Chương 1 : GIỚI THIỆU
4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm (2007-2009)
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
BẢNG 6. TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phịng tín dụng của chi nhánh ngân hàng)
Năm So sánh 2007 2008 2009 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %
1. Kinh tế tư nhân 87.420 28,95 68.885 19,56 130.871 27,82 -18.535 -21,20 61.986 89,98
Ngắn hạn 61.800 70,69 54.505 79,12 91.475 69,90 -7.295 -11,80 36.970 67,83 Trung, dài hạn 25.620 29,31 14.380 20,88 39.396 30,10 -11.240 -43,87 25.016 173,96 2. Kinh tế cá thể 214.500 71,05 283.227 80,44 339.579 72,18 68.727 32,04 56.352 19,90 Ngắn hạn 125.040 58,29 167.041 58,98 201.140 59,23 42.001 33,59 34.099 20,41 Trung, dài hạn 89.460 41,71 116.187 41,02 138.439 40,77 26.727 29,88 22.252 19,15 Tổng cộng 301.920 100 352.112 100 470.450 100 50.192 16,62 118.338 33,61
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tư nhân:
Biến động khác nhau qua 3 năm. Năm 2007 đạt 87.420 triệu đồng. Năm 2008 thì doanh số này giảm đáng kể, giảm 21,2% so với năm 2007. Đây là hiện
tượng khơng tốt vì trong khi doanh số cho vay đối với thành phần này tăng thì
thu nợ lại giảm đi chứng tỏ rủi ro đối với chi nhánh ngày càng tăng. Nhận thức
được những rủi ro đang đe dọa đối với chi nhánh thì nhân viên trong chi nhánh
ngày càng có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn đối tượng cho vay, hơn nữa các cơng ty, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn nên trong năm 2009 doanh số thu nợ của thành phần này tăng đạt mức 130.871 triệu đồng, tăng 89,98% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
+ Ngắn hạn: doanh số thu nợ trong ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tư nhân. Sự sụt giảm trong năm 2008 là khá phù hợp với điều kiện của nền kinh tế vì trong năm 2008 các công ty vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh bị thua lỗ nên họ gặp khó khăn trong việc chi trả cho chi nhánh nên xin gia hạn nợ.
+ Trung, dài hạn: tình hình thu nợ của của chi nhánh cực kém, đặc biệt là
năm 2008 chỉ thu được 14.380 triệu đồng, giảm 11.240 triệu đồng (tức giảm đến
43,87%) so với năm 2007. Lý do của sự sụt giảm mạnh này là: chi nhánh cho khách hàng vay đầu tư xây dựng nhà và kinh doanh bất động sản nhưng khi đến hạn trả nợ thì chưa bán được đất, cho vay ni trồng thủy sản thì mất mùa; hơn thế nữa trong năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ nên khơng có nguồn thu để chi trả đối với các khoản vay lớn đầu tư vào tài sản cố định.
+ Riêng trong năm 2009, doanh số thu nợ ngắn, trung và dài hạn đối với
thành phần kinh tế tư nhân đều tăng. Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 67,83% so với năm 2008. Cũng cùng trong thời điểm đó thì doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng đến 173,96%. Sự gia tăng ấn tượng này một phần là vì doanh số cho vay tăng nên doanh số thu nợ tăng. Hơn thế nữa chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ có hiệu quả, cán bộ tín dụng có trách nhiệm, thực hiện tốt việc đôn đốc, gởi giấy báo kịp thời đến các khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp với Chính quyền địa phương xử lý một số hộ chiếm dụng vốn Ngân hàng.
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế này được ngân hàng quản lý khá tốt, bằng chứng cụ thể là chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và luôn
tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 32,04% so với năm 2007. Sang năm 2009 tăng
một khoảng là 56.352 triệu đồng tương ứng tăng 19,9% so với năm 2008. Thu nợ từ thành phần kinh tế cá thể tăng là điều đáng được khen ngợi. Tuy nhiên chi
nhánh đã nhận thấy được lợi nhuận sẽ không thể tối đa nếu ngân hàng tăng cường cho vay đối với khách hàng là cá nhân vì khối lượng cá nhân giao dịch ít nhưng về số lượng thì nhiều, điều đó sẽ làm tốn nhiều chi phí cho việc thẩm định
và quản lý món vay nên trong năm 2009 chi nhánh đã cơ cấu lại phần nào doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
+ Ngắn hạn: tình hình thu nợ ln tăng qua 3 năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh cho vay với các đối tượng này rất tốt và có hiệu quả. Tuy nhiên, doanh số
cho vay đối với thành phần kinh tế này thường khá cao và tập trung trong ngắn
hạn cho nên chi nhánh cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn nữa về tình hình nợ xấu của thành phần này vì dù các món vay ngắn hạn có thể sớm thu hồi nhưng khơng chắc rằng khơng tồn tại rủi ro vì nhiều yếu tố khác, đồng thời với khoảng chi phí bỏ ra có mang lại lợi nhuận tối đa khơng. Chi nhánh cần phải cân đối việc cho vay cũng như thu nợ ở tất cả các thành phần kinh tế, có như vậy mới có thể tồn tại bền vững được.
+ Trung, dài hạn: Năm 2008 tăng 29,88% so với năm 2007 và năm 2009
tăng 19,15% so với năm 2008. Cũng như tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành
phần kinh tế cá thể thu nợ trung và dài hạn tăng từ năm 2007-2009 dù doanh số
cho vay có xu hướng giảm vào năm 2008 và chỉ tăng rất ít trong năm 2009.
Chứng tỏ hoạt động thu nợ của ngân hàng khá hiệu quả và các món nợ đáo hạn ngày càng nhiều mà doanh số cho vay giảm suy ra dư nợ với đối tượng này giảm hoặc tăng rất ít. Cho vay trung, dài hạn với đối tượng cá thể lại là khoản mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh và ít rủi ro => đây là điều không tốt. Do đó chi nhánh cần phải có những chính sách để gia tăng doanh số cho vay và duy trì dư nợ với đối tượng này trong thời gian tới.