Chương 1 : GIỚI THIỆU
4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm (2007-2009)
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ
Như đã phân tích, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát cho vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các TPKT. Thu nợ thì khơng
phản ánh chính xác hồn tồn hoạt động tín dụng tại ngân hàng, vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay. Còn dư nợ cho vay cho biết tại một thời điểm nhất định chi nhánh còn được bao nhiêu tiền cho khách hàng vay mà chưa đến hạn thu hồi hoặc đến hạn nhưng chưa thu hồi được.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của chi nhánh liên tục tăng từ năm 2007-2009 chứng tỏ chi nhánh luôn mở rộng qui mô cho vay và tiến hành cho vay với những khoản vay có giá trị lớn. Với sự nỗ lực của tồn thể nhân viên nên chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả và uy tín đối với khách hàng ngày
càng cao. Năm 2009 thì điều này càng được khẳng định khi tổng dư nợ tăng
68,86% so với năm 2008, trong đó đóng góp của thành phần kinh tế tư nhân là
4.2.3.1 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
BẢNG 8. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phịng tín dụng của chi nhánh ngân hàng)
Năm So sánh 2007 2008 2009 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %
1. Kinh tế tư nhân 91.380 24,52 149.985 36,28 419.304 60,07 58.605 64,13 269.319 179,56
Ngắn hạn 65.340 71,50 99.461 66,31 297.228 70,89 34.121 52,22 197.767 198,84 Trung, dài hạn 26.040 28,50 50.524 33,69 122.076 29,11 24.484 94,02 71.552 141,62 2. Kinh tế cá thể 281.282 75,48 263.410 63,72 278.746 39,93 -17.872 -6,35 15.336 5,82 Ngắn hạn 176.021 62,58 172.319 65,42 189.719 68,06 -3.702 -2,10 17.400 10,10 Trung, dài hạn 105.261 37,42 91.091 34,58 89.027 31,94 -14.170 -13,46 -2.064 -2,27 Tổng cộng 372.662 100 413.395 100 698.050 100 40.733 10,93 284.655 68,86
Kinh tế tư nhân:
Ta thấy tổng dư nợ đối với thành phần kinh tế tư nhân luôn tăng mạnh qua
3 năm từ 2007-2009. Dư nợ năm 2009 đạt 419.303 triệu đồng, tốc độ tăng đến
179,56% so với năm 2008. Dù dư nợ năm 2008 so với năm 2007 là 64,13% cũng
khá cao nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2009. Nguyên nhân là trong năm 2008
doanh số cho vay đối với thành phần này tăng không nhiều, kinh tế khó khăn khiến nhiều cơng ty khơng có khả năng trả nợ nên phải gia hạn nợ. Còn trong
năm 2009 doanh số cho vay tăng mạnh, cơng ty có khả năng chi trả các khoản nợ
gia hạn. Tuy nhiên doanh số thu nợ tăng chậm hơn doanh số cho vay làm cho dư nợ năm 2009 trở nên tăng đột biến.
+ Ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ theo TPKT tư nhân và biến động theo chiều hướng tăng dần. Năm 2008 do lạm phát tăng cao nên với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW đã gây khá nhiều khó khăn cho chi nhánh, lãi suất huy động cao khiến lãi suất cho vay cũng tăng nên doanh số cho vay tăng rất ít. Trong khi đó, những doanh nghiệp cần vốn xoay sở nhanh trong ngắn hạn nếu đã có vay cũng khơng muốn chi trả vì họ có lợi hơn nhiều khi mức phạt đối với khoản nợ quá hạn vẫn thấp hơn so với chi phí vay món vay mới, nhiều doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả nên thu nợ giảm làm dư nợ tăng 52,22%. Kinh tế ổn định hơn trong năm 2009 cùng với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất nên các doanh nghiệp mạnh dạn vay để đầu tư trở lại và dư nợ đạt mức 297.228 triệu
đồng, tức tăng 198,84% so với cùng kỳ năm trước.
+ Trung, dài hạn: Chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ, nguyên nhân là vì chi nhánh cơ cấu doanh số cho vay trung, dài hạn thấp để đảm bảo tính thanh khoản trong kinh doanh. Cũng như dư nợ trong ngắn hạn đối với thành phần kinh tế tư nhân, tốc độ tăng dư nợ năm 2008 thấp hơn năm 2009. Nguyên
nhân là năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế nên thu nợ không được nhiều đồng thời doanh số cho vay chỉ tăng tương đối vì lãi suất cho vay đối với các
món vay trung, dài hạn luôn cao hơn ngắn hạn, cho nên vay trung, dài hạn trong thời gian dài khách hàng sẽ chịu thiệt thòi hơn khiến tốc độ tăng của dư nợ dù
cho vay và doanh số thu nợ đều tăng, nhưng tốc độ tăng của thu nợ không nhanh bằng doanh số cho vay nên dư nợ tăng đến 141,62%.
Kinh tế cá thể:
Dư nợ của thành phần kinh tế cá thể biến động không theo một chiều hướng
mà giảm vào năm 2008 và tăng lại trong năm 2009, đồng thời chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Đây là điều đương nhiên khi khách hàng của chi nhánh chủ yếu
là cá nhân vay để tiêu dùng và bổ sung vốn kinh doanh nhỏ lẻ. Năm 2008 do lãi suất không ngừng tăng và biến động thì hầu hết các cá nhân không muốn vay thêm vì chi phí q cao nên họ phần nào hạn chế mua sắm những thứ chưa cần thiết và chỉ tiêu dùng những khoản tiền tích lũy được.
+ Ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Năm 2008 giảm 2,1% so với
năm 2007. Dấu hiệu của lạm phát chỉ bắt đầu vào cuối năm 2007 nên trong năm
nhu cầu vay tiêu dùng của người dân vẫn cịn cao. Nhưng năm 2008 thì lãi suất
tăng cao, giá cả leo thang, do đó nhu cầu vốn tiêu dùng giảm, khách hàng cố
gắng trả những khoản đã vay (làm dư nợ giảm) để khi lãi suất bình ổn trở lại họ có thể tiếp tục vay.
+ Trung, dài hạn: tình hình dư nợ trung, dài hạn từ 2007-2009 cũng tương tự
như ngắn hạn nhưng dư nợ trung, dài hạn giảm mạnh hơn. Cụ thể là: năm 2008
giảm 14.170 triệu đồng, tức giảm 13,46% so với năm 2007; sang năm 2009 dù
chi nhánh đã phần nào cơ cấu lại doanh số cho vay và thu nợ cho hợp lý nên tình
hình dư nợ được cải thiện đáng kể chỉ còn giảm 2,27%, so với năm 2008 tăng 11,2%.
4.2.3.2 Dư nợ phân theo thời hạn
BẢNG 9. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 241.361 64,77 271.780 65,74 486.947 69,76 30.419 12,60 215.167 79,17 2. Trung, dài hạn 131.301 35,23 141.615 34,26 211.103 30,24 10.314 7,86 69.488 49,07 Tổng 372.662 100 413.395 100 698.050 100 40.733 10,93 284.655 68,86
Nhìn chung tình hình dư nợ theo thời hạn của chi nhánh tăng qua các năm.
Năm 2009 thì tổng dư nợ đạt 698.050 triệu đồng, tăng 68,86% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là điều đáng mừng vì hầu hết ngân hàng đều muốn gia tăng dư nợ
qua từng năm, điều đó chứng tỏ quy mơ cho vay của ngân hàng ngày càng lớn và vị thế trong lòng khách hàng ngày càng cao. Tuy nhiên từng thời hạn khác nhau
đóng góp vào sự gia tăng của tổng dư nợ với mức độ khác nhau, do đó chúng ta
sẽ tìm hiểu theo từng thời hạn cụ thể.
Ngắn hạn:
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ hàng năm chiếm
từ 64% - 70% và liên tục tăng qua 3 năm. Đây cũng là điều tất yếu vì doanh số cho vay ngắn hạn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, đồng thời với sản phẩm vay ngắn hạn chi nhánh sẽ nhanh thu hồi lại nợ giúp giảm thiểu rủi ro khi lãi suất tăng cao. Năm 2008 dư nợ tăng so với năm 2007 12,6%. Năm
2009 tăng đến 79,17% so với năm 2008. Việc gia tăng dư nợ ngắn hạn đối với
chi nhánh tuy đảm bảo tính thanh khoản nhưng lợi nhuận mang lại cho chi nhánh
là không cao. Đây là điều cần thiết trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng khi nền kinh tế dần ổn định thì chi nhánh nên cơ cấu lại để mang lại lợi
nhuận cho chi nhánh nhiều hơn.
Trung, dài hạn:
Trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thì ngược lại dư nợ trung, dài
hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn và cũng tăng dần qua 3 năm nhưng tốc độ tăng chậm
hơn so với ngắn hạn. Chi nhánh đã nhận thấy được điều này và dần có những
chính sách lãi suất tăng cường doanh số cho vay. Tuy nhiên do mới áp dụng nên doanh số cho vay chưa tăng nhiều, trong khi đó thu nợ đối với thời hạn này lại
tăng cao do hầu hết các khoản vay đến hạn thu hồi làm cho dư nợ đối với trung,
dài hạn tăng không nhiều (năm 2008 chỉ tăng 7,86% so với năm 2007) và vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với ngắn hạn trong tổng dư nợ. Mặc dù các khoản vay trung, dài hạn có rủi ro cao hơn nhưng nếu quản lý chặt chẽ thì rủi ro có thể được hạn chế và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều hơn.
64,77 35,23 65,74 34,26 69,76 30,24 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 % 2007 2008 2009 Năm 2. Trung, dài hạn 1. Ngắn hạn
BIỂU ĐỒ 3. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG CỦA DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2007-2009
4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu
4.2.4.1 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Qua bảng 10: đối với thành phần kinh tế tư nhân thì việc vay vốn để kinh doanh hay bổ sung nguồn vốn kinh doanh thì đều có các phương án cụ thể. Do đó cán bộ tín dụng có thể kiểm tra chặt chẽ nên chất lượng của các khoản vay ln
BẢNG 10. TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phịng tín dụng của chi nhánh ngân hàng)
Năm So sánh
2007 2008 2009 2008-2007 2009-2008
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Kinh tế tư nhân - - - - - - -
Ngắn hạn - - - - - - - Trung, dài hạn - - - - - - - 2. Kinh tế cá thể 4.025 4.110 4.010 85 2,11 -100 -2,43 Ngắn hạn 2.903 3.370 3.273 467 16,09 -97 -2,88 Trung, dài hạn 1.122 740 737 -382 -34,05 -3 -0,41 Tổng cộng 4.025 4.110 4.010 85 2,11 -100 -2,43
Đối với thành phần kinh tế cá thể: Nợ xấu của chi nhánh tập trung ở thành
phần này, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Năm 2008 nợ xấu so với
năm 2007 tăng 2,11%, ứng với đạt mức là 4.110 triệu đồng. Nguyên nhân: trong năm 2007 các khách hàng cá nhân vay vốn chủ yếu là để tiêu dùng như mua sắm
vật dụng trong nhà, mua xe hoặc mua bán nhỏ lẻ…mà khơng có bất kỳ nguồn thu nhập nào khác ngoài lương để trả nợ cho ngân hàng. Trong khi đó cán bộ tín dụng cũng khá chủ quan và lơi lỏng trong khâu thẩm định vì chỉ cần khách hàng có giấy chủ quyền nhà ở, đất ở làm tài sản đảm bảo là có thể được vay vốn. Đồng thời trong năm 2007 giá nhà và đất bị giảm liên tục và bị đóng băng nên việc phát mãi tài sản gặp nhiều khó khăn khiến cho nợ xấu khá cao. Sang năm 2008
dù chi nhánh đã khắc phục được tình trạng lơi lỏng, chủ quan cùng với sự cảnh
giác cao là thu hồi trước những khoản nợ được cho là có vấn đề nhưng tình hình nợ xấu cũng không được cải thiện là mấy chủ yếu là vì nền kinh tế trong năm 2008 rất ảm đạm, mọi công việc kinh doanh hầu như lỗ lã nên khả năng chi trả là rất thấp khiến nợ xấu tăng thêm. Đối với tất cả các ngân hàng nợ xấu là điều không thể tránh khỏi và luôn tồn tại, chỉ có điều là ngân hàng có thể hạn chế nó thấp đến mức nào. Đối với chi nhánh cũng vậy nợ xấu năm 2009 là 4.010 triệu
đồng, giảm 100 triệu đồng, tức giảm 2,43% so với cùng kỳ năm 2008. Riêng trong năm 2009 tình hình kinh tế ổn định hơn và chi nhánh cũng nâng cao cảnh giác hơn đối với các khoản vay nên nợ xấu có xu hướng giảm.
4.2.4.2 Nợ xấu phân theo thời hạn
Nợ xấu của chi nhánh chủ yếu xuất hiện ở các khoản vay ngắn hạn, vì thế chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa việc thu hồi các khoản nợ quá hạn để đảm bảo cho chi nhánh hoạt động có hiệu quả.
BẢNG 11. TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm So sánh
2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 2.903 72,12 3.370 82,00 3.273 81,62 467 16,09 -97 -2,88 2. Trung, dài hạn 1.122 27,88 740 18,00 737 18,38 -382 -34,05 -3 -0,41
Tổng 4.025 100,00 4.110 100,00 4.010 100,00 85 2,11 -100 -2,43
Ngắn hạn:
Nợ xấu trong ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của chi
nhánh. Năm 2007 chiếm 72,12% trong tổng nợ xấu. Năm 2008 lên đến 3.370
triệu đồng tăng 16,09% so với năm 2007 và chiếm 82%. Trong năm 2009 tuy có giảm nhưng khơng nhiều, chỉ 2,88% so với năm 2008 và tỷ trọng vẫn ở mức trên 80%. Ngắn hạn được đánh giá là khoản vay sớm có thể thu hồi và hạn chế được nhiều rủi ro. Tuy nhiên, thực tế tình hình ở chi nhánh thì các khoản vay ngắn hạn lại có mức nợ xấu cao hơn cả. Cho nên việc chi nhánh cần phải nâng cao tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Trung, dài hạn:
Ngược lại với ngắn hạn, doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với thời hạn
này khá thấp và được đánh giá là mức độ rủi ro cao hơn nhưng thực tế thì tỷ trọng nợ xấu trung, dài hạn thấp và tỷ lệ nợ xấu luôn giảm qua 3 năm. Năm 2008 nợ xấu trung, dài hạn chỉ còn ở mức 740 triệu đồng, giảm 382 triệu đồng, tức
giảm 34,05% so với năm 2007. Nguyên nhân là vì các khoản vay này ln có giá trị lớn nên cán bộ tín dụng có sự kiểm tra và theo dõi chặt chẽ đối với các khoản nợ trong năm này. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có sự quan tâm đúng mức và
đạt một số thành tựu nhất định trong cơng tác quản lý nợ. Chi nhánh cũng đã có
những nhìn nhận và hành động cụ thể trong việc nâng cao doanh số cho vay cũng
như dư nợ đối với thời hạn này. Vì là cho vay trung, dài hạn nên trong năm 2009
gần như không phát sinh thêm khoản nợ xấu nào mà chủ yếu là các khoản nợ gia hạn còn tồn lại trong năm 2008.
Tóm lại, mức nợ xấu của chi nhánh biến động khác nhau qua từng năm phần lớn là biến động theo sự thay đổi của nền kinh tế và công tác thẩm định cũng như thu nợ của cán bộ tín dụng. Có những thành tựu đã đạt được nhưng bên cạnh đó cũng cịn những yếu kém mà chi nhánh cần phải nhìn nhận và có sự
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2007-2009) CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2007-2009)
BẢNG 12. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH TỪ 2007 – 2009
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh)
Tổng dư nợ/ Tổng tài sản: Đây là chỉ tiêu tính tốn hiệu quả tín dụng của
một đồng tài sản. Đồng thời cịn giúp đánh giá quy mơ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tỷ lệ dư nợ/ Tổng tài sản của chi nhánh qua 3 năm luôn đạt ở mức cao
(trên 82%). Năm 2007 là 93,43%, năm 2008 tăng lên 95,43% nhưng đến năm
2009 thì giảm chỉ cịn 82,92%. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản càng cao. Tuy nhiên với mức giảm của năm 2009 không thể