể hiện ở một số điểm sau:

- Nội dung rõ ràng, khoa học, chính xác và bám sát về nội dung, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Khơi dậy hứng thú học tập cho HS.

- Tăng cường học tập cá thể (tự học) và học tập hợp tác (thông qua diễn đàn).

- HS tự đánh giá kết quả học tập của mình.

- Vận dụng tương đối thành công học thuyết Vùng phát triển gần

Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả và khả thi của đề tài. Ngoài ra, việc sử dụng trang Web góp phần giúp GV và HS bước đầu tiếp xúc và hình thành thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

2. Kiến nghị và định hƣớng phát triển đề tài

kiến nghị sau:

- Tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại, nối mạng Internet băng thông rộng, xây dựng các phòng học bộ môn đảm bảo nhu cầu dạy và học theo nhiều hình thức khác nhau ở các trường THPT.

- Tăng cường bồi dưỡng GV và HS sử dụng thành thạo máy vi tính và khai thác tối đa nguồn tài nguyên phong phú trên mạng Internet. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi mới chỉ thiết kế trang Web với các nội dung thuộc phần kiến thức “Hạt nhân nguyên tử”. Hy vọng rằng trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các nội dung kiến thức khác trong chương trình Vật lí cấp trung học phổ thông ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Ngọc Anh (2008), “Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học Toán ở trường THPT nhằm tích cực hoạt hoạt động học tập của học sinh” , Luận văn thạc sỹ.

2. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên) (2008),

SGK Vật lí 12, NXBGD.

3. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên) (2008),

SGV Vật lí 12, NXBGD.

4. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí, NXBGD.

5. Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Vật .

6. Bộ GD&ĐT (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ thông môn Vật lí, NXBGD.

7. Bộ GD&ĐT (2010), Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lí THPT

8. Đại học sư phạm Hà Nội (2009), Kỉ yếu hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

9. Nguyễn Văn Khải (chủ biên) (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông, NXBGD.

10. Hoàng Phê (chủ biên) (1992),Từ điển tiếng Việt. 11. Vũ Quang (chủ biên) (2008), SBT Vật lí 12, NXBGD.

12. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB ĐHSP.

13. Nguyễn Trọng Sửu (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Vật lí, NXBGD.

14. Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm (2004), Tài liệu bồi

Một phần của tài liệu thiết kế trang web hỗ trợ học sinh ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức chương hạt nhân nguyên tử - vật lý 12 (nâng cao) (Trang 71 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)