KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng tmcp phương nam –chi nhánh cần thơ (Trang 77 - 80)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Bước vào quá trình hội nhập nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, nền

kinh tế chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp của kinh tế thế giới, điều này làm

cho hầu hết hoạt động của của các ngân hàng gặp khó khăn trước những biến

động mạnh trong 3 năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức thì những cơ

hội cũng mở ra đối với ngành ngân hàng. Quá trình học hỏi và tiếp thu những quy trình cơng nghệ ngân hàng mới giúp các ngân hàng có khả năng cọ xát và rút kinh nghiệm cho những yếu kém cịn tồn tại góp phần phát triển kinh tế của đất

nước. Vì vậy, chi nhánh cần phải xem xét, đánh giá và có những quyết định kịp

thời trước xu thế mới của nền kinh tế. Với sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm của tồn thể nhân viên thì trong 3 năm qua chi nhánh đã đạt được một số thành tựu nhất định. Do đó để tồn tại và phát triển hơn nữa thì chi nhánh phải thường xuyên hoàn thiện bộ máy hoạt động của chi nhánh, thực hiện đổi mới và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đồng thời tìm hiểu về các ngân hàng bạn để nâng cao sức cạnh tranh. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy hết năng lực và sức sáng tạo vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho chi nhánh.

Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Cần Thơ trong thời gian qua ln biến chuyển theo chiều hướng tốt. Điều đó thể hiện rõ trong q trình phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh khơng nên vì thế mà ỷ lại, phải luôn tự đổi mới mình và

phấn đấu nhiều hơn nữa nếu khơng sẽ bị tụt hậu. Chi nhánh vẫn còn nhiều điều

chưa hoàn thiện, chẳng hạn như thu nhập của chi nhánh chủ yếu là từ lãi, nguồn

vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, dư nợ đối với trung, dài hạn có xu hướng giảm và nợ xấu vẫn còn tồn tại khá nhiều. Chi nhánh

cần hoàn thiện hơn nữa những yếu kém của mình để phát triển ngày càng ổn định và bền vững.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam

 Thường xuyên theo dõi các hoạt động của chi nhánh để hỗ trợ trong công

tác, chỉ đạo hoạt động, ưu đãi lãi suất cung cấp vốn cho các chi nhánh, giúp giảm gánh nặng về chi phí lãi vay cho các chi nhánh nói chung và Ngân hàng TMCP

Phương Nam chi nhánh Cần Thơ nói riêng.

 Mở rộng và tăng thêm quyền hạn cho các chi nhánh khi quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.

 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho ngân hàng và tạo

điều kiện cho khách hàng vay vốn.

 Tăng cường đổi mới nguồn nhân lực:

+ Công tác đào tạo nhân viên được xác định là một trong những nền tảng

trong chiến lược phát triển ngân hàng. Vì vậy, cần phải đầu tư thích đáng cho

cơng tác đào tạo nhân viên, xây dựng kế hoạch đào tạo ngay từ khi nhân viên được tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên mơn và đạo đức. Có kế hoạch đào

tạo và đào tạo lại, đào tạo ngắn và dài hạn, cử nhân viên đi đào tạo trong và ngoài

nước để có được một đội ngũ nhân viên đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước.

+ Thực hiện việc đánh giá nhận xét nhân viên, kiểm tra sát hạch định kỳ nhằm đánh giá trình độ của các nhân viên trẻ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

 Ngân hàng cần nghiên cứu và áp dụng những sản phẩm ngân hàng mới,

trong đó chú trọng vào việc xây dựng hệ thống thanh toán qua ngân hàng, phục

vụ tốt cho việc mua bán, thương mại điện tử, sư dung séc thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế…mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động tín dụng của ngân hàng như: cho thuê tài chính, cho vay và chiết khấu các giấy tờ có giá…để phân tán rủi ro và cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

 Hỗ trợ cho các chi nhánh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

 Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu vay vốn đem hồ sơ

đến chính quyền chứng nhận, giải quyết sớm nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, đầy đủ.

 Hỗ trợ tích cực với ngân hàng trong việc xử lý nợ khó địi, nợ xấu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình kéo dài thời gian trả nợ hoặc không trả nợ mặc dù

có đủ khả năng tài chính, UBND thành phố cần có những biện pháp xử lý cứng

rắn hơn, nếu cần thiết áp dụng chế tài pháp luật giúp ngân hàng thu hồi lại nợ.

 Kịp thời triển khai phương án quy hoạch tổng thể đô thị. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện cho ngân hàng an tâm trong công tác thẩm định, cho vay đối với các khách hàng.

6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Cần Thơ

 Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cơng tác tín dụng, thường xuyên cử nhân viên tín dụng đi tập huấn nghiệp vụ tại các khóa do ngân hàng hội sở tổ chức. Phân bố công việc cho nhân viên tín dụng một cách khoa học sao cho có nhiều thời gian giám sát các đơn vị vay vốn, tránh tình trạng một nhân viên tín dụng quản lý nhiều đơn vị với dư nợ lớn, như thế sẽ không giám sát chặt chẽ hoạt

động của khách hàng làm hạn chế uy tín thu hồi nợ hoặc khơng phát hiện và xử

lý kịp thời các rủi ro tín dụng chưa được dự báo trước.

 Ngân hàng cần có sách lược phối hợp với các ngành chức năng nhằm quản lý chặt chẽ khách hàng và xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.

 Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn vì nguồn vốn này chi phí khá thấp. Ngồi ra chi nhánh cần có các

biện pháp để tăng dư nợ trung, dài hạn, góp phần làm cho nguồn thu nhập của ngân hàng ổn định hơn. Đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế nợ xấu giúp chi nhánh hoạt động có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản và nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam – chi

nhánh Cần Thơ

2. GS. TS Lê Văn Tư, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính,

2005

3. PGS.TS Nguyễn Văn Luân, TS Trần Việt Hoàng, ThS Cung Trần Việt, Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

4. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

5. ThS Thái Văn Đại, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần

Thơ, 2005.

6. TS Nguyễn Thanh Nguyệt, ThS Thái Văn Đại, Quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2007.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng tmcp phương nam –chi nhánh cần thơ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)